PHÂN TÍCH TÌNH HÌNH CHO VAY ĐỐI VỚI HỘ NGHÈO TẠI PGD

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 35 - 45)

PGD NHCSXH QUẬN BÌNH THỦY

4.2.1 Doanh số cho vay

Để giúp đỡ người nghèo về vốn trong làm ăn, ngân hàng tiến hành cho vay phù hợp với nhu cầu làm ăn của hộ nghèo, việc cho vay này thể hiện qua tổng doanh số cho vay đối với hộ nghèo. Đây là chỉ tiêu quan trọng đối với ngân hàng, cho thấy việc đáp ứng nhu cầu vốn đối với hộ nghèo. Doanh số cho vay là một phần cấu thành nên tổng dư nợ của ngân hàng, là phát sinh tăng của tổng dư nợ. Thông qua các bảng dưới đây đã khái quát lên tình hình hoạt động cho vay của phòng giao dịch qua các năm:

Bảng 4.2: Doanh số cho vay theo hội đoàn thể giai đoạn 2010-2012 ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Số tiền % Số tiền % Nông dân 6.311 3.314 5.674 (2.997) (47,49) 2.360 71,21 Phụ nữ 8.890 2.745 5.634 (6.145) (69,12) 2.889 105,25 CCB 1.149 173 1.819 (976) (84,94) 1.646 951,45 ĐTN 112 110 45 (2) (1,79) (65) (59,09) TỔNG 16.462 6.342 13.172 (10.120) (61,47) 6.830 107,69

Nguồn: Báo cáo tín dụng của PGD NHCSXH quận Bình Thủy, 2010-2012

Nhìn chung, ở năm 2012 doanh số cho vay giảm so với năm 2010 từ 16.462 triệu đồng xuống còn 13.172 triệu đồng, giảm khá nhiều ở năm 2011. Cụ thể, doanh số năn 2011 giảm hơn 10.120 triệu đồng so với năm 2010 (tương đương giảm 61,47%), nguyên nhân là do tình hình kinh tế bất ổn, thời tiết thất thường làm người vay gặp nhiều rủi ro nên không dám mở rộng sản xuất nhiều, chỉ có một số hộ nắm bắt được điều kiện phù hợp với khả năng mới tiến hành vay để làm ăn, đồng thời với tiêu chuẩn về hộ nghèo mới giai đoạn 2011-2015 có hiệu lực, làm giảm đi số hộ được vay vốn tại ngân hàng. Bước sang năm 2012, tình hình thời tiết, kinh tế thuận lợi hơn, người nghèo nhận thấy điều kiện thích hợp để triển khai kế hoạch sản xuất kinh doanh nên xin vay nhiều hơn để đáp ứng nhu cầu vốn làm ăn của mình, từ đó làm doanh số cho vay đột ngột tăng mạnh trở lại với tốc độ 107,69% so với năm 2011. Bên cạnh đó, các tổ chức xã hội tích cực trong công tác rà soát lại các hộ trên địa bàn nhằm đáp ứng nhu cầu của họ, tuy có sự suy giảm trong doanh số cho vay ở giai đoạn này nhưng nhiệm vụ thực hiện mục tiêu xóa đói giảm nghèo vẫn được củng cố, đảm bảo thực hiện tốt. Sự biến động doanh số cho vay tổng thể ở phòng giao dịch bị ảnh hưởng bởi sự biến động doanh số cho vay ở các tổ chức hội cụ thể như:

Hội Nông dân: Với số lượng thành viên khá đông đảo, mục đích sử dụng vốn chủ yếu đầu tư vào trồng trọt, chăn nuôi nên cần lượng vốn lớn, từ đó làm doanh số cho vay ở hội này khá cao. Do vậy, những biến động của doanh số cho vay ở hội này có tác động đáng kể đến doanh số cho vay chung của phòng giao dịch. Trong đó, năm 2011 với tình hình thời tiết thất thường, nông sản bị rớt giá, làm cho các hộ nghèo nản lòng nên có sự sụt giảm tương đối lớn trong doanh số cho vay, giảm 2.997 triệu đồng so với năm 2010; nhưng ở năm 2012 giá cả tăng cao hơn tác động làm sản xuất kinh doanh tốt hơn, dẫn đến nhu cầu làm ăn tăng lên, từ đó làm doanh số cho vay lại tăng mạnh với tốc độ 71,21%.

Hội phụ nữ: Doanh số cho vay chiếm tỉ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay, do hội có số thành viên đông nhất và các thành viên với đặc điểm là phụ nữ có nhu cầu làm ăn cao với mục đích làm ăn như buôn bán, chăn nuôi, trồng trọt,… Qua bảng số liệu, cho thấy doanh số cho vay về lượng giảm 6.145 triệu đồng cao nhất, về tốc độ giảm thì đứng thứ hai với 69,12%, đây là một trong những nhân tố gây nên sụt giảm doanh số cho vay năm 2011. Tuy vậy, sang năm 2012 vẫn ở thứ hạng như năm 2011 nhưng ở trạng thái tăng (tắng 2.889 triệu đồng so với năm 2011), mang dấu hiệu khả quan hơn.

Hội Cựu chiến binh: Thành viên của hội là những người tương đối cao tuổi, số lượng thành viên tương đối ít, nhu cầu làm ăn với lượng vốn tương đối thấp nên vốn cho vay hội này tương đối thấp trong tổng thể ủy thác. Qua 3 năm, do tác động của môi trường tự nhiên, kinh tế- xã hội đến nhu cầu làm ăn, sản xuất- kinh doanh của hộ nghèo tại địa bàn, từ đó làm cho doanh số cho vay của hội bị sụt giảm mạnh với tốc độ cao nhất trong tất cả các hội là 84,94%, tương ứng số tiền giảm 976 triệu đồng so với năm 2010, sang năm 2012, doanh số cho vay của hội tăng đột ngột hơn 951,45% so với năm 2011.

Đoàn Thanh niên: Tổ chức có số lượng thành viên ít nhất trong các hội đoàn thể, các thành viên có độ tuổi còn thấp, có sức lao động nên họ thường chọn thành phố hay các vùng kinh tế có điều kiện để làm việc và ít có nhu cầu vay vốn nên lượng vốn cho vay các thành viên của tổ chức này không cao. Nhìn chung, qua các năm doanh số cho vay ở đoàn thể này sụt giảm; cụ thể, năm 2011 doanh số giảm 2 triệu đồng so với năm 2010 khá nhỏ, tuy nhiên sang năm 2012 thì doanh số cho vay ở tổ chức này giảm 65 triệu đồng (tương ứng với tốc độ 59,09% so với năm 2011), tốc độ giảm năm 2012 gấp hơn 30 lần tốc độ giảm của năm 2011 so với 2010.

Nguồn: Báo cáo tín dụng của PGD NHCSXH quận Bình Thủy, 2010-2012

Mỗi hội có một mức độ tác động nhất định đến doanh số cho vay của phòng giao dịch. Trong đó, hội Nông dân và Phụ nữ có tác động nhiều nhất, ít nhất là Đoàn Thanh niên qua 3 năm. Trong giai đoạn này, tỷ trọng giữa các hội có sự biến đổi nhiều so với nhau, cụ thể:

Hội Nông dân: Chỉ đứng thứ 2 về tỷ trọng doanh số cho vay ở năm 2010 (với 38,34%), nhưng sang năm 2011, đến năm 2012 thì hội luôn dẫn đầu về doanh số cho vay, lần lượt là 52,25% và 43,08%, do số lượng thành viên đông, nhu cầu làm ăn lớn. Tuy doanh số cho vay của hội ở năm 2011 giảm nhiều so với năm 2011, nhưng ở hội tín vẫn mang hiệu tốt hơn so với các hội đoàn thể khác, khi tỷ trọng của hội tăng mạnh 13,91% so với năm 2010, do doanh số cho vay của của các hội đoàn thể còn lại giảm mạnh hơn so với hội Nông dân (hội Phụ nữ, xét về tốc độ thì có thêm hội Cựu chiến binh). Nhưng tỷ trọng của hội bắt đầu giảm trở lại ở năm 2012 (giảm 9,17% so với năm 2011), Nguyên nhân chủ yếu là do các hội đoàn thể khác cho vay mạnh hơn, làm tốc độ tăng của doanh số cho vay ở hội tăng thấp hơn so với các hội còn lại (Phụ nữ, Cựu chiến binh), chỉ cao hơn Đoàn Thanh niên. Nhưng nhìn chung, tỷ trọng của hội vẫn còn rất cao, nên có ảnh hưởng rất lớn đến tổng doanh số của phòng giao dịch.

Hội Phụ nữ: Do hội có số lượng hội viên lớn, ý chí làm ăn lớn, nhu cầu làm ăn lớn, nên doanh số cho vay ở hội luôn chiếm tỷ trọng rất cao trong tổng doanh số cho vay của phòng giao dịch, (luôn chiếm trên 40%), từ đây cho thấy mức độ ảnh hưởng của hội đến hoạt động cho vay ở phòng giao dịch rất lớn, hơn 40% biến động cho vay phòng giao dịch bị tác động bởi hội Phụ nữ. Trong đó, năm 2010 hội chiếm tỷ trọng cao nhất với 54,00%, nhưng sang năm 2011 bắt đầu giảm xuống 10,72%, do hoạt động cho vay của hội có phần thu hẹp so với năm trước, tốc độ thu hẹp nhanh hơn một số hội (đặc biệt là hội Nông dân). Tính đến cuối năm 2012, thì tỷ trọng này xuống chỉ còn 42,77%, tuy hoạt động cho vay tiến triển tốt trở lại, nhưng do các hội đoàn thể khác cũng có tốc độ tăng rất cao, nên tỷ trọng không tăng trở lại, mà giảm tiếp tục giảm.

Hội Cựu chiến binh: Tuy số lượng khá đông nhưng nhu cầu vay vốn ở hội còn hạn chế, do thành viên của hội đa số là người lớn tuổi nên sức lao động suy yếu. Từ đó, làm doanh số cho vay của hội khá thấp, chỉ chiếm 6,98% ở năm 2010. Đến năm 2011, thì hoạt động cho vay giảm mạnh, tốc độ giảm cao hơn so với các hội đoàn thể khác, từ đó kéo tỷ trọng xuống chỉ còn 2,73% trong tổng doanh số cho vay của phòng giao dịch, do môi trường sản xuất kinh

2012, doanh số cho vay của hội tăng 11,80% so với năm 2011, (tỷ trọng đạt 13,81%). Nguyên nhân chủ yếu là do doanh số cho vay của hội tăng rất mạnh với tốc độ trên 900%, bên cạnh đó còn do hoạt động cho vay của đoàn Thanh niên giảm, 2 hội còn lại tăng với tốc độ thấp hơn của hội Cựu chiến binh.

Đoàn Thanh niên: Chiếm tỷ trọng thấp nhất trong 4 hội đoàn thể, luôn dưới 2%, do ở độ tuổi này người nghèo còn sức lao động dồi dao, nên chủ yếu đi làm ăn xa, từ đó làm số lượng thành viên của tổ chức này rất ít. Qua 3 năm, tỷ lệ này tăng ở năm 2011 lên đạt 1,73%, do hoạt động cho vay của hội có tiến triển tốt, trong khi các hội còn lại đều giảm rất lớn. Sang năm 2012, hội chỉ còn chiếm 0,34% (rất thấp, thấp hơn cả năm 2010), nguyên nhân là do doanh số cho vay của hội năm này sụt giảm, bên cạnh đó thì ở các hội khác thì mở rộng cho vay với tốc độ lớn.

Bảng 4.3: Doanh số cho vay theo hội đoàn thể 06/2012 và 06/2013 ĐVT: Triệu đồng 06/2012 06/2013 Chênh lệch 06/2013-06/2012 Số tiền % Nông dân 1.422 2.693 1.271 89,38 Phụ nữ 871 6.707 5.836 670,03 CCB 142 616 474 333,80 ĐTN 10 0 (10) (100,00) TỔNG 2.445 10.016 7.571 309,65

Nguồn: Báo cáo tín dụng của PGD NHCSXH quận Bình Thủy, 6/2012 và 6/2013

So với 6 tháng của năm 2012, năm 2013 có sự đột phá lớn trong công tác cho vay với tốc độ tăng trưởng cho vay tăng 309,65% (hay số tiền tăng 7.571 triệu đồng). Nguyên nhân là do sự tăng trưởng doanh số cho vay của các hội đoàn thể đóng góp; trong đó chỉ có Đoàn Thanh niên có doanh số cho vay giảm xuống chỉ còn 0 (tính đến cuối quý 2-2013), các hội còn lại đều đạt tốc độ tăng trưởng cao đều trên 50%. Nhưng nhìn chung thì do các chính sách điều hành kinh tế vĩ mô của Nhà nước có hiệu quả đã tác động tích cực đến nền kinh tế, từ đó làm giảm khó khăn ở năm 2012, giúp người nghèo có nhiều cơ hội làm ăn hơn. Sự biến động doanh số cho vay của các hội 6 tháng 2013 có dấu hiệu khả quan ở các hội:

Hội Nông dân: Tốc độ tăng trưởng của doanh số cho vay khá cao với 89,38% ở 6 tháng của năm 2013 so với 6 tháng 2012. Nguyên nhân là do điều kiện tự nhiên ổn định, thuận lợi cho nuôi trồng hơn so với năm trước, giá cả thị trường nông sản và một số loại thực phẩm tăng lên, từ đó người dân mạnh dạn xin vay vốn để làm ăn nhiều hơn.

Hội Phụ nữ: Là hội đứng đầu về tốc độ tăng trưởng cho vay với số tiền tăng so với 6 tháng 2012 đạt 5.836 triệu đồng, đạt mức tăng trưởng 670,03%, đóng góp rất lớn vào sự tăng trưởng chung về doanh số cho vay của phòng giao dịch. Hội này luôn được ngân hàng ưu tiên về nhiều mặt, tạo điều kiện thuận lợi hơn, từ đó các hội viên của hội Phụ nữ đã tận dụng thời cơ, vay vốn ngân hàng để đáp ứng nhu cầu của mình nhằm mục đích thoát khỏi nghèo đói.

Hội Cựu chiến binh: Hội chỉ đứng vị trí thứ 3 sau hội Phụ nữ và Nông dân với 474 triệu đồng về số tiền tăng của doanh số cho vay, nhưng xét về tốc độ tăng trưởng cho vay thì hội này lại ở vị trí thứ 2 trong 4 hội đoàn thể. Với hội viên là những cựu chiến binh lớn tuổi với nhiều kinh nghiệm và điều kiện phù hợp để đầu tư sản xuất, các hội viên của hội này đã tiến hành xin vay vốn để đáp ứng ngay nhu cầu về vốn trong làm ăn của mình.

Nguồn: Báo cáo tín dụng của PGD NHCSXH quận Bình Thủy, 2010-2012

Hình 4.2: Tỷ trọng doanh số cho vay của các hội 06/2012 và 06/2013 So với 06/2012, thì 06/2013 có sự biến động khá lớn về tỷ trọng doanh số cho vay của các hội trong tổng thể ngân hàng như:

Hội Nông dân: Dẫn đầu về công tác cho vay ở 06/2012 với 58,16%, nhưng ở 06/2013 thì tỷ trọng giảm xuống rất lớn 31,27% so với 06/2013, (tỷ trọng còn 26,89%), giảm hơn một nữa. Nguyên nhân là do doanh số cho vay tăng với tốc độ thấp hơn so với các hội đoàn thể khác (trừ đoàn Thanh niên).

Hội Phụ nữ: Do điều kiện thuận lợi hơn so với cùng kỳ năm 2012, làm nhu cầu vay vốn ở hội này tăng mạnh, từ đó làm doanh số cho vay của hội tăng mạnh, làm tỷ trọng doanh số cho vay của hội tăng từ 35,62% ở 06/2012 lên 66,96% ở 06/2013. Cho thấy mức độ đóng góp của hội ngày càng tăng

Hội Cựu chiến binh: Do 06/2013 doanh số cho vay của hội tăng khá cao, nên đã làm cho tỷ trọng doanh số cho vay của hội tăng lên đạt 6,15%. Phần nào thấy rằng hội góp phần giúp doanh số cho vay nhiều hơn.

Đoàn Thanh niên: Cũng tương tự như hội Nông dân, tỷ trọng của đoàn Thanh niên giảm ở 06/2013, nhưng mức độ giảm còn cao hơn, tỷ trọng xuống bằng 0%. Nguyên nhân là do ở 06/2013 tổ chức này không phát sinh món vay nào.

Bảng 4.4: Doanh số cho vay theo thời hạn giai đoạn 2010-2012

ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 12.428 5.031 6.310 (7.397) (59,52) 1.279 25,42 Trung hạn 4.034 1.311 6.862 (2.723) (67,50) 5.551 423,42 TỔNG 16.462 6.342 13.172 (10.120) (61,47) 6.830 107,69 (adsbygoogle = window.adsbygoogle || []).push({});

Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp PGD NHCSXH quận Bình Thủy, 2010-2012

Ở phòng giao dịch, cho vay hộ nghèo chủ yếu là cho vay ngắn hạn và trung hạn. Do đó, Doanh số cho vay biến động qua 3 năm là do biến động ở doanh số cho vay ngắn hạn và trung hạn, cụ thể:

Doanh số cho vay ngắn hạn: Qua 3 năm có biến động trái chiều nhau, năm 2011 giảm và tăng ở 2012 đã làm cho doanh số cho vay ngắn hạn trong giai đoạn này giảm từ 12.428 triệu đồng xuống chỉ còn 6.310 triệu đồng. Trong đó, năm 2011 giảm rất mạnh với mức giảm lên tới 7.397 triệu đồng hay đạt tốc độ giảm 59,52% so với năm 2010, nguyên nhân của việc sụt giảm lớn này là do tình hình kinh tế, tự nhiên khó khăn làm nhu cầu làm ăn của các hộ xuống thấp, bên cạnh đó do rủi ro khá nhiều nên các nhân viên ngân hàng cũng hạn chế cho vay hơn. Nhưng sang năm 2012, doanh số cho vay lại quay đầu tăng trở lại với tốc độ cao là 25,42% so với năm 2011 (số tiền tăng đạt 1.279 triệu đồng). Nguyên nhân là do nhu cầu về vốn của các hộ nghèo trên địa bàn quận tăng lên, nhằm phục vụ nhu cầu sản xuất kinh doanh của mình các hộ đã xin vay vốn ở ngân hàng nhiều hơn, đáp ứng lại nhu cầu đó ngân hàng cũng gia tăng việc cung ứng vốn để cho vay hộ nghèo.

Doanh số cho vay trung hạn: Năm 2011 đóng góp khá lớn vào sự suy giảm của tổng doanh số cho vay với tốc độ tăng trưởng âm 67,50%, đạt số tiền giảm 2.723 triệu đồng so với năm 2010. Nguyên nhân tương tự như việc cho vay ngắn hạn, bên cạnh đó còn do thời hạn món vay dài hơn nên rủi ro cao hơn nên đã dẫn đến tình trạng cho vay trung hạn giảm nhiều. Sang năm 2012,

doanh số cho vay đạt được mức tăng đột phá hơn cải thiện được rất nhiều tình

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 35 - 45)