NGANH KINH TE BIEN CUA TINH BÀ RỊA -VŨNG TAU
3.1. CƠ SỞ ĐỊNH HƯỚNG
3.1.1. Những định hướng phát triển kinh tế chung của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu Mục tiêu phát triển của tinh trong giai đoạn 2011-2015 và định hướng 2020
Mục tiêu tổng quát
Tiếp tục nâng cao năng lực lãnh đạo, sức chiến đấu của đảng bộ, xây dựng hệ thống chính trị trong sạch vững mạnh, phát huy dân chủ và sức mạnh toàn dân, phát triển
mạnh kinh tế biển, xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành tỉnh công nghiệp và cảng
biển theo hướng hiện đại vào năm 2015, phát triển kinh tế gắn với yêu cầu phát triển bên vững, nâng cao thu nhập và chất lượng cuộc sống của nhân dân, giữ vững ổn
định chính trị, xây đựng nền quốc phòng toàn dân.
Mục tiêu cụ thể:
- Tăng trưởng GDP trung bình/năm giai đoạn 2011 - 2015 đạt 11,8% (không tính
dầu khí đạt 16,58%). Giai đoạn 2016 - 2020 đạt 11,13% (không tinh dầu khí đạt
13,35%).
- Tạo sự chuyển dịch mạnh cơ cấu kinh tế theo hướng thúc đẩy phát triển nhanh khu vực dịch vụ, đặc biệt là dịch vụ du lịch, dịch vụ cảng và thương mại. Phát triển các ngành công nghệ hiện đại, năng suất lao động cao, sản xuất hàng hóa bảo đảm chất
lượng. Đẩy mạnh chuyển dịch cơ cấu trong nội bộ từng ngành kinh tế để nâng cao hiệu quả, tiến tới phát triển kinh tế tri thức. Đến năm 2020 cơ cấu kinh tế là: công
nghiệp vả xây dựng chiếm 61,55%, dịch vụ tăng lên khoảng 36,8%, nông - lâm - ngư nghiệp 1,65% (nếu không tính dầu khí cơ cấu kinh tế tương ứng là: 53,23%;
44,77%; 2%).
- GDP bình quân đầu người đến năm 2020 đạt khoảng 27.000 USD, gắp 2,36 lần so
với năm 2010.
Trang 76
- Phát triển mạnh kinh tế đối ngoại, phấn đấu đẩy mạnh xuất khẩu. Tốc độ tăng
trưởng xuất khẩu bình quân (không tính dầu khí) đạt 9 - 10%/năm trong giai đoạn
2011 - 2020, Đến năm 2020 xuất khẩu (không tính dầu khí) đạt | tỷ USD.
- Huy động các nguồn vốn đầu tư phát triển giai đoạn 201 I - 2020 đạt khoảng 3 1,3 tỷ USD
(giá năm 1994).
- Tạo sự chuyển biến cơ bán và toàn diện ngành giáo dục và đào tạo, chú trọng đào
tạo nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, nâng tỷ lệ lao động
qua đào tạo det trên 80% vào năm 2020, tạo việc làm cho người lao động.
- Đến năm 2020 ổn định quy mô dân số khoảng 1,18 triệu người, tỷ lệ dân số đô thị
69,06%.
- Phát triển các hoạt động văn hoá - thông tin, bảo tồn, tôn tạo phát huy giá trị các di tích lịch sử văn hoá dân tộc, xây đựng các thiết chế văn hoá theo quy hoạch, thể dục, thé thao đa dang, chất lượng cao, nâng cao chất lượng các dịch vụ chăm sóc, bảo vệ sức khoẻ nhân dân. Số giường bệnh trên 1 vạn dân đạt 28 giường vào năm 2015 và 30 giường vào năm 2020. Thực hiện tốt công tác xã hội hoá trong lĩnh vực
văn hoá, y tế, giáo đục.
- Phát triển kết cấu hạ tằng ở khu vực nông thôn để hình thành một khu vực nông thôn phát triển, văn minh, hiện đại, gần với cuộc sống đô thị. Đến năm 2020 đạt 100% số hộ nông thôn được sử dụng điện, 100% số hộ sử dụng nước sạch. Thu hẹp sự chênh lệch giữa các vùng, các tầng lớp dân cư trong việc thụ hưởng dịch vụ xã hội cơ bản. Và tiếp tục nâng cao mức sống nhân dân trong giai đoạn tiếp theo.
- Bảo đảm quốc phòng, an ninh và trật tự an toàn xã hội, bảo đảm trật tự an toàn
giao thông, thực hiện có hiệu quả chương trình 4 giảm (gồm: tội phạm, tai nạn giao
thông, tệ nạn ma tuý, mãi dâm), giảm tối đa các tệ nạn xã hội, gìn giữ môi trường sinh thái, phát triển bền vững.
Trang 77
3.1.2. Chiến lược phát triển kinh tế biển của Việt Nam
Trong may thập kỷ gần đây, Đảng và Nhà nước ta đã để ra những chủ trương,
chinh sách, biện pháp quan trọng nhằm quản lý, bảo vệ, khai thác biển. Có ý nghĩa quan trọng đối với các hoạt động kinh tế biển phải kể đến Nghị quyết 03-NQ/TW ngày 6/5/1993 của Bộ Chính trị về một sé nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt. Trong đó khẳng định rằng, phải đẩy mạnh phát triển kinh tế biển đi đôi với tăng cường khả năng bảo vệ chủ quyển và lợi ích quốc gia. Song song với nhiệm vụ đó là bảo vệ tài nguyên và môi trường sinh thái biển, phấn đấu trở thành một nước mạnh về biển vào năm 2020. Sau Nghị quyết này, Thủ tướng
Chính phủ đã có các chỉ thị triển khai thực hiện như: Chỉ thị 399 ngày 5/8/1993 về một số nhiệm vụ phát triển kinh tế biển trong những năm trước mắt và Chỉ thị
171/TTg năm 1995 triển khai Nghị quyết 03-NQ/TW.
Ngày 22/9/1997, Bộ Chính trị ban hành Chỉ thị số 20-CT/TW về đẩy mạnh phát triển kinh tế biển theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa, đưa ra một số quan
điểm trong phát triển kinh tế biển. Đó là: “Thực hiện công nghiệp hoá, hiện đại hoá kinh tế biển hướng mạnh vào xuất khẩu, dựa trên những tiến bộ khoa học, công nghệ làm động lực. Vừa thúc day nghiên cứu, quản lý, khai thác tiểm năng biển có hiệu quả, vừa tái tạo tài nguyên biển, bảo vệ môi trường, đào tạo nhân lực”. Quan
điểm này được cụ thể hoá bằng các giải pháp: “Đầu tư thích đáng cho khoa học-
công nghệ, tăng cường năng lực điều tra khảo sát, nghiên cứu khí tượng- thuỷ văn và môi trường, thực trạng tài nguyên và dự báo xu thế biến động trong những thập kỷ tới. Từ nay đến năm 2000 cần tăng cường đầu tư cho nghiên cứu khoa học biển, tim kiếm thăm đò dầu khí, khoáng sản biển, nguồn lợi hải sản và năng lượng biển, nghiên cứu và bảo vệ môi trường biến, tiếp tục hiện đại hoá khí tượng- thuỷ văn”.
Thi hành Chỉ thị này, một loạt kế hoạch về phát triển kinh tế biển đã được thông qua như: Chiến lược phát triển thuy sản 2010, Chiến lược phát triển du lịch 2010,
Chiến lược phát triển giao thông vận tải 2010...
Bước sang thế kỷ 21, Đại hội Đảng lần thứ IX (2001) khẳng định mục tiêu:
“Xây dựng chiến lược phát triển kinh tế biển và hải đảo, phát huy thế mạnh đặc thù của hơn | triệu km? thềm lục địa. Tăng cường điều tra cơ bản làm cơ sở cho các quy
Trang 78
hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế biển. Đẩy mạnh công tác nuôi trồng, khai thác, chế biến hải sản, thăm dò, khai thác và chế biến dầu khí, phát triển đóng tàu thuyền va vận tải biển, mở mang du lịch, bảo vệ môi trường, tiến mạnh ra biển và làm chủ vùng biển. Phát triển tổng hợp kinh tế biển và ven biển, khai thác lợi thế của các khu vực cửa biển, hải cảng để tạo thành vùng phát triển cao, thúc đẩy các vùng
khác. Xây dựng căn cứ hậu cần ở một số đảo để tiến ra biển khơi. Kết hợp chặt chẽ phát triển kinh tế với bảo vệ an ninh trên biển”. Những nội dung nêu trên tiếp tục
được khẳng định tại Đại hội Đảng lần thứ X (2006).
Việc thực hiện những chủ trương, chính sách nêu trên đã đạt được một số thành
tựu quan trọng. Tuy nhiên, xét cả về mặt chủ quan và khách quan, thực tế hiện nay cho thấy trong việc khai thác lợi thế từ biển còn không ít hạn chế, khó khăn và yếu kém. Quy mô kinh tế biển và vùng ven biển nước ta vẫn chưa tương xứng với tiềm năng. Giá trị tổng sản phẩm hằng năm còn nhỏ bé, chỉ bằng 1/20 của Trung Quốc,
1/94 của Nhật Bản, 1/7 của Hàn Quốc và 1/260 kinh tế biển của Thế giới. Những năm qua, do chưa có chiến lược tổng thể, cho nên các ngành, các địa phương thiếu căn cứ để quy hoạch. Tính đồng bộ của các chủ trương, chính sách ở tầm vĩ mô,
nhận thức về vai trò, vị trí của biển, sự quan tâm phát triển các lĩnh vực liên quan đến biển của một số cấp ủy đảng, chính quyển các cắp, các ngành, cả Trung ương và địa phương còn nhiều hạn chế.
Thực tế trên đặt ra yêu clu cấp bách là Đảng và Nhà nước ta cần nâng các quan điểm chi đạo nêu trên lên tằm của một văn bản chiến lược. Hội nghị lần thứ tư Ban Chấp hành Trung ương Đảng Khóa X đã thông qua Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 (Nghị quyết 09-NQ/TW ngày 9/2/2007). Có thể nói rằng, Nghị quyết về Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020 đã kế thừa những quan điểm về phát triển kinh tế biển và các lĩnh vực khác liên quan đến biển đã ban hành trước đó, nhưng phải khẳng định rằng, đây là Nghị quyết của Trung ương toàn diện đầu tiên về biển, mở ra một chương mới trong tư duy về biển đối với sự nghiệp xây
dựng và bảo vệ Tổ quốc trong những thập kỷ đầu của thế kỷ 21. Trong Chiến lược biển, phần về chiến lược phát triển kinh tế biển là một trong những nội dung chủ
yếu nhất.
Trang 79
Nghị quyết xác định năm lĩnh vực được lựa chọn ưu tiên chiến lược là: (1) Khai thác, chế biến dầu, khí; (2) Kinh tế hàng hải; (3) Khai thác và chế biến hải sản; (4) Du lịch biển và kinh tế hải đảo; (5) Xây dựng các khu kinh tế, các khu công nghiệp tập trung vả khu chế xuất ven biển gắn với phát triển các khu đô thị ven biển.
Nghị quyết đã xác định các quan điểm chỉ đạo về định hướng chiến lược biển Việt
Nam đến năm 2020:
- Nước ta phải trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển trên cơ sở phát huy mọi tiềm năng từ biển, phát triển toàn diện các ngành, nghề biển với cơ cấu phong phú, hiện đại, tạo ra tốc độ phát triển nhanh, bền vững, hiệu quả cao với tim
nhìn đài hạn.
- Kết hợp chặt chẽ giữa phát triển kinh tế - xã hội với bảo đảm quốc phòng - an ninh, hợp tác quốc tế và bảo vệ môi trường, kết hợp giữa phát triển vùng biển, ven biển, hải đảo với phát triển vùng nội địa theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá.
- Khai thác mọi nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội, bảo vệ môi trường biển trên tinh thin chủ động, tích cực mở cửa, phát huy đầy đủ và có hiệu quả các nguồn lực bên trong, tranh thủ hợp tác quốc tế, thu hút mạnh các nguồn lực bên ngoài theo
nguyên tắc bình đẳng, cùng có lợi, bảo vệ vững chắc độc lập, chủ quyền và toàn vẹn lãnh thổ của đất nước.
Mục tiêu tổng quát là đến năm 2020, phấn đấu đưa nước ta trở thành quốc gia mạnh về biển, làm giàu từ biển, bảo đảm vững chắc chủ quyền, quyền chủ quyền
quốc gia trên biển, đảo, góp phần quan trọng trong sự nghiệp công nghiệp công
nghiệp hoá, hiện đại hoá, làm cho đất nước giàu mạnh.
Mục tiêu cụ thể là xây dựng và phát triển toàn diện các lĩnh vực kinh tế, xã hội, khoa học - công nghệ, tăng cường củng cố quốc phòng, an ninh, phấn đấu đến năm
2020, kinh tế trên biển và ven biển đóng góp khoảng 53-55% tổng GDP của cá nước và 55-60% kim ngạch xuắt khẩu của cả nước. Xây dựng các trung tâm kinh tế lớn vùng duyên hải gắn với hoạt động kinh tế biển làm động lực quan trọng đối với
sự phát triển của đất nước.
Giải quyết tốt các vấn đề xã hội, cải thiện một bước đáng kể đời sống nhân dân vùng biển và ven biển, có thu nhập bình quân đầu người cao gap hai lằn so với thu
Trang 80
nhập bình quân chung của cả nước. Cùng với xây dựng một số thương cảng quốc tế có tim cỡ khu vực, hình thành một sé tập đoàn kinh tế mạnh, sẽ xây dựng một số khu kinh tế mạnh ở ven biển. Xây dựng cơ quan quản lý tổng hợp thống nhất về
biển có hiệu lực, hiệu quả, mở rộng hợp tác quốc tế trong các lĩnh vực về biển.
3.1.3. Chiến lược phát triển kinh tế biển của tinh Bà Rịa - Vũng Tàu
Đại hội Dang bộ của tỉnh lần thứ IV đã xác định phát triển tỉnh Bà Rịa — Vũng Tàu thành tỉnh công nghiệp, mạnh về kinh tế biển đựa trên cơ sở nghiên cứu một cách khoa học những điều kiện tự nhiên và tiềm năng của tinh.
Đại hội đại biểu Đảng bộ tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ V, nhiệm kỳ 2010- 2015 nhắn mạnh cần tiếp tục phát huy lợi thế biển, bờ biển, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỷ trọng dịch vụ. Phát triển mạnh kinh tế biển, phắn đấu trở thành tỉnh công nghiệp, cảng biển theo hướng hiện đại vào đầu năm
2015, gắn kết hài hoà giữa phát triển kinh tế với bảo vệ môi trường sinh thái, đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững, nâng cao chất lượng cuộc sống nhân dân, bảo đảm
quốc phòng an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật ty an toàn xã hội.
Với lợi thế là cửa ngõ hướng ra biển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu phải tập trung phát triển mạnh kinh tế biển và mở rộng, khai
thác tối đa hệ thống dịch vụ cảng biển, phấn đấu trở thành một đô thị cảng biển quốc tế lớn của khu vực.
Để đạt được mục tiêu trên, Đại hội đã thảo luận và nhất trí cao với 9 nhóm nhiệm vụ và giải pháp quan trọng trong những năm sắp tới như: Phát huy lợi thế biển, bờ biển, thực hiện chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng tăng mạnh tỉ trọng dịch vụ, xác định phát triển cảng là nhiệm vụ trung tâm. Rà soát điều chỉnh các quy hoạch hiện có, đồng thời lập mới một số quy hoạch để phù hợp tỉnh công nghiệp và cảng biển hiện đại. Tạo bước chuyển mạnh mẽ trong cải cách hành chính.
Mục tiêu cụ thể
- Phát triển khu vực kinh tế biển ở Bà Rịa - Vũng Tàu thành trung tâm kinh tế biển lớn ở phía Nam vớ chức năng là công nghiệp dịch vụ tổng hợp biển, là trung tâm cảng nước sâu của miền Nam và cả nước.
Trang 81
- Khai thác triệt để lợi thế đặc biệt của biển, vùng ven biển hải đảo để hội nhập giao lưu với các tinh trong nước và trong khu vực. Xây dựng và phát triển toản diện các
ngành kinh tế biển. Trong đó tập trung phát triển một số ngành kinh tế biển mũi
nhọn phục vụ cho sự nghiệp công nghiệp hóa-hiện đại hóa. Đặc biệt là phát triển hệ
thống cảng biển, dịch vụ hàng hải, sản xuất muối, khai thác dầu khí, khai thác, nuôi
trồng và chế biến hải sản, du lịch biến.
- Xây dựng khu đô thị gắn với cảng biển, các khu công nghiệp và dịch vụ. Phát triển không gian đô thị phù hợp với điều kiện tự nhiên về thoát nước, bảo vệ môi trường và cơ sở hạ tằng hiện đại.
- Bảo vệ vững chắc biên giới quốc gia, giữ vững thế trận quốc phòng toàn dân, biên
phòng toàn dân, an ninh nhân dân, phòng chống xâm nhập, buôn lậu một cách hiệu
quả.
- Cải thiện, nâng cao đời sống vật chất và văn hóa của nhân dan vùng biển, ven
biển.
- Bảo vệ môi trường sinh thái vùng biển và ven biển, nâng cao hiệu quả phòng
tránh thiên tai, sạt lở.
Một số nhiệm vụ trọng tâm tập trung thực hiện đến năm 2020
~ Tập trung xây đựng lực lượng võ trang vững mạnh, đủ sức đáp ứng yêu cầu giữ ving quốc phòng, bảo vệ an ninh lãnh hải. Đầu tư trang thiết bị để nâng cao năng lực, hiệu
quả cứu hộ, cứu nạn của bộ đội biên phòng, lực lượng quân sự, công an, bảo đảm an toàn hoạt động của ngư dân, của nhân dân vùng biển, ven biển và các doanh nghiệp sản xuất, khai thác tài nguyên biển.
- Tập trung xây dựng phát triển toàn diện các huyện giáp biển về kinh tế - xã hội, quốc phòng - an ninh, tái bế tri dân cư phù hợp với cơ cấu kinh tế và điều kiện ty nhiên. Tinh cần tập trung chỉ đạo tháo g& các khó khăn, vướng mắc, có cơ chế, chính sách đặc biệt để hỗ trợ, tạo điều kiện cho các huyện phát huy vai trò chủ lực trong thực hiện Chiến lược biển của tỉnh. Thực hiện tốt công tác quy hoạch và quản
lý quy hoạch. Đặc biệt là quy hoạch, xây dựng các khu tránh bão, động đất, sóng thần. Tăng cường huy động các nguồn lực đầu tư phát triển cơ sở hạ tầng biển và
Trang 82
thực hiện có hiệu quả các chương trình trọng điểm về kinh tế - xã hội. Phin đấu nâng mức thu nhập của cư dân vùng biển, ven biển.
- Xây dựng chiến lược phát triển toàn diện về kinh tế - xã hội gắn với quốc phòng - an ninh vùng biển và ven biển tính đến năm 2020, cụ thé:
Điều chính, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh đến năm 2020. Tập trung đẩy nhanh tiến độ quy hoạch chung xây dựng, quy hoạch ngành, quy hoạch chỉ tiết, gắn nhiệm vụ phát triển kinh tế với nhiệm vụ xây dựng quốc phòng - an ninh vùng biển, ven biển. Có kế hoạch, chính sách, giải pháp khả thi để huy động nguồn vến đầu tư đáp ứng yêu cầu thực hiện Chiến lược biển của
tỉnh.
3.2. Định hướng phát triển từng ngành kinh tế biển cụ thể 3.2.1. Giao thông vận tải biển
"Kinh tế cảng sẽ là kinh tế chủ đạo của Bà Rịa - Vũng Tàu, phải xây dựng thành cảng biển trung tâm của cả nước. Kinh tế cảng sẽ là mũi nhọn đủ sức và đủ tầm tạo đột phá thúc đây sự phát triển mạnh mẽ cho Bà Rịa - Vũng Tàu nói riêng và
toàn vùng kinh tế trọng điểm phía Nam nói chung trong giai đoạn tới”. Đây là ý kiến chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ Nguyễn Tan Dũng trong chuyến thăm và làm việc
tại tỉnh trong tháng 8/2010. Vì vậy tỉnh đã đề ra những định hướng và giải pháp
phát triển kinh tế cảng biển. Trong đó cần quy hoạch, xây dựng và phát triển đồng bộ
hệ thống cảng biển khu vực tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu gắn với quy hoạch, xây dựng hệ
thống cụm cảng số 5 của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một thành phố cảng hiện đại.
Theo quy hoạch phát triển hệ thống cảng biển Việt Nam đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 được Thủ tướng Chính phủ phê duyét vào cuối năm 2009, hệ thống cảng của Bà Rịa - Vũng Tàu nằm trong nhóm cảng Đông Nam Bộ (nhóm 5) gồm Vũng Tàu, Đồng Nai và Thành phố Hồ Chí Minh. Trong đó các cảng tại khu vực Bà Rịa - Vũng Tàu đều là cảng tổng hợp quốc gia, cửa ngð quốc tế và một số
bên chuyên dùng phục vụ cơ sở công nghiệp, dịch vụ ven sông.