TINH BÀ RỊA - VUNG TAU
2.3. CÁC TIEM NĂNG PHAT TRIEN KINH TE BIEN
Tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu có nhiều loại khoáng sản, nhưng đáng kể nhất là dầu mỏ, khí thiên nhiên. Tinh nằm trong vùng có tiém năng lớn về dầu mỏ và khí thiên nhiên của Việt Nam. Tổng trữ lượng tiểm năng đầu khí theo xác minh năm 2000 vào khoảng 2.500 — 3.500 triệu mỶ (bao gồm dầu 957 triệu mỶ, khí 1.500 tỷ m’).
Trong tổng trữ lượng dầu khí đã xác minh, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có trữ lượng là 400 triệu m’ dầu, chiếm 93,29% trữ lượng cả nước. Trữ lượng dầu khí khoảng trên 100 tỷ mỶ, chiếm 16,2% trữ lượng khí cả nước. Dầu khí phân bố chủ
yếu tại bể Cửu Long và bể Nam Côn Sơn.
- Bể tram tích Cửu Long nằm chủ yếu trên thềm lục địa phía Nam Việt Nam và một phần đất liền thuộc khu vực cửa sông Cửu Long. Trữ lượng khai thác khoảng 170 triệu tấn đầu và 28-41 tỷ mỶ khí. Bể Cừu Long có điều kiện khai thác tốt do nằm
Trang 29
không xa bờ, trong vùng biển nông (độ sâu đáy 50m ), thuộc khu vực không có bão lớn. Bằng kết quả khoan, nhiều phát hiện dầu khí đã được xác định như: Rạng Đông (lô 15.2), Su Từ Den, Sư Tử Vang, Sư Tir Trắng (16 15.1), Topaz North, Diamond,
Pearl, Emerald (lô 01), Cá Ngừ Vàng (lô 09.2), Voi Trắng (lô 16.1), Đông Rồng, Đông Nam Rồng (lô 09.1). Trong số phát hiện này có 05 mỏ dầu: Bạch Hỏ, Rồng, Rạng Đông, Sư Tử Đen, Hồng Ngọc hiện đang được khai thác với tổng sản lượng
khoảng 45.000 tắn/ngày.
- Bế tram tích Nam Côn Sơn: Kết quả thăm dò cho đến nay cho thấy bể Nam Côn
Sơn có tiềm năng dầu khí đáng kẻ với tổng trữ lượng và tiềm năng khoảng 900 triệu tấn quy dầu. Trong đó tiém năng khí chiếm ưu thế (khoảng 60%). Bể Nam Côn Son đã có hơn 20 phát hiện dầu khí với tổng trữ lượng và tiểm năng đã phát hiện khoảng
215 triệu tấn quy dầu trong đó đã đưa 2 mỏ vào khai thác (Đại Hùng, Lan Tây - Lan Đỏ) với trữ lượng khoảng 65 triệu tin quy dầu. Trữ lượng 2 mỏ đang phát triển (Hải Thạch, Rồng Đôi - Rồng Đôi Tây) khoáng 60 triệu tin quy dầu. Tiềm năng chưa
phát hiện của bể Nam Côn Sơn dự báo khoảng 680 triệu tắn quy dầu (chủ yếu là
khí).
Dầu khí là nguồn tài nguyên quan trọng nhất của tỉnh không những đem lại hiệu
quả kinh tế cao từ xuất khẩu mà góp phần thu hút đầu tư, phát triển kinh tế nhất là
các ngành công nghiệp (công nghiệp năng lượng, hoá chất).
2.3.2. Tiềm năng về đánh bắt và nuôi trồng hải sản
Tiềm năng thủy hai sản của tinh Bà Rịa - Vũng Tàu không chi nằm trong vùng biển của tinh mà còn ở vị trí nằm trong vùng biển Đông Nam Bộ và Tây Nam Bộ — là các vùng biển có trữ lượng hải sản cao nhất cả nước. Trữ lượng cá, tôm, mực của vùng biển Nam Bộ là 2.708.124 tắn và khả năng khai thác 1,082.189,5 tắn (Bộ thủy
sản năm 1999)
- Mực : Biển Việt Nam có 53 loài động vật chân đầu, riêng vùng biển Đông Nam Bộ chiếm 40 loài. Những loài có giá trị kinh tế là mực Ông và mực Nang các loại.
Trang 30
- Cá : 661 loài, 319 giếng thuộc 138 họ, trong đó họ cá mối và họ cá khế chiếm tỷ trọng cao về giếng loại và cơ cấu sản lượng. Những loài có sản lượng trên 1% tổng sản lượng theo thống kê nhiều năm có tới 11 họ .
- Tôm : 35 loài thuộc 2 họ tôm he và họ tôm vỗ. Trong số 35 loài tôm kẻ trên, số
loài có giá trị kinh tế và xuất khẩu chiếm đến 50%. Nhiều loài cua, ghẹ có giá trị kinh tế cao, tập trung ở khu vực thềm các đảo và ven bờ.
Trong vùng biển Nam Bộ (Đông Nam Bộ và Tây Nam bộ) có 6 bãi cá, 5 bãi tôm, 3 bãi mực tết nhất Việt Nam. Sáu bãi cá chính có tên là: Côn Sơn, cửa sông Tiền -
sông Hậu, cù lao Thu, ngư trường cá nỗi, ngư trường biển Tây.
Bai cá Bắc Cù Lao Thu: Diện tích có thể khai thác được khoảng 6.041km’, Khả năng khai thác cho phép 9.120 tắn/năm.
Bãi cá Nam Cù Lao Thu : diện tích 7.563 km’. Trữ lượng 53.000 tin, khả năng khai
thác cho phép 15.960 tắn/năm.
Bai cá Côn Sơn : diện tích 7.331 kmẺ. Trữ lượng 28.620 tin, khải năng khai thác cho phép 14.300 tắn/năm.
Bai cá cửa sông Cửu Long: diện tích khoảng 3.200 km’. Trữ lượng 14.000 tắn, khải năng khai thác 7.000 tắn/ năm.
Ngư trường cá nỗi quan trong nhất phải kể đến là ngư trường biển Vũng Tàu và khu vực biển Phan Thiết có năng suất khai thác cao, Cá nổi lớn chủ yếu là cá Ngừ,
cá Kiếm, cá Nhám một số họ thuộc loại cá Nyc cá Chudn di cư theo mùa thành từng đàn. Trong 4 khu vực tập trung có 3 khu vực gần bờ, chỉ có khu vực Cù Lao Thu
gồm một số loài cá mang đặc tính vùng nước sâu: vùng gần bờ từ Phan Thiết đến
Vũng Tàu, vùng cửa sông Cửu Long, vùng biển gần Côn Đảo, vùng biển Cù Lao
Thu (đảo Phú Quý).
Có 5 bãi tôm chính là: Cù Lao Thu, Nam Vũng Tàu, cửa sông Cửu Long, Đông
Nam mũi Cà Mau, bãi tôm thuộc biển Tây.
Bãi tôm Cù Lao Thu: sàn lượng bình quân cao nhất có thể đạt 200-250 kg/h. Đây là ngư trường tôm biển sâu có triển vọng nhất Việt Nam. Các loại tôm khai thác có giá trị cao, nhất là tôm vỗ.
Trang 31
Bãi tôm Nam Vũng Tàu: có điện tích khoảng 2.750 km’, năng suất khai thác bình quân từ 5-20 kg/h. Mật độ bình quân tứ 63-98 kg/km’, nơi cao nhất đạt 1.250 kg/kmỶ.
Bãi tôm cửa sông Cứu Long: điện tích khoảng 5.150 km?, năng suất khai thác bình quân từ 1-10 kg/h. Mật độ bình quân trong tháng 4-5 dao động từ 24-221/ Ikm’.
Bãi tôm Đông Nam mũi Cà Mau: có điện tích khoảng 5.550 kmỶ, năng suất khai thác bình quân thắp khoảng 3kg/h. Mật độ bình quân là 35 kg/km?
Các bãi tôm thuộc biển Tay: Tây Bắc Phủ Quốc, Anh Déng-Nam DU, Sông Ông
Đốc-hòn Chuối cho sản lượng cao hơn các ngư trường tôm khai thác ở biển Đông.
Bai mực phân bế tập trung ở một số khu vực tại biển Phan Thiết và Vũng Tàu - Côn
Đảo, mật độ cao ở độ sâu 20-50 m.
Riêng đối với vùng biển của tỉnh theo số liệu của ngành Thủy sản, vùng biển Bà Rịa - Vũng Tàu có nguồn lợi rất đa dạng gồm 661 loài cá, 35 loài tôm, 23 loài mực, hàng ngàn loài tảo, trong đó có nhiều loài có giá trị kinh tế cao. Trữ lượng hải sản có thể khai thác tối đa hàng năm từ 150.000 —- 170.000 tắn. Vùng biển Bà Rịa -
Vũng Tàu cường độ gió không cao, ít bão, có nhiều cửa lech cho tàu thuyền neo đậu
nên hoạt động khai thác hải sản gặp rất nhiều thuận lợi.
Tiềm năng về diễn tích guối trông bái s
Diện tích tiểm năng vùng nước lợ, mặn của tỉnh đạt 13.559 ha, trong đó gồm:
diện tích tiém năng nước Ig cho phát triển nuôi trồng thủy sản là 5.823 ha. Và diện tích rừng ngập mặn có thé kết hợp phát triển nuôi trồng thủy sản là 5.972 ha có thể
phát triển nuôi các đối tượng tôm nước lợ, cá nước lợ, mặn,... Diện tích chuyển đổi từ các vùng đất trồng lúa bị nhiệm mặn, năng suất thấp, kém hiệu quả chuyển sang
nuôi trồng thủy sản nước Ig khoảng 1.164 ha. Diện tích các eo vịnh cửa sông ven
biển khoảng 600 ha có khả năng phát triển nuôi các đối tượng nhuyễn thể hai mảnh
vỏ và cá biển, tôm hùm bằng lồng bẻ.
Tiềm năng diện tích có thể phát triển nuôi trồng thủy sản của các huyện trong tinh Bà Rịa - Vũng Tàu có diện tích lớn nhất là Tân Thành với khoáng hơn 6.800 ha (trong đó vùng ngọt 766 ha), thành phế Vũng Tàu khoảng hơn 3.300 ha (trong đó
Trang 32
cửa sông, vịnh gần 200 ha), thị xã Bà Rịa hơn 2.200 ha (ngọt khoảng 380 ha), huyện Long Đất hơn 1800 ha (với nước ngọt hơn 350 ha), huyện Xuyên Mộc hơn 970 ha (nuôi ngọt hơn 280 ha), Châu Đức gần 600 ha và huyện Côn Đảo khoảng
500 ha (nước ngọt gần 100 ha, cửa sông và vịnh gần 400 ha).
2.3.3. Tiềm năng về cảng biển
Dự trữ công suất cảng biển của Bà Rịa - Vũng Tàu có thể đạt tới 80 triệu tấn hàng hoá luân chuyển mỗi năm. Sông Thị Vải chảy qua tỉnh với chiều dài 25 km,
chiều rộng trung bình 600 - 800 mét, sâu từ 10 - 20 mét cho phép xây dựng một hệ thống cảng công suất từ 18 - 21 triệu tấn hàng hóa/năm và tau trọng tải lớn từ 40-60
nghìn tấn ra vào dễ dàng. Sông Dinh có chiều dài khoảng 40km. Đoạn thượng
nguồn làm ranh giới tự nhiên giữa hai huyện Tân Thành và Châu Đức. Đoạn hạ
nguồn tại thành phố Vũng Tàu. Lòng sông rộng tới hơn 20 m, độ sâu từ 4 đến 6 m, thích hợp cho việc khai thác giao thông thuỷ và phát triển cảng, có nhiều cảng biển hoạt động. Ưu điểm của sông Dinh là bán nhật triều (một ngày thuỷ triều lên xuống 2 lần), biên độ thủy triều tới 3,5 m, rất tốt cho việc khai thác luồng cả ban ngày lẫn
ban đêm.
Khu vực Sao Mai - Bến Đình thuộc Thành phố Vũng Tàu có khả năng xây dựng cảng nước sâu cho tau trọng tải trên 100.000 tấn ra vào được với tổng công
suất 50 triệu tắn hàng hóa luân chuyển hàng năm.
Côn Đảo có vịnh Bến Dam rộng trung bình 1,6 km, dai 4 km, sâu từ 6 - 18 mét, kin gió. Tại đây đã xây dựng và đưa vào sử dụng cảng Bến Đầm có chiều dài cầu cảng 336 mét, có khả năng tiếp nhận tàu trọng tải 2.000 tắn.
2.3.4. Tiềm năng du lịch biển
Không kế hải đảo, Bà Rịa - Vũng Tàu có chiều dà bờ biển 156 km, trong đó có 72 km có thé dùng làm bãi tắm, có nhiều bãi tắm đẹp nồi tiếng của vùng: Bãi Trước, Bãi Sau, Bai Dâu, Bai Dita (Vũng Tàu), Long Hải (Long Dat), Hồ Cốc, Hồ Tràm (Xuyên Mộc), và dai bờ biển Côn Đảo.
* Bai Trước (bãi Tam Dương)
Trang 33
Bai trước kể cận thành phố Vũng Tàu, nằm giữa hai ngọn núi Lớn và núi Nhỏ, theo một đường vòng cung khá đều. Doc theo bãi biển có trồng nhiều dứa, dương
liễu và cây bàng. Các khách sạn lớn tập trung trên bãi nảy.
* Bai Sau ( bãi Thùy Vân)
Nằm phía Đông nam thành phố Vũng Tàu, dai 8 km từ chân núi Nhỏ đến tận cửa Lắp. Là bãi tắm sạch đẹp, rộng rãi. Bãi Sau tựa lưng vào những đổi cát và rừng cây. Ké sau có núi Hải Đăng, những vách núi, hang Doi và hòn Bà.
* Bai Dita: bãi biến đẹp nằm dưới chân núi Nhỏ, nằm gon trong những mỏm đá lễm chém đen láy. Những bụi đứa dai mọc rải rác trên bờ tạo cho cảnh biển thêm vẻ
hoang sơ, tĩnh mịch.
* Bai Nghinh Phong
Năm ở hướng cực nam của Vũng Tau. Bãi tắm hep, nước trong xanh, sóng gió dền dập, ba bề vách đá cheo leo kế tiếp với mũi Nghinh Phong hùng vĩ nhô ra biển
Đông. Quanh mũi có nhiều tảng đá lớn thích hợp cho du khách có thú vui câu cá và ưa mạo hiểm.
*Bãi Dâu (bãi Phương Thảo)
Năm ven núi Lớn cách bãi Trước 3 km, hẹp nông nhưng rất sạch. Hai đầu bãi có nhiều mỏm đá lớn nhô ra ngoài biển. Bãi không có những luồng gió xoáy như các
bãi khác. Bãi đẹp yên tĩnh
* Bãi Long Hải
Chạy dài theo chân núi Châu Long và Châu Viên. Bờ cát trắng mịn nước biển trong xanh, ít sóng. Dọc bờ biển có những hàng dương râm mát là chỗ để du khách
nghỉ ngoi ngoài trời. Trên những dãy núi lân cận có những ngôi chùa: Vân Sơn, Mai
Sơn, Bồng Lai...
* Bai Hồ Tràm
Thuộc xã Phước Bửu, huyện Xuyên Mộc, bãi nối liền tới bãi Long Hải, với bãi cát rộng dai suốt 20 km, có rừng phi lao rộng hơn 2 ha. Bai Hồ Tràm vẫn còn đậm nét hoang sơ với lợi thế phát triển du lịch.
Gắn liền với các bãi tắm biển là các khu rừng nguyên sinh như Bình Châu - Phước Bửu diện tích 11.293 ha với suối nước khoáng nóng Bình Châu.Vườn Quốc gia Côn Đảo 6.043 ha với hệ động thực vật phong phú, chưa kể vùng đệm dưới nước với
Trang 34
nhiều loại cây và thú quý hiếm. Đặc biệt ở đây có di tích hệ thống nhà tu Côn Dao.
Điều kiện thiên nhiên lý tưởng và hệ thống phong phú các di tích lịch sử cách mạng và văn hóa, các danh lam thắng cảnh là những nguồn tài nguyên du lịch mà tỉnh Bà
Rịa - Vũng Tàu đang khai thác. Huyện Côn Đảo với 16 hòn đảo lớn nhỏ là khu du
lich sinh thái biến.
Các lễ hội của tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu như: Lễ hội Dinh Cô (Long Hai), lễ Trùng Cửu (Long Sơn), lễ cầu Ngư (rước cá Ông) được tổ chức ở Lang Cá Ông, đình Thắng Tam (Vũng Tàu), lễ hội Miếu Bà. Đây là những ngày hội thu hút rất nhiều du khách từ các tỉnh miền Đông Nam Bộ và các tinh lân cận như thành phố
Hồ Chí Minh, Tây Ninh, Bình Thuận, Bình Dương, Bình Phước về dự hội lễ và kết
hợp du lịch tắm biển, nghỉ dưỡng.
Sự gắn kết các tài nguyên tự nhiên (các bãi tắm, rừng nguyên sinh, các ngọn núi...) các danh lam thắng cảnh, các di tích lịch sử văn hoá trên địa bàn tỉnh và cơ
sở hạ tầng đã tạo cho Bà Rịa - Vũng Tàu có thế mạnh phát triển du lịch biển đảo.