PHÂN TÍCH KẾT QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA PGD

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 30 - 34)

NHCSXH QUẬN BÌNH THỦY (2010-06/2013)

Đối với bất kỳ một tổ chức, cá nhân nào nói chung và ngân hàng nói riêng cũng điều quan tâm đến vấn đề về thu nhập, chi phí, lợi nhuận của mình. Với những chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả hoạt động kinh doanh của tổ chức các nhân đó qua một thời kỳ nhất định. Ra đời với nhiệm vụ hoạt động không vì mục tiêu lợi nhuận mà vì mục tiêu xã hội là xóa đói giảm nghèo. Tuy vậy, nhưng vấn đề thu chi và lợi nhuận vẫn được ngân hàng quan tâm. Qua 3 năm với sự nổ lực không ngừng nghỉ, tích cực trong hoạt động giúp phòng giao dịch đạt được như sau:

Bảng 3.1: Kết quả hoạt động kinh doanh 2010-2012 ĐVT: triệu đồng Năm 2010 Năm 2011 Năm 2012 Chênh lệch 2011-2010 Chênh lệch 2012-2011 Số tiền % Số tiền % Thu nhập 3.401 5.114 6.821 1.713 50,37 1.707 33,38 Chi phí 2.294 2.948 5.010 654 28,51 2.062 69,95 Lợi nhuận 1.107 2.166 1.811 1.059 95,66 (355) (16,39)

Nguồn: Báo cáo tài chính của PGD NHCSXH quận Bình Thủy 2010-2012

Về thu nhập: Thu nhập của ngân hàng bao gồm thu từ lãi hoạt động cho vay và lãi tiền gửi. Lãi tiền gửi chiếm tỷ trọng rất nhỏ trong tổng thu nhập và ít biến động, do đó, sự biến động của tổng thu nhập chủ yếu do thu nhập lãi cho vay quyết định. Từ năm 2010 đến năm 2012, tổng thu nhập luôn tăng với tốc độ tăng trưởng rất cao (đều trên 30%). Trong đó, tổng thu nhập của năm 2011 tăng trưởng lên đến 50,37% (tương đương với số tiền 1.713 triệu đồng) so với năm 2010. Vì năm 2011 có tổng doanh số cho vay của các chương trình giảm ít hơn doanh số thu nợ tổng các chương trình nên tổng dư nợ vẫn tăng, từ đó làm thu nhập của ngân hàng tăng. Sang năm 2012, doanh số cho vay và doanh số thu nợ tăng lại, nhưng với tổng doanh số thu nợ thấp hơn tổng doanh số cho vay, do vậy tổng dư nợ tại ngân hàng tiếp tục tăng, xét về lượng thì số tiền tăng của năm 2012 cao hơn lượng tăng của năm 2011, do số tiền tăng của doanh số cho vay cao hơn so với lượng tăng của doanh số thu nợ, làm tổng dư nợ tăng mạnh, từ đó ảnh hưởng làm giảm tổng thu nhập của phòng giao dịch. Cụ thể, tổng thu nhập tăng trưởng mạnh so với năm 2011 (tăng trưởng đạt tốc độ là 33,38%), từ đó đẩy thu nhập đạt 6.821 triệu đồng ở năm 2012. Bên cạnh sự tác động của doanh số cho vay và thu nợ, đến năm 2012, ngân hàng thực hiện chương trình cho vay hỗ trợ lãi suất đối với hộ cận nghèo với lãi suất cao hơn (0,85%/tháng), từ đó góp phần làm cho thu nhập cũng tăng cao hơn. Tuy tổng dư nợ tăng với tốc độ chậm so với trước nhưng vẫn duy trì ở mức cao, đây là tín hiệu đáng mừng đối với phòng giao dịch.

Về chi phí: Qua 3 năm (2010-2012), tổng chi phí tăng liên tục với tốc độ ngày càng cao, làm cho chi phí của phòng giao dịch tăng hơn 2 lần (2.294 triệu đồng ở năm 2010 và 5.010 triệu đồng năm 2012). Trong giai đoạn này, chi phí tăng không đều nhau, vì nguồn vốn huy động ở ngân hàng thấp nên chi lãi tiền gửi huy động chiếm tỷ trọng nhỏ, do vậy tác động không nhiều đến tổng chi phí. Bên cạnh đó, các khoản chi về lương nhân viên, tài sản, dịch vụ ủy thác chiếm tỷ trọng cao. Do tình hình lạm phát đồng tiền mất giá, các khoản chi này ngày một tăng thêm đối với lương nhân viên và chi phí tài sản,

riêng đối với chi phí về dịch vụ ủy thác tăng theo dư nợ, đồng thời do phòng giao dịch đã thực hiện việc tiết kiệm trong chi tiêu hoạt động nên đã làm chi phí tăng ít hơn, dẫn đến năm 2011 chi phí tăng 654 triệu đồng, tốc độ tăng đạt 28,51% so với năm 2010. Đến năm 2012, chi phí tăng cao với tốc độ 69,95% làm chênh lệch chi phí giữa năm 2012 và 2011 lên mức 2.062 triệu đồng. Nguyên nhân là do lạm phát vẫn còn cao nên làm các khoản mục chi phí đều tăng, bên cạnh đó, tình hình về nợ xấu trở nên nóng hơn trong xã hội làm ngân hàng cũng nâng cao công tác quản lý, xử lý nợ hơn nhằm hạn chế rủi ro để đảm bảo an toàn cho ngân hàng, từ đó làm các khoản chi phí quản lý nợ tăng lên mạnh.

Về lợi nhuận: Tình hình lợi nhuận có sự biến động trái chiều nhau nhưng nhìn chung, lợi nhuận cả giai đoạn có sự tăng trưởng. Cụ thể, năm 2010 lợi nhuận chỉ đạt 1.107 triệu đồng nhưng đến năm 2012 thì lợi nhuận cao hơn 704 triệu đồng so với năm 2010. Sự gia tăng đó được tạo nên từ sự biến động qua các năm, năm 2011 đóng góp rất lớn đến sự gia tăng của cả giai đoạn với số tiền 1.059 triệu đồng (tương ứng với tốc độ tăng trưởng 95,66%) so với năm 2010 (nguyên nhân là do sự gia tăng của thu nhập cao hơn chi phí lần lượt là 1.712 triệu đồng và 654 triệu đồng). Đây là tín hiệu đáng mừng trong hoạt động của phòng giao dịch, cho thấy hiệu quả hoạt động tốt vừa đáp ứng nhu cầu về vốn cho các đối tượng chính sách được hỗ trợ vừa mang lại nguồn thu cho chính ngân hàng để hoạt động. Nhưng đến năm 2012, lợi nhuận quay đầu giảm với tốc độ giảm 16,39%, làm cho lợi nhuận của năm 2012 thấp hơn năm 2011 là 355 triệu đồng. Nguyên nhân là chi phí năm 2012 tăng cao hơn so với thu nhập, do tác động của lạm phát đã đẩy chi phí lên cao, bên cạnh đó chính sách tiền lương cũng có ảnh hưởng làm chi phí lương nhân viên tăng lên khá nhiều do tác động của chính sách về lương tối thiểu chung. Từ sự suy giảm về lợi nhuận, có thể cho rằng ngân hàng hoạt động giảm hiệu quả, nhưng nếu nhìn lại thì đây là xu hướng chung của hệ thống ngân hàng trong nước; nếu xét về tốc độ suy giảm thì có thể nhận định ngân hàng còn hiệu quả trong hoạt động rất nhiều so với các ngân hàng trong hệ thống.

Bảng 3.2: Kết quả hoạt động 6 tháng đầu năm 2012, 2013 ĐVT: triệu đồng 6/2012 6/2013 Chênh lệch 6/2013-6/2012 Số tiền % Thu nhập 2.781 2.727 (54) (1,94) Chi phí 1.524 1.415 (109) (7,15) Lợi nhuận 1.257 1.312 55 4,38

Nguồn: Báo cáo tài chính của PGD NHCSXH quận Bình Thủy 6/2012 và 6/2013

Thu nhập: So với 6 tháng 2012 thì thu nhập 6 tháng 2013 giảm nhẹ với tốc độ 1,94% (ứng với số tiền giảm 54 triệu đồng). Nguyên nhân chủ yếu là do thu nhập từ lãi cho vay giảm so với cùng kỳ năm 2012; dư nợ của phòng giao dịch 6 tháng của năm 2013 giảm vì doanh số thu nợ của ngân hàng cao hơn doanh số cho vay.

Chi phí: Nhìn chung, chi phí giảm khá nhiều lên đến 109 triệu đồng so với cùng kỳ năm 2012, đạt tốc độ giảm 7,15%. Nguyên nhân là các khoản chi phí dịch vụ ủy thác, tài sản giảm khá nhiều; bên cạnh đó, phòng giao dịch đề cao chính sách tiết kiệm trong hoạt động làm tổng chi phí của phòng giao dịch giảm.

Lợi nhuận: So với cùng kỳ năm 2012, lợi nhuận 6 tháng 2013 có một bước tăng nhẹ với số tiền 55 triệu (tương đương tốc độ tăng 4,38%). Nguyên nhân là do thu nhập giảm nhiều hơn so với chi phí, nếu xét về số tiền thì chi phí giảm gấp hơn 2 lần số giảm của thu nhập, còn nếu xét về tốc độ giảm thì còn cao hơn thế, gấp hơn 3 lần. Từ đó cho thấy, hiệu quả của ngân hàng trong hoạt động tăng cao hơn, đồng thời có thể nhận định rằng trong công tác tiết kiệm chi phí hoạt động kinh doanh thì ngân hàng đã đạt được một thành công to lớn.

Nhìn chung, lợi nhuận của ngân hàng rất thấp so với các ngân hàng thương mại khác. Do mục tiêu hoạt động của ngân hàng nhằm hổ trợ đối tượng chính sách, còn ngân hàng thương mại hoạt động vì lợi nhuận.

Chương 4

PHÂN TÍCH THỰC TRẠNG TÍN DỤNG TẠI PGD NHCSXH

Một phần của tài liệu phân tích thực trạng cho vay hộ nghèo tại ngân hàng chính sách xã hội phòng giao dịch quận bình thủy, thành phố cần thơ (Trang 30 - 34)