Với vị trí quan trọng, điều kiện tự nhiên thuận lợi, tài nguyên phong phú và đa
dạng, tiềm năng phát triển kinh tế biển để làm giàu đưa tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu trở
thành tỉnh mạnh về kinh tế biển là rất lớn. Tuy nhiên, để chuyển từ tiém năng thành hiện thực, phát triển kinh tế biển bền vững, cân bằng sinh thái, giữ biển trong lành
và an toàn cho nhiều thế hệ mai sau là bài toán lớn cần có lời giải đồng hành với việc tế chức thực hiện Chiến lược biển Việt Nam đến năm 2020.
Trong những năm gần đây hoạt động kinh tế biển diễn ra ngày càng sôi động và con người ngày càng vươn xa ra biển nhằm khai thác các tiềm năng của biển. Các hoạt động kinh tế biển của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã đem lại nguồn thu nhập khá lớn cho nền kinh tế của tỉnh. Song bên cạnh đó nó cũng ảnh hưởng không nhỏ đến môi trường biển. Đứng trước những thử thách và lựa chọn trong giai đoạn phát triển mới, tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu cần có lựa chọn để phát triển trong ngắn hạn và dài hạn nhằm đảm bảo tăng trưởng kinh tế và chất lượng môi trường.
2.5.1. Khai thác dầu khí
Những hoạt động khai thác dầu khí và vận tải trên biển đang mang đến nhiều
nguy cơ gây ô nhiễm dầu trên biển, gây nên những ảnh hưởng nghiêm trọng đến
môi trường sinh thái. Mỗi năm có hàng nghìn tấn chất thải, cặn dầu xuất phát từ các xi nghiệp, công ty khai thác đầu khí trên địa bàn tinh Bà Rịa - Vũng Tàu. Tuy nhiên, các bể chứa thì đã xuống cấp nên lượng chất thải này đều phải tập kết tại các khu
chứa tạm thời để chờ xử lý.
Trước đây, chất thải của xí nghiệp liên doanh dầu khí Vietsovpetro dé tại bé
chứa ở núi Dinh có dung tích 6.000 mỶ. Tuy nhiên, bể chứa ngoài trời này đã có dấu hiệu nứt, quá tải nên Ủy ban nhân dân tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có quyết định
ngừng đồ chất thải dầu khí tại đây kể từ ngày 30/7/2001. Chat thải dầu khí được thu gom vào các container và vận chuyển vào bờ, tập kết tạm thời trong khu chứa chất thải ở cảng dầu khí cùng với chất thải của những công ty, đơn vị không thuộc
Vietsovpetro thải ra. Khi lưu chứa trong kho tạm, xí nghiệp cảng dịch vụ đầu khí đã
tách phần nước thải nhiễm dầu để xử lý bằng hệ thống phân ly dầu nước. Nước thải
Trang 65
sau xử lý đạt tiêu chuẩn loại B (Tiêu chuẩn Việt Nam 5945-1995), còn chất thải rắn
vận chuyển đến một số đơn vị có chức năng trong khu vực xử lý.
Theo công văn sé 324 của Sở Khoa học công nghệ và môi trường tinh Bà Rịa -
Vũng Tàu, hiện nay trong nước chưa có tổ chức nào đủ năng lực xử lý chất thải dầu
khí. Ngay tại tinh, công ty Sông Xanh được Sở khoa học công nghệ và môi trường
hỗ trợ kinh phí xây dựng lò đết chất thải dầu khí tại xã Phước Hoà, huyện Tân
Thành cũng mới chỉ chạy thir nghiệm. Còn Sở Khoa học công nghệ và môi trường
thành phố Hồ Chí Minh đã có văn bản không đồng ý với công ty môi trường đô thị nhận chat thải dầu khí từ Bà Rịa - Vũng Tàu về thành phố xử lý. Vì vậy van đề xử
lý chất thải dầu khí cần được nhanh chóng giải quyết.
Theo thống kê của Sở Khoa học công nghệ và môi trường tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu, lượng chất thải từ công nghiệp thăm dò và khai thác dầu khí khoảng 5.600 tắn/năm gồm các loại bùn khoan, dầu mỡ, hóa chất. Ngành công nghiệp vệ sinh súc rửa tàu thải ra bùn cặn dầu, chất lỏng nhiễm dầu và hoá chất với khối lượng 2.560 tin cặn dằu/tàu/năm và 15.270 mỶ chất lỏng nhiễm dầu/tàu/năm. Riêng 2 ngành hoá phẩm dâu khí và chế biến các sản phẩm khí chưa có số liệu thống kê chính thức,
song nhìn chung, lượng xả thải cũng không nhỏ.
Các tàu chở dầu làm thoát ra biển tới 0,7% tải trọng của chúng trong quá trình vận chuyển thông thường. Lượng dau này sẽ theo chiều gió tip vào bờ biển Việt
Nam. Chính những vết dầu loang này đã gây ô nhiễm nghiêm trọng vùng biển ven bờ gây chết hàng lọat các sinh vật nỗi. Các hệ sinh thái biển như san hô, rừng ngập
mặn... bị suy thoái gây ảnh hưởng nghiêm trọng đến tính đa dạng sinh học biến,
làm giảm , kéo theo hàng loạt giảm trữ lượng sinh vật biển, tăng chất ô nhiễm trong các thực phẩm lấy từ biển... Ngoài ra, nó cũng gây ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống kinh tế của cư dân ven các vùng biển.
Họat động khai thác dầu khí đóng vai trò quan trọng trong việc tái thiết đắt nước.
Tuy nhiên, vấn đề bảo vệ môi trường biển cũng là vấn đề không kém phần quan trọng dé phát triển bền vững. Do vậy, khai thác cần phải đi đôi với bảo vệ.
Trang 66
2.5.2. Du lich
Các bãi biển bị khai thác để phát triển du lịch một cách quá mức do nhu cầu du lịch biển tăng cao đặc biệt là lượng du khách từ các tỉnh xung quanh như thành phố Hồ Chí Minh, Bình Dương, Đồng Nai... Các bãi tắm thật sự quá tải và đang xuống cắp, ô nhiễm tram trọng. Tính đến nay trên địa ban tỉnh đã có 137 dự án đầu tư vào
lĩnh vực đu lịch, chưa kể 29 resort nằm đọc chiều dai ven biển đã di vào hoạt động.
Vi thế, hầu hết các bãi tắm từ thành phố Vũng Tàu đến huyện Xuyên Mộc đều bị ô nhiễm. Theo kết quả quan trắc môi trường năm 2008 của Sở Tài nguyên và Môi
trường, hau hết các bãi tắm trên địa bàn tỉnh đều bị ô nhiễm. Theo kết quả quan trắc từ hoạt động công nghiệp của trung tâm Quan trắc thuộc Sở Tài nguyên và Môi
trường đối với nước biển ven bờ (quan trắc 10 điểm với tần suất 4 lằn/năm) thì chỉ có 2 khu vực là Bến Đầm và bến tàu Phi Yến thuộc huyện Côn Đảo có các thông số nằm trong giới hạn cho phép. Còn lại 8 điểm gồm Lộc An (huyện Đất Đỏ), Long
Hài, cảng cá Phước Tinh (huyện Long Điển), Sao Mai - Bến Đình, Bãi Trước, Bãi Sau, Bai Dâu (Thành phố Vũng Tau), Hd Cốc (huyện Xuyên Mộc) đều ô nhiễm. Có thời điểm mức độ ô nhiễm hữu cơ (nồng độ ô nhiễm hữu cơ BODS) dao động từ 20,2 đến 32,5mg/1 trong khi tiêu chuẩn cho phép là <20mg. Có thời điểm, độ 6 nhiễm vi sinh với tổng Coliform đao động từ 1.500 đến 15.000 MPN/100ml, trong khi tiêu chuẩn cho phép chỉ là <1.000 MPN/100ml.
Nguyên nhân dẫn đến tình trạng này là do chất thải của các cơ sở sản xuất công
nghiệp, nước thải sinh hoạt và nhiều nguồn nước chưa được xử lý đã thải thẳng ra
biển và rác thải du lịch. Bãi tắm chủ lực và đang thu hút khách đông nhất là bãi Trước, bãi Sau. Nhưng các bãi tắm này ngày càng dơ, các bãi cát trắng phau còn 16m nhém đủ thứ rác thải. Nước biển không còn trong xanh, đôi khi cuốn theo những váng dầu, xác xúc vật. Cụ thể như Bãi Trước là nơi tập trung neo đậu
thường xuyên của gần hàng trăm tàu thuyền khai thác hải sản trong tỉnh. Tại đây, hàng ngày có hàng chục tắn chất thải các loại từ các tàu thuyền như cặn dau, rác, nước thải sinh hoạt, xác tôm cá... được đổ xuống biển, Cảnh quan bai tắm trở nên chật chội, nhếch nhác với những đãy Kioque cũ kĩ đã tồn tại 30-40 năm nay. Trên các bai tắm thiếu nước ngọt, nhà vệ sinh sạch sẽ, chưa có thùng rác.
Trang 67
Một lượng nước thải không nhỏ của thành phố Vũng Tàu cũng được đổ xuống biển qua hệ thống cống thoát nước, kênh rạch. Chung tay làm ô nhiễm nguồn nước mặt ven bờ của Vũng Tàu còn có nước thải của các cơ sở kinh doanh ăn uống, nhả
hàng như Gành Hào, Quán Tre, Làng Chài... Mỗi ngày các cơ sở này xả hàng trăm mét khối nước thải chưa qua xử lý xuống biến.
Dọc theo khu vực Bãi Sau, thành phố Vũng Tàu đến khu vực Long Hải, huyện Long Điển, cũng tồn tại hàng trăm nha hàng, khách sạn chỉ có hệ thống xử lý nước thải bằng phương pháp tự hoại mà rất ít đơn vị có hệ thống xử lý nước thải hiện đại, đủ tiêu chuẩn, Lượng nước này thấm vào đất, cát, rồi chảy ra biển cũng là những tác nhân khiến cho các chỉ sé chất vô cơ độc hại tăng lên trên nước mặt ven bờ biển.
Du lịch phát triển kéo theo các hoạt động chặt phá rừng, xây dựng khách sạn, nhà nghỉ, sân gôn, bãi đỗ xe, các cơ sở du lịch một cách 4 at, không đúng qui hoạch.
Thị trường qua lưu niệm, nhu cầu ăn uống kích thích việc khai thác quá mức các nguồn lợi biển (sò, đồi mồi, san hô, cá), các loại quí hiếm, làm cạn kiệt nguồn tài
nguyên biển và suy giảm đa dang sinh học.
Phải chăng do sự quản lý và tổ chức còn lỏng lẻo, ít quan tâm của các cắp chính quyển. Để đem lại bãi tắm lý tưởng trong tâm trí của khách du lịch, cần phải có sự đầu tư, định hướng, quy hoạch, nâng cấp các bãi tắm.
Sản phẩm du lịch biển vẫn chưa tạo được nét đặc trưng của vùng biển Bà Rịa-
Vũng Tàu. Du lịch biển vẫn chưa tạo được ấn tượng tốt trong lòng du khách. Các sản phẩm cần đa dạng hơn và biết cách tự làm mới mình. Công tác quảng bá sản
phẩm du lịch vẫn chưa được đầu tư quan tâm đúng mức.
Trong khi tập trung đầu tư xây dựng các khu du lịch, khách sạn, resort...thì cơ
sở hạ tầng đặc biệt là giao thông lại chưa được quan tâm .Vắn đề giao thông nỏi lên
tại Côn đảo. Hiện tại, tuyến vận chuyển khách ra Côn Đảo bằng đường thủy chỉ có 2 tau với tần suất 2 chuyến/tuần và sức chứa 400 khách/lượt. Tuy nhiên, hoạt động của tàu thủy phụ thuộc nhiều vào yếu tổ thời tiết nên chuyện hủy chuyến của phương tiện này dién ra khá thường xuyên. Đường hàng không vận chuyển khách ra Côn Đảo hiện có 9 chuyến/tuần với sức chứa 60-70 khách/chuyến hiện cũng không
đáp img được nhu cầu của du khách. Theo các doanh nghiệp lữ hành, mỗi năm có
hàng ngàn lượt du khách và từ các tỉnh, thành khác đăng ký tour ra Côn Đảo nhưng
Trang 68
không thể đáp ứng được vì thiếu vé máy bay hoặc vé tàu. Thậm chí, nhiều đoàn khách đã đặt vé, nhưng vào giờ chót, biển động, hãng tàu hủy chuyến nên các hãng
lữ hành cũng phải hủy tour.
Dịch vụ vui chơi giải trí ở các khu du lịch biển còn quá ít ỏi và nghèo nàn. Các
loại hình địch vụ tại các điểm du lịch biển thường tăng giá vào giai đoạn cao điểm
của mùa du lịch. Giá dịch vụ du lịch, đặc biệt với du lịch biển như hiện nay là quá
cao. Giá phòng ngủ, ăn uống, chụp ảnh, hàng lưu niệm... Tại các khu du lịch biển
vào dip nghỉ lễ đều tăng từ 30 đến 40% so với bình thường. Hiện nay giá các dịch
vụ du lịch tại Côn Đảo khá đắt đỏ. Do địa hình cách trở, việc kinh doanh mang tính
thời vụ theo mùa biển êm nên các nhà cung cấp địch vụ như khách sạn, ăn uống tại
Côn Đảo thường tính giá rất cao.Hiện tượng chèo kéo khách, ăn xin, móc túi vẫn diễn ra tại nhiều bãi tắm.
2.5.3. Đánh bắt và nuôi trồng hải sản
Thời gian qua, mặc dù Thanh tra Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu đã có nhiều biện pháp ngăn chặn nhưng tình trạng ngư dân sử dụng phương tiện khai thác thủy sản mang tính hủy diệt như: chất độc, chất nổ,
xung điện... vẫn ngang nhiên diễn ra. Trên địa ban tỉnh hiện có khoảng 140 tàu
thuyền thường xuyên đánh bắt thủy sản bằng thuốc nổ, xung điện... Tập trung chủ yếu ở huyện Tân Thành, xã Long Sơn và khu vực cầu Rạch Bà (Thành Phố Vũng
Tàu). Sử dụng phương tiện khai thác thủy sản trái phép không những hủy diệt
nguồn lợi thủy sản mà còn có nguy cơ ảnh hưởng tới tính mạng của ngư dân. Tuy
biết rất rd về những nguy hại khi sử dụng thuốc nổ, nhưng nhiều ngư dân vẫn cố
tình vi phạm. Việc sử dụng các phương tiện đánh bắt thủy sản trái phép diễn ra nhiều năm nay, tuy nhiên các ngành chức năng vẫn chưa có biện pháp chế tài đủ
mạnh để ngăn chặn.
Theo định hướng phát triển ngành thủy sản từ nay đến năm 2020 sẽ đẩy mạnh hoạt động đánh bắt thủy sản xa bờ. Thế nhưng, thực tế những năm gần đây số lượng
tàu thuyển khai thác gần bờ gia tăng mạnh, dẫn tới nguồn lợi thủy sản gần bờ ngày càng cạn kiệt. Toàn tỉnh hiện có hơn 5.000 tàu thuyển. Trong đó số lượng tàu
Trang 69
thuyền có công suất dưới 90 CV chiếm hơn 65%, chủ yếu tập trung khai thác các vùng biển ven bờ, gây áp lực lớn đối với việc bảo vệ nguồn lợi thủy sản.
Hiện nay nguồn lợi thủy sản tại các vùng biển ven bờ đang giảm mạnh vẻ sản lượng và trọng lượng. Tỷ lệ cá tạp trong một mẻ lưới chiếm tới 70%. Một số loài
hải sản có giá trị cao mà trước đây ngư dân đánh bắt với sé lượng lớn như: cá trích,
tôm hùm, bào ngư, sò điệp và mực... nay đã trở nên khan hiếm. Theo Chỉ cục Khai thác và Bảo vệ nguồn lợi Thủy sản, một số loài đặc sản như: tôm he, cá song và các
loài nhuyễn thể trai ngọc, tu hài. .. trước đây có ở vùng biển ven bờ, nhưng giờ đang có nguy cơ tuyệt chủng. Trong khi một số nghề đánh bắt truyền thống như nghề lưới rê, rap ghe, lưới rút... đang dan bị mai một thì nghề lưới kéo, giã cào đang phát triển mạnh, gây ảnh hưởng đến nguồn lợi hải sản và hệ sinh thái của biển. Việc gia tăng tốc độ khai thác như hiện nay, nhiều hệ sinh thái tiêu biểu, nơi cư trú, nơi cung cấp nguồn dinh dưỡng, bãi đẻ cho các loài thủy sản đang bị phá hủy va de dọa.
Công tác quản lý, bảo vệ nguồn lợi thủy sản còn gặp nhiều khó khăn, do nhiều ngư dân chưa quan tâm tới lợi ích cộng đồng, sử dụng phương tiện hủy diệt nguồn lợi
cao. Trong khi đó, số lao động này thường là người nghèo, không có điều kiện đầu tư lớn để đánh bắt xa bờ, cũng không có trình độ chuyên môn để có thể chuyển đổi sang nghề mới. Do đó, số lao động tham gia khai thác ven bờ tăng hàng năm.
Những năm gần đây, nghề nuôi trồng thủy sản của Bà Rịa - Vũng Tàu phát triển mạnh, diện tích nuôi trồng ngày càng được mở rộng. Thế nhưng, cho đến thời điểm này vẫn chưa có vùng quy hoạch chuyên canh cho nghề nuôi trồng thủy sản, ảnh hưởng tới việc phát triển bền vững của ngành thủy sản nói chung và nghề nuôi trồng
thủy sản nói riêng. Toàn tỉnh hiện có gần 6000 ha nuôi trồng các loại thủy sản: tôm, cua, cá và một số loại thủy đặc sản khác như: nghêu, sò, ốc... tập trung tại Long Sơn (Thành phốVũng Tàu), Long Hương (Thị xã Bà Rịa), Lộc An, Láng Dài (huyện
Đắt Đỏ), Phước Thuận (huyện Xuyên Mộc).
Thực tế những vùng nuôi tập trung nói trên chỉ phát triển tự phát. Đến thời điểm
nay, ngành thủy sản vẫn chưa có quy hoạch vùng nuôi chuyên canh.
Trang 70
Từ năm 2007, việc nuôi tôm sú gặp nhiều khó khăn, bị địch bệnh thường xuyên do ô nhiễm môi trường khu vực nuôi đã làm cho nhiều hộ nông dân bị thiệt hại nặng. Ô nhiễm môi trường do chất thải từ các khu công nghiệp, khu dân cư, sự cố tràn đầu ngoài biển... đã ảnh hưởng nghiêm trọng đến năng suất, chất lượng sản phẩm nuôi trồng. Tình trạng nuôi con này, bỏ con kia đã lặp di, lặp lại đối với nghề
nuôi trồng thủy sản hàng chục năm qua, dẫn đến sự phát triển thiếu bền vững. Tình
trạng cùng một khu đất, nhưng nơi thì nuôi tôm sú, chỗ thì nuôi tôm thẻ, hoặc nuôi
các loại hải sản khác nhau như: cá, ốc, cua..., cũng diễn ra phổ biến ở các vùng
nuôi. Đây là một trong những nguyên nhân dễ làm lây lan dịch bệnh.
Nghề nuôi trồng thủy sản hiện nay vẫn mang tính chất nông hộ, gây khó khăn cho việc chuyển giao khoa học kỹ thuật. Việc thiếu quy hoạch các vùng chuyên canh còn gây bắt lợi cho các doanh nghiệp chế biến thùy sản trên địa bàn tỉnh vì
luôn phải đối mặt với tình trạng thiếu nguyên liệu sản xuất. Do nuôi trồng theo kiểu
nhỏ lẻ, tự phát nên người nuôi không làm chủ được giá cả thị trường, khi sản lượng
nhiều thì giá thấp và ngược lại.
Ngành công nghiệp chế biến hải sản của tỉnh phát triển với tốc độ nhanh. Các cơ sở này từ khi xây dựng và hoạt động đều chưa thực hiện các thủ tục về đánh giá tác
động môi trường, chưa thực hiện các biện pháp xử lý nước thải, khí thải. Theo quy
định Thông tư 04/2008, của Bộ tài nguyên và môi trường, đến hết ngày 3 1/12/2009, các cơ sở này phải hoàn tất các thu tục về bảo vệ môi trường. Tỉnh chưa quy hoạch
được địa điểm di đời các nhà máy, nên các cơ sở này vẫn tồn tại và gây ô nhiễm
môi trường .
1.5.4. Giao thông vận tải biển
Chi trong vòng 3 năm (2007 — 2010), tốc độ phát triển các cảng diễn ra khá
nhanh. Nhiều cảng nước sâu đi vào hoạt động, thu hút nhiều hãng tàu nỏi tiếng trên Thế giới vào. Bước đầu cho thấy hệ thống cảng biển của Bà Rịa — Vũng Tàu đã và
đang được phát triển đúng hướng. Hệ thống cảng nước sâu đi vào hoạt động làm cho vị thế cạnh tranh và sức hap dẫn đầu tư của tinh Bà Rịa - Vũng Tàu được nâng lên. Dòng vốn đầu tư cảng chảy mạnh, đưa tinh Bà Rịa — Vũng Tàu liên tục đứng