Đây là một trong những tiêu chí cho thấy sự hiệu quả, chất lượng trong hoạt động tín dụng tại ngân hàng. Doanh số thu nợ bao gồm thu gốc, lãi theo hợp đồng đã ký kết. Công tác thu nợ được Ngân hàng tổ chức thực hiện hàng tháng thông qua các buổi giao dịch lưu động ở các phường và do Ngân hàng chủ yếu cho vay qua kênh ủy thác nên việc thu lãi này được giao cho các tổ trưởng của Tổ TK&VV, riêng phần gốc được thu trực tiếp đối với người vay có thể định kỳ hoặc thu một lần. Nhằm đảm bảo, mở rộng nguồn vốn hoạt động ngân hàng phải chú trọng công tác thu hồi, từ đó có thể phục vụ người dân tốt hơn đảm bảo mục tiêu đề ra. Việc thu hồi nợ tốt phản ánh hiệu quả của món vay bởi nếu một khách hàng có hiệu quả trong làm ăn, sử dụng vốn vay từ ngân hàng hiệu quả, đúng mục đích sẽ phản ánh thông qua việc trả nợ đúng hạn, đúng số lượng vốn gốc và lãi. Do đó, công tác thu hồi nợ được chú trọng và hết sức quan trọng trong hoạt động của ngân hàng.
Bảng 4.6: Doanh số thu nợ theo hội đoàn thể giai đoạn 2010-2012
ĐVT: Triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Số tiền % Số tiền % Nông dân 5.207 2.996 3.921 (2.211) (42,46) 925 30,87 Phụ nữ 7.802 2.618 4.483 (5.184) (66,44) 1.865 71,24 CCB 1.029 351 1.365 (678) (65,89) 1.014 288,89 ĐTN 66 78 20 12 18,18 (58) (74,36) TỔNG 14.104 6.043 9.789 (8.061) (57,15) 3.746 61,99
Nguồn: Báo cáo tín dụng của PGD NHCSXH quận Bình Thủy, 2010-2012
Công tác thu nợ qua 3 năm có sự biến động tương đối lớn nhưng nhìn chung, năm 2012 giảm nhiều so với năm 2010 (giảm 4.315 triệu đồng); trong đó, năm 2011 là nguyên nhân gây nên sự suy giảm lớn của cả giai đoạn, giảm hơn 8.061 triệu đồng so với năm 2010 (tốc độ giảm là 57,15%); sang năm 2012 doanh số này quay đầu tăng trở lại với tốc độ rất cao (tăng 61,99% so với năm 2011). Tuy có mức tăng cao như vậy ở năm 2012, nhưng do năm 2011 giảm quá lớn nên lượng tăng ở năm 2012 không đủ để kéo doanh số thu nợ giai đoạn lên tốt hơn, nguyên nhân của sự biến động này là do tình hình kinh tế bất ổn, lạm phát ảnh hưởng đến hoạt động sản xuất kinh doanh, điều kiện tự nhiên thất thường làm ảnh hưởng năng suất cũng như mùa màng, từ đó gây khó khăn trong hoạt động sản xuất kinh doanh của hộ nghèo từ đó làm người vay tạm thời không có khả năng trả nợ cho ngân hàng; bên cạnh đó do một số hộ làm ăn có hiệu quả, nhận thức được tầm quan trọng của vốn đối với đầu tư sản xuất kinh doanh nên các hộ xin đề nghị vay lưu vụ nhằm tiếp tục sử dụng
vốn đó phục vụ tiếp hoạt động. Cũng như doanh số cho vay, doanh số thu nợ ở các hội cũng biến động tương tự, cụ thể:
Hội Nông dân: Giảm mạnh ở năm 2011 với mức giảm 2.211 triệu đồng so với năm 2010, từ đó kéo doanh số thu nợ từ 5.207 triệu xuống còn 2.996 triệu đồng, góp phần gây nên sự suy giảm của doanh số thu nợ tổng thể. Bước qua năm 2012, hội có sự tích cực trong công tác thu hồi nợ, đóng góp vào sự tăng trở lại của doanh số thu nợ bằng lượng tăng 925 triệu đồng (ứng với tốc độ 30,87% so với năm 2011), làm doanh số thu nợ đạt 3.921 triệu đồng ở năm 2012.
Hội Phụ nữ: Doanh số thu nợ của hội đứng đầu ở năm 2010 với mức 7.802 triệu đồng, nhưng sang năm 2011, doanh số thu nợ giảm 5.184 triệu đồng so với năm 2010 làm cho doanh số thu nợ chỉ còn 2.618 triệu đồng. Đến cuối năm 2012, vị thế đó lại được thiết lập trở lại nhờ tăng 71,24% so với năm 2011, đẩy doanh số thu nợ của hội đạt mức 4.483 triệu đồng. Sự biến động về lượng của doanh số thu nợ thì hội này luôn ở mức cao nhất, tác động rất lớn đến sự biến động tổng doanh số thu nợ phòng giao dịch.
Hội Cựu chiến binh: Tương tự như tình hình của hội Nông dân và hội Phụ nữ, doanh số thu nợ ở hội Cựu chiến binh giảm ở năm 2011 nhưng lại quay đầu tăng ở năm 2012. Vì doanh số thu nợ tương đối cao nên những biến động trong hội cũng có tác động đến tổng doanh số chung phòng giao dịch. Sự sụt giảm ở năm 2011 với tốc độ khá cao 65,89% so với năm 2010, phần nào đã tác động mạnh đến tốc độ giảm của doanh số thu nợ chung của phòng giao dịch. Bước sang năm 2012, có một bước đột phá về doanh số thu nợ ở hội là doanh số tăng 1.014 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng là 288,89% so với năm 2011), sự gia tăng này đóng góp nhiều đến lượng tăng của doanh số thu nợ tổng thể.
Đoàn Thanh niên: Chiếm tỷ lệ nhỏ nhất trong 4 hội đoàn thể, lượng biến động cũng không nhiều so với 3 hội đoàn thể trên, tuy vậy đoàn Thanh niên cũng đã đóng góp vào tổng chung của phòng giao dịch. Có một điểm nghịch chiều so với 3 hội trên, doanh số của đoàn Thanh niên lại tăng với mức 12 triệu đồng so với năm 2010, nhưng sau đó (năm 2012) lại giảm với tốc độ 74,36% so với năm 2011, khoảng 58 triệu đồng.
Nguồn: Báo cáo tín dụng của PGD NHCSXH quận Bình Thủy, 2010-2012
Hình 4.5: Tỷ trọng doanh số thu nợ của các hội giai đoạn 2010-2012 Qua 3 năm, tỷ trọng doanh số thu nợ của các hội có nhiều khác biệt về xu hướng biến động, từ đây cũng cho thấy hiệu quả trong công tác thu nợ của các hội có sự khác biệt rỏ nét, cụ thể:
Hội Nông dân: hội luôn chiếm tỷ trọng trên 35% qua các năm, (đặc biệt là năm 2011 và 2012 chiếm trên 40%). Từ đây, cho thấy hội có nhiều hiệu quả thu nợ hơn so với các hội đoàn thể khác (Cựu chiến binh, đoàn Thanh niên). Trong đó, năm 2011 tỷ trọng của hội tăng lên 49,58% (đứng đầu về doanh số thu nợ), nguyên nhân là do doanh số các hội đoàn thể khác giảm mạnh hơn so với hội, bên cạnh đó, còn do hiệu quả làm ăn của các thành viên hội, góp phần tạo nên trong điều kiện kinh tế khó khăn. Nhưng đến năm 2012, thì tỷ trọng doanh số thu nợ của hội chỉ đạt 40,06% trong tổng doanh số thu nợ, (hay giảm 9,52% so với năm 2011), do các hội khác đạt hiệu quả cao trong công tác thu nợ (Phụ nữ và Cựu chiến binh).
Hội Phụ nữ: Biến động nhiều về tỷ trọng, nhìn chung giảm so với năm 2010, cụ thể năm 2010 dẫn đầu trong công tác thu nợ với 55,32%, nhứng đến năm 2012 chỉ còn 45,80%, tuy nhiên vẫn đứng đầu về hiệu quả thu nợ. Nguyên nhân chủ yếu là do hội có lượng thành viên đông, dư nợ lớn nhất trong các hội đoàn thể. Trong sự biến động đó, thì năm 2011 tỷ trọng doanh số thu nợ của hội giảm mạnh (giảm 12% so với năm 2010), từ đó cho thấy mức độ đóng góp vào thu nợ của hội giảm đi khá nhiều, nguyên nhân là do năm này do doanh số thu nợ của hội giảm rất lớn, trong khi các hội đoàn thể khác thì giảm nhẹ. Bước ngoặc ở năm 2012, tỷ trọng này của hội quay đầu tăng trở lại lên đạt mức 45,80%, hay cho thấy hội đóng góp vào doanh số thu nợ của phòng giao dịch tới 45,80%. Do hội Phụ nữ năm này tích cực trong công tác
thu nợ hơn, hội viên làm ăn ngày càng hiệu quả hơn trong điều kiện thuận lợi, từ đó tạo ra thu nhập để trả nợ cho ngân hàng.
Hội Cựu chiến binh: Tỷ trọng giảm ở năm 2011, kéo tỷ trọng doanh số thu nợ của hội từ 7,30% ở năm 2010 xuống 5,81% ở năm 2011. Do biến độ môi trường làm ăn ảnh hưởng đến hoạt động sản xuât kinh doanh, làm ảnh hưởng nguồn thu của hội viên, từ đó tác động làm nguồn trả nợ của thành viên hội bị hạn chế. Nhưng sang năm 2012, hội đạt được hiệu quả rất cao, với việc đóng góp vào tổng doanh số thu nợ của phòng giao dịch tới 13,94%, cho thấy hội ngày càng khẳng định vị thế và mức ảnh hưởng đối với phòng giao dịch.
Đoàn Thanh niên: Có nét tương đồng với hội Nông dân về sự biến động là tăng ở năm 2011 và giảm ở 2012. Trong đó, năm 2011 là năm thành công của tổ chức, trong khi các hội khác có doanh số thu nợ giảm thì, đoàn thanh niên lại tăng, từ đó đóng góp nhiều hơn cho phòng giao dịch với 1,29% vào tổng doanh số thu nợ. Sau khi sang năm 2012, tỷ trọng này giảm mạnh xuống chỉ còn 0,2% (thấp hơn của năm 2010), nguyên nhân là do một số thành viên làm ăn không hiệu quả nên không đủ tiền trả nợ cho ngân hàng, từ đó làm doanh số thu nợ của hội giảm, bên cạnh đó, các hội khác đều có doanh số thu nợ tăng mạnh trở lại. Nhìn chung, tỷ trọng của hội này về mặt thu nợ rất thấp luôn nhỏ hơn 1,5% nên cùng không tác động quá nhiều đến tổng doanh số thu nợ chung của ngân hàng.
Bảng 4.7: Doanh số thu nợ theo hội đoàn thể 06/2012 và 06/2013 ĐVT: Triệu đồng 06/2012 06/2013 Chênh lệch 06/2013-06/2012 Số tiền % Nông dân 730 4.272 3.542 485,21 Phụ nữ 1074 9.440 8.366 778,96 CCB 113 876 763 675,22 ĐTN 0 0 0 - TỔNG 1.917 14.588 12.671 660,98
Nguồn: Báo cáo tín dụng của PGD NHCSXH quận Bình Thủy, 6/2012 và 6/2013
Cũng như doanh số cho vay, năm 2013 doanh số thu nợ cũng đạt được hiệu quả cao với tốc độ tăng trưởng cao, thậm chí còn cao hơn với tốc độ 660,98% so với 6 tháng 2012, tăng 12.671 triệu đồng. Trong đó, các hội đoàn thể đạt mức tăng trưởng khác nhau nhưng nhìn chung là khá cao; riêng với Đoàn Thanh niên, công tác thu hồi nợ không có tiến triển gì, doanh số thu nợ lũy kế 6 tháng 2012 và 6 tháng 2013 đều bằng 0. Các hội còn lại đạt mức tăng
Hội Nông dân: Sang năm 2013, công tác đạt hiệu quả khá cao với doanh số thu nợ tăng 3.542 triệu đồng, đứng thứ 2 về số tiền tăng nhưng đứng thứ 3 về tốc độ tăng 485,21% so với 6 tháng 2012. Với mức tăng trưởng lớn như vậy đã góp phần làm cho doanh số thu nợ của phòng giao dịch tăng cao hơn. Nguyên nhân là do sản phẩm tạo ra chủ yếu của hội là nông sản, nhưng trong mùa làm ăn Tết này tình hình kinh tế ổn định hơn, giá cả thị trường tăng, điều kiện tự nhiên thuận lợi hơn làm năng suất mùa vụ tăng cao hơn, nên các hội viên của hội cũng tạo nên khoản thu nhập khá lớn, từ đó có tiền trả nợ cho ngân hàng, làm doanh số thu nợ của hội đạt mức cao.
Hội Phụ nữ: Đứng đầu về hiệu quả công tác thu hồi nợ biểu hiện với tăng trưởng doanh số thu nợ đạt 778,96% so với 6 tháng 2012, với số tiền tăng như vậy, hội này cũng đứng cao nhất với 8.366 triệu đồng, đóng góp rất tích cực vào công tác thu hồi nợ chung của phòng giao dịch. Ngoài sự thuận lợi từ môi trường làm ăn, còn do các hội viên nhiều kinh nghiệm làm ăn có hiệu quả, biết tận dụng nguồn vốn để làm ăn, từ đó tạo ra nhiều thu nhập và có tiền trả nợ cho ngân hàng. Do những thành viên của hội Phụ nữ cũng thực hiện hoạt động sản xuất nông nghiệp như hội viên của hội Nông dân, nên cũng có được những thuận lợi trên, bên cạnh đó với ý chí làm ăn cao, cẩn trọng trong làm ăn, nên đạt thành công nhiều trong công việc sản xuất kinh doanh, từ đó giúp hội đạt hiệu quả cao trong công tác thu nợ.
Hội Cựu chiến binh: Sang 6 tháng 2013, tốc độ tăng trưởng rất cao, đạt 675,22% so với 6 tháng 2012, hội đứng vị trí thứ 2 về tốc độ tăng, nhưng về số tiền thì chỉ ở vị trí số 3 (tăng 763 triệu đồng). Thành viên có nhiều kinh nghiệm sản xuất kinh doanh nên luôn đạt được hiệu quả làm ăn, nên giúp hội đạt được doanh số thu nợ tăng cao như trên. Đây là kết quả sự phấn đấu của hội viên, bên cạnh tự giúp mình vượt qua khó khăn, đói nghèo, còn giúp hội đạt thành tích ngày càng cao hơn.
Nguồn: Báo cáo tín dụng của PGD NHCSXH quận Bình Thủy, 6/2012 và 6/2013
Hình 4.6: Tỷ trọng doanh số thu nợ theo hội đoàn thể 06/2012 và 06/2013 Những đặc điểm về biến động của doanh số thu nợ ở các hội có một số nét tương đồng với biến động của doanh số cho vay, cụ thể:
Hội Nông dân: Có tỷ trọng khá cao (chiếm 38,08% ở 06/2012), sau đó (06/2013) giảm xuống chỉ ở mức 29,28%. Tuy công tác thu nợ ở hội thực hiện rất tốt (doanh số thu nợ tăng mạnh), nhưng do các hội khác cũng có được sự thành công to lớn trong việc thu hồi nợ, thậm chí còn cao hơn của hội Nông dân (tốc độ tăng cao hơn), từ đó làm tỷ trọng doanh số thu nợ của hội giảm. Vì tỷ trọng doanh số thu nợ của hội cao, nên có nhiều đóng góp vào sự thành công trong công tác thu nợ của phòng giao dịch.
Hội Phụ nữ: Luôn dẫn đầu về công tác thu nợ, với việc luôn chiếm tỷ trọng cao trong doanh số thu nợ (tỷ trọng luôn trên 55% trong tổng doanh số thu nợ), trong đó, 06/2012 hội chiếm 56,03% và tăng mạnh hơn ở 06/2013, hội chiếm 64,71% trong 14.588 triệu đồng (tiền thu nợ ở 06/2013). Nguyên nhân là do công tác thu nợ ở hội đạt nhiều thành công hơn so với các hội khác, đồng thời các hội viên có ý chí làm ăn, biết sử dụng đồng vốn vào đúng mục đích để tạo ra hiệu quả sản xuất kinh doanh,… bên cạnh đó, còn do các hội đoàn thể còn lại có doanh số thu nợ tăng chậm hơn.
Hội Cựu chiến binh: Giống như tình hình của doanh số cho vay, doanh số thu nợ của hội chiếm tỷ trọng khá thấp và tăng ở 06/2013 so với cùng kỳ năm 2012. Cụ thể, 06/2012 hội chỉ chiếm 5,89%, tính đến 06/2013 thì tỷ trọng của hội đã tăng lên, đạt mức 6,00% trong tổng doanh số thu nợ của phòng giao
thời do thành viên của hội làm ăn có hiệu quả, tạo ra được nhiều thu nhập, có tiền trả nợ ngân hàng.
Đoàn Thanh niên: Tương tự như doanh số cho vay, ở 06/2013 doanh số thu nợ không có tiến triển gì khả quan, luôn là mức 0% ở 06/2012 và 06/2013. Do các món nợ của thành viên ở hội đoàn thể này chưa đến hạn, hay đạt hiệu quả sản xuất nên xin vay lưu vụ,…
Bảng 4.8: Doanh số thu nợ theo thời hạn giai đoạn 2010-2012
ĐVT:Triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Số tiền % Số tiền % Ngắn hạn 11.563 3.484 5.361 (8.079) (69,87) 1.877 53,87 Trung hạn 2.541 2.559 4.428 18 0,71 1.869 73,04 TỔNG 14.104 6.043 9.789 (8.061) (57,15) 3.746 61,99
Nguồn: Bảng cân đối kế toán tổng hợp PGD NHCSXH quận Bình Thủy, 2010-2012
Sự biến động của tổng doanh số thu nợ qua 3 năm là do sự biến động của các doanh số thu nợ ngắn hạn và trung hạn tác động, cụ thể như:
Doanh số thu nợ ngắn hạn: Qua 3 năm biến động nghịch chiều nhau, năm 2011 giảm mạnh (giảm 8.079 triệu đồng), đạt tốc độ giảm 69,87% so với năm 2010, đây là nhân tố gây nên sự sụt giảm của tổng doanh số thu nợ so với năm 2010, cho thấy tín hiệu xấu về chất lượng tín dụng. Nguyên nhân là do sản xuất kinh doanh bị ảnh hưởng rất nhiều từ biến động của thị trường, điều kiện tự nhiên xấu làm thu nhập của các hộ nghèo giảm, không có tiền trả nợ ngân hàng, do vậy các hộ tiến hành xin gia hạn nợ để có thêm thời gian để xoay vốn làm ăn tạo ra thu nhập để trả nợ ngân hàng. Sang năm 2012, doanh số tăng trở lại với tốc độ tăng khá cao 53,87% so với năm 2011 (hay số tiền tăng 1.877 triệu đồng), đây là tín hiệu khả quan, đáng mừng bởi chất lượng công tăng thu hồi nợ tăng lên đã đẩy chất lượng tín dụng tăng theo. Nguyên