TONG QUAN VE TINH BÀ RỊA - VỮNG TAU

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo hướng bền vững (Trang 25 - 29)

TINH BÀ RỊA - VUNG TAU

2.1. TONG QUAN VE TINH BÀ RỊA - VỮNG TAU

2.1.1. Vị trí địa lý

Bà Rịa - Vũng Tàu là một tỉnh có vị trí rất đặc biệt, là của ngõ các tỉnh miền Đông Nam Bộ, “ mặt tiền" của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Đây là một tỉnh tương đối nhỏ, nằm ở toa độ 10920'-1045' Bắc và kinh độ 107°- 107°35’ Đông. Lãnh thổ của tỉnh còn bao gồm cả quần đảo Côn Lôn (huyện Côn

Đảo) ở tog độ 8930*B-106°3*Đ ở phía Nam biển Đông. Với toa độ đó tinh Ba Rịa -

Vũng Tàu có mếi quan hệ kể bên rất đặc biệt: vừa giáp với các tỉnh Đồng Nai (phía

Bắc), Bình Thuận (phía Đông), thành phố Hồ Chí Minh (phía Tây) và quan trọng là

phía Nam có 156 km đường bờ biển với 100 nghìn km? thềm lục địa.

Với vị trí địa lý như trên Bà Rịa - Vũng Tàu hội tụ nhiều tiém năng để phát triển các ngành kinh tế biển như: khai thác dầu khí trên biển, khai thác cảng biển va

vận tải biển, khai thác chế biến hải sản, phát triển du lịch nghỉ dưỡng và tắm biển. Ở

vị trí này tỉnh còn có điều kiện phát triển tất cả các tuyến giao thông đường bộ,

đường không, đường thuỷ, đường sắt và là một địa điểm trung chuyển đi các nơi

trong nước và trên Thế giới.

2.1.2. Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên

Địa hình

Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong vùng chuyển tiếp giữa cực Nam Trung Bộ và Nam Bộ. Vì thế địa hình ở đây không cao lắm (dao động từ 30-50m), tương đối bằng phẳng và độ chia cắt không mạnh. Xu hướng chung là thấp dần từ Bắc xuống

Nam. Đặc biệt ở đây có đầy đủ các dang địa hình, từ đổi núi, đồng bằng, các đồi cát, dai cát, quần đảo, sông ngòi, ao hồ...Đây là những điều kiện thuận lợi cho việc xây

dựng cơ sở hạ tằng cũng như cho sự hoạt động của các ngành kinh tế và sinh hoạt

của con người.

Khí hậu

Tinh Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong khu vực khí hậu cận xích đạo gió mùa nóng 4m quanh năm, ít chịu ảnh hưởng của bão. Với gần 200 km đường bờ biến, tinh

Trang 25

chịu ảnh hưởng sâu sắc của Đại dương nên quanh năm lộng gió, khí hậu ôn hoà hơn

các địa phương khác trong vùng. Bình quân bức xạ tổng cộng từ 390-521 cal/cm/ngày, nhiệt độ từ 25,8-26,3°C. Số giờ nắng từ 2580-2610 giờ/năm. Độ am là

80%. Lượng mưa trung bình dao động từ 1300-2000 mm/năm, tập trung chủ yếu

vào 6 tháng mùa mưa (chiếm 82-87% lượng mưa cả năm).

Điều kiện khí hậu của tỉnh rất thuận lợi cho sinh hoạt sản xuất và các hoạt động kinh tế khác của con người. Tuy nhiên các cơn bão hình thành trên biển Đông cũng

gây nhiều thiệt hại về kinh tế xã hội và hoạt động của con người.

Thuỷ văn

Chủ yếu là các sông suối nhỏ (200 suối) với chế độ nước tương ứng với chế độ nước theo mùa (mùa mưa và mùa khô). Nhìn chung hệ thống sông ngòi ở đây

không thuận lợi đẻ phát triển mạnh giao thông vận tải đường sông. Có giá trị nhất là

sông Thị Vải. Đây là phần hạ lưu của sông Đồng Nai, chạy song song với quốc lộ

51 và đổ trực tiếp ra vịnh Gành Rái. Đoạn sông Thị Vải thuộc tinh dài 30 km rộng

300-400m, sâu 5-20m. Do chịu nhiều ảnh hưởng của chế độ bán nhật triéu nên nước

sông bị mặn gần như quanh năm (khoảng 17-20g/ml). Do vậy sông Thị Vải vừa có

giá trị lớn về giao thông đường thuỷ vừa thuận lợi xây dựng các cảng nước sâu.

Ngoài ra tỉnh còn 19 hồ chứa có dung tích 56,9 triệu m’, 14 đập dâng cung cắp nước cho sinh hoạt và tưới cho khoảng 5,663 ha đất trồng trọt nhưng ít có giá trị về giao

thông.

Biển Đông có ý nghĩa to lớn trong việc phát triển kinh tế xã hội của tỉnh. Bà Rịa

~Vũng Tàu có một đường bờ biển dai gần 200 km, thềm lục địa rộng trên 100 km?

và một cụm gồm 16 đảo nhỏ. Vùng biển của tỉnh có thềm lục địa bằng phẳng, khí hậu ôn hoà, nhiệt độ cao đều quanh năm và có ít bão. Nước triều lên xuống theo chế độ bán nhật triều khá ổn định, biên độ triều lớn nhất là 4-5m. Những đặc điểm đó rất thuận lợi cho việc phát triển kinh tế của tỉnh thông qua du lịch, đánh bắt thuỷ hải sản, khai thác dau khí, đặc biệt là ngành giao thông vận tải biển. Đây là cửa ngõ đường biển quan trọng của Đông Nam Bộ để giao lưu với các nước trong khu vực

và trên Thế giới.

Thổ nhưỡng

Tỉnh có 9 loại đất chính, đóng vai trò chủ đạo là nhóm đất đỏ vàng (chiếm 40,74%

Trang 26

diện tích đất tự nhiên toàn tỉnh), tiếp đến là đắt xám (14,32%) và đất cát (3,78%).

Mặc khác độ dốc của đất thấp (86,47% diện tích tự nhiên có độ đốc dưới 150) và độ day của đất tương đối lớn (độ dày 70-100cm chiếm 71, 41% diện tích đất tự nhiên)

chính vì thế thé nhường ở đây rất thuận lợi cho việc xây dựng cơ sở hạ ting, vật chất phục vụ cho sự phát triển của các ngành kinh tế, các công trình công cộng và

nhà ở.

2.1.3. Dân cư-kinh tế xã hội

2.1.3.1. Dân cư

Dân số của tỉnh có xu hướng tăng qua các năm. Năm 2009 dân số là 996,9 nghìn người. Kết cấu dân sé trẻ. Day là nguồn dự trữ lao động rất dồi dào, thuận lợi cho quá trình triển kinh tế của tỉnh, tuy nhiên cũng tạo nên sức ép lớn về nhiều vấn đề

kinh tế xã hội.

Mật độ dân số của tinh là 502 người/ km” (năm 2009) nhưng phân bố không đều giữa các huyện, giữa thành thị và nông thôn. Đây là kết quả tác động của sự phát triển các ngành công nghiệp trọng điểm cộng với quá trình đô thị hoá nhanh.

2.1.3.2. Các ngành kinh tế

Với những điều kiện thuận lợi như trên tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đạt những

thành tựu to lớn về kinh tế, tốc độ tăng bình quân gấp 2 lan cả nước. Tinh Bà Rịa - Vũng Tàu chỉ chiếm 0,6% diện tích tự nhiên, trên 1% dân số cả nước nhưng hàng năm tỉnh cung cắp 40% sản lượng điện quốc gia, tạo ra 11% GDP và đóng góp trên

30% tổng thu ngân sách cả nước.

Trong cơ cấu ngành ưu thế của tỉnh là công nghiệp, đặc biệt là công nghiệp khai thác và chế biến dầu khí (chiếm 94.5% giá trị sản lượng công nghiệp của tỉnh).

Công nghiệp chế biến dầu khí cũng rắt phát triển với nhà máy điện đạm Phú Mỹ và Dinh Có. Hiện tại tinh đang hoàn thành nhà máy lọc dầu Long Sơn. Trên cơ sở đó tỉnh Ba Rịa - Vũng Tàu phấn đấu trở thành trung tâm năng lượng lớn nhất miễn

Nam.

Các ngành công ghiệp khác như điện, thép, sửa chữa thiết bị máy móc chiếm

khoảng 3% giá trị sản lượng. Một số ngành công nghiệp khác như may mặc, giày

da, chế biến hải sản, lắp rấp xe máy... Tuy có mức tăng trưởng khá cao nhưng

chiếm tỷ trọng nhỏ so với giá trị sản xuất toàn ngành.

Trang 27

Bên cạnh công nghiệp, dịch vụ cũng là một ngành chủ đạo của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đặc biệt là hoạt động du lịch và các ngành phục vụ cho hoạt động của du

lịch. Ngoài ra nông nghiệp cũng đóng góp một giá trị lớn cho sự phát triển kinh tế chung của tỉnh. Tuy nhiên giá trị đóng góp của ngành này không lớn bằng công

nghiệp và dịch vụ.

2.2. VAI TRO CUA KINH TE BIEN TRONG SỰ PHÁT TRIEN KINH TE CUA TINH BÀ RỊA - VUNG TAU

Bước sang thé kỷ 21,“Thé ky của biển và Đại dương”, khai thác biển đã trở thành vấn đề quan trọng mang tính chiến lược của hằu hết các quốc gia trên Thế giới, kế cả các quốc gia có biển và các quốc gia không có biển. Trong điều kiện các nguồn tài nguyên trên đất lién đang ngày càng cạn kiệt, các nước ngày càng quan tâm tới biển. Mặt khác, sự bùng nổ dân số ngày cảng gia tăng. Sự phát triển của dân số Thế giới làm cho không gian kinh tế truyền thống đã trở nên chật chội, nhiều nước bắt đầu quay mặt ra biển và nghĩ đến các phương án biến biển và hải đảo

thành lãnh địa, thành không gian kinh tế mới. Một xu hướng mới nữa là hiện nay, trong điều kiện phát triển khoa học công nghệ nhanh chóng, việc đẩy mạnh nghiên cứu khoa học, công nghệ vẻ biển đang là một xu thế tit yếu của các quốc gia có biển để tìm kiếm và bảo đảm các nhu cầu về nguyên, nhiên liệu, năng lượng, thực phẩm và không gian sinh tồn trong tương lai.

Việt Nam nằm bên bờ Tây của Biển Đông, một biển lớn, quan trọng của khu vực và Thế giới. Từ bao đời nay, vùng biển, ven biển và hải đảo đã gắn bó chặt chẽ với mọi hoạt động sản xuất và đời sống của dân tộc Việt Nam. Việt Nam có 28 tỉnh, thành

phế ven biển chiếm 42% diện tích và 45% dân số cả nước, có khoảng 15,5 triệu người sống ở đới bờ, 16 vạn người sống ở các đảo.Vùng biển và hải đảo nước ta có vị trí chiến lược hết sức to lớn, có ảnh hưởng trực tiếp đến sự nghiệp bảo vệ nền độc

lập dan tộc và xây đựng CNXH, có liên quan trực tiếp đến sự phdn vinh của đất

nước, đến văn minh và hạnh phúc của nhân dan.

Tinh Bà Rịa - Vũng Tàu có hơn 100 km đường bờ biến với vùng biển rộng lớn.

Tai nguyên biển phong phú. Đây là những tiém năng để tỉnh phát triển các ngành

Trang 28

kinh tế biển. Sự phát triển mạnh các ngành kinh tế biển sẽ thúc đẩy các ngành công nghiệp, nông nghiệp, dịch vụ phát triển theo. Kinh tế biển sẽ mở ra cơ hội hợp tác, hội nhập quốc té cũng như thu hút vốn đầu tư, khoa học kỹ thuật tiên tiến trên Thế

giới. Riêng tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu kinh tế biển đóng góp rất lớn trong nguồn ngân sách của tỉnh, góp phần tạo việc làm, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống

cho người dân.

Thực hiện chủ trương phát triển kinh tế biển của Đảng và Nhà nước, trong những năm qua, cùng với việc đầy mạnh quá trình đổi mới và mở cửa, các lĩnh vực kinh tế

biển của tỉnh cũng được tăng cường và đã thu được những kết quả đáng khích lệ. Cơ

cấu ngành nghề đang có sự thay đổi lớn. Ngoài các ngành nghề truyền thống, đã xuất

hiện nhiều ngành kinh tế biển găn với công nghệ - kỹ thuật hiện đại như khai thác dầu khí, đánh bắt xa bờ, vận tải biển, du lịch biển - đảo và tìm kiếm cứu hộ, cứu nạn... Việc khai thác nguồn lợi biển đã có đóng góp quan trọng cho sự phát triển của tỉnh, nhất là

cho xuất khẩu (dầu khí, hải san...).

Khai thác biển cho phát triển kinh tế là một cách làm đầy hứa hẹn, mang tính chiến

lược và được đánh giá là đóng vai trò ngày càng quan trọng trong công cuộc phát

triển kinh tế - xã hội của nước ta nói chung và tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo hướng bền vững (Trang 25 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)