NYA ĐNQH1 OVID 3H1 ĐNO1 HOVOH AND OG NYS

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo hướng bền vững (Trang 86 - 92)

NGANH KINH TE BIEN CUA TINH BÀ RỊA -VŨNG TAU

IV. NYA ĐNQH1 OVID 3H1 ĐNO1 HOVOH AND OG NYS

Trang 86

Về phát triển hệ thống hạ tằng kỹ thuật phục vụ công trình cảng: Việc xây dựng

cảng phải đi đôi với hoàn thiện cơ sở hạ ting phục vụ cảng. Các dự án hạ tầng như tuyến đường sắt và đường cao tốc Biên Hòa — Vũng Tàu kết nối hệ thống cảng biển

với các khu công nghiệp trên hành lang đường quốc lộ 51, thành phố Hồ Chí Minh đi Phnôm Pênh, đồng bằng sông Cửu Long và Tây Nguyên theo quy hoạch. Ngoài

ra còn quy hoạch sân bay Gò Găng và các công trình giao thông đường bộ khác đẻ kết nếi hệ thống cảng và các tuyến quốc lộ và các đô thị trong vùng nhằm phát huy

cao nhất hiệu quả của kinh tế cảng Để Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành một đô thị cảng

biển đúng nghĩa, những co sở he ting kể trên là yếu tố, là nền tảng hết sức quan

trọng . Đây cũng là một trong những nội dung được để cập trong Nghị Quyết Đại

Hội Đảng bộ tình lần thứ V, cần được tổ chức triển khai thực hiện trong giai đoạn từ

nay đến năm 2020.

Bảng 3.1. Dự kiến doanh thu dịch vụ cảng giai đoạn 2011-2015 (Triệu USD)

Dich vụ logistics

Theo quyết định số 175/QD-TTg ngày 27/01/2011 của Thủ tướng Chính phủ

phê duyệt Chiến lược tổng thé phát triển khu vực địch vụ của Việt Nam đến năm

2020, trong đó nêu rõ: “Coi dịch vy logistics là yếu tố then chốt thúc đẩy phát triển

sản xuất, hệ thống phân phối, các ngành dịch vụ khác, lưu thông hàng hóa trong

nước và xuất nhập khẩu". Điều này đã được cụ thể hóa vào Nghị quyết đại hội Dang bộ tinh Bà Rịa - Vũng Tàu lần thứ V, với mục tiêu: *'...phát triển mạnh kinh tế biển,

xây dựng Bà Rịa - Vũng Tàu thành tỉnh công nghiệp và cảng biển theo hướng hiện đại vào năm 2015. Phát triển kinh tế gắn với yêu cầu phát triển bền vững”, với

nhiệm vụ và giải pháp chủ yếu “Phát huy các tiểm năng, lợi thế của tỉnh tập trung phát triển mạnh dịch vụ cảng biển, hậu cần (logistic), du lịch, dầu khí, vận tai, hàng

Trang 87

hải và các địch vụ khác tạo bước phát triển đột phá về dịch vụ giai đoạn 2011-

2015”.

Chính vì vậy, mục tiêu trong tâm trong thời gian tới là tinh sẽ tập trung day

mạnh phát triển địch vụ logistics trở thành một ngành kinh tế địch vụ tổng hợp chủ lực, có giá trị gia tăng cao, là động lực thực sự trong phát triển kinh tế có một sức

lan toả rộng đến các ngành, các lĩnh vực kinh tế, từ đó tạo ra bước đột phá trong phát triển kinh tế dịch vụ, gia tăng tỷ trong dịch vụ trong co clu GDP của tinh.

Trước hết cần rà soát, đánh giá đầy đủ thực trạng ngành logistics, đồng thời tiến hành quy hoạch, tạo điều kiện phát triển dich vụ logistics, điều chỉnh, bế tri mặt

bằng để xây dựng hệ thống kho tàng, bến bãi và hoạt động dịch vụ. Quy hoạch này

kết hợp với quy hoạch lại đô thị Phú Mỹ, thành phế Vũng Tàu để trở thành hai

thành phố cảng như mục tiêu Nghị quyết đề ra đến năm 2015. Kế đến là thành lập Trung tâm đào tạo nguồn nhân lực để phát triển logistics.

Có thể khẳng định Bà Rịa - Vũng Tàu hội đủ các yếu tố thuận cho sự nghiệp phát triển cảng biển, địch vụ cảng và dịch vụ logistics mà rất ít nơi trên đất nước ta có

được, đặc biệt là hội đủ các tiềm năng và cơ hội để phát triển dịch vụ logistics, một ngành kinh tế có giá trị gia tăng cao và đang ngày càng khẳng định vị thế của mình trong nhiều nền kinh tế phát triển. Và trong tương lai gần Bà Rịa - Vũng Tàu sẽ trở

thành một trung tâm dịch vụ cảng, dịch vụ logistics mang tằm cỡ quốc tế, phục vụ

tích cực cho sự phát triển của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam và cả nước.

3.2.2. Du lịch biển

Thực hiện nghị quyết Đại hội Dang bộ Tinh lần thứ V và nghị quyết số 05-

NQ/BTV ngày 27/5/2008 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về phát triển kinh tế du lịch

đến năm 2010 và tầm nhìn đến năm 2015, sẽ hoàn thành các nhiệm vụ và chỉ tiêu kế

hoạch do UBND Tinh giao năm 2011, duy trì đà tăng trưởng của ngành du lịch là

15,9%/nam. Trong đó xác định du lịch biển là một trong những thế mạnh của tỉnh.

Cần xây dựng các loại hình du lịch biển có tính cạnh tranh so với các địa phương

ven biển khác. Hoàn thành và đưa vào khai thác một số dự án du lịch trở thành những sản phẩm du lịch mới có khả năng thu hút du khách và mang những nét đặc

Trang 88

sắc của tỉnh. Tiếp tục ổn định môi trường du lịch, đảm bảo văn minh, an toàn và

thân thiện.

Trên cơ sở đánh giá tài nguyên du lịch biển cùng với định hướng phát triển du lich của tỉnh:”Du lịch là một trong những ngành kinh tế mũi nhọn của tỉnh trong những năm trước mắt và lâu dai” .Tập trung đầu tư phát triển du lịch biển kết hợp

với các loại hình du lịch trọng điểm là: du lịch sinh thái rừng - biển - đảo, du lịch tham quan, nghiên cứu khoa học và du lịch nghỉ dưỡng. Phát triển các sản phẩm du lich đặc sắc tại Vũng Tàu, Côn Đảo nhằm phát huy tiềm năng, thế mạnh để tạo diéu kiện tăng trưởng nhanh và bền vững.

Bảng 3.2. Dự kiến doanh thu địch vụ du lịch trong giai đoạn 2011-2015 (Tỷ

Quy hoạch lại môi trường du lịch ở Bãi Trước, Bãi Sau để tận dụng thế mạnh

của thành phố Hồ Chí Minh. Tiếp tục xác định du lịch là ngành kinh tế mũi nhọn ưu

tiên tập trung phát triển các loại hình dịch vụ du lịch gắn với biển là thế mạnh mà các địa phương khác không có được, tiến tới hình thành các trung tâm du lịch thể thao giải trí trên biển như đua thuyền, lướt ván, kết hợp giữa loại hình du lịch sinh thái và nhân văn. Đưa Bà Rịa - Vũng Tàu trở thành trung tâm nghỉ mát tắm biển

nghỉ dưỡng phục hồi sức khỏe cho nhân dân và người lao động trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam vả các vùng lân cận. Doc ven biển của tinh sẽ quy hoạch phát triển một số khu du lịch nghỉ ngơi, tắm biển.

Các dy án khởi công xây dựng:

Khu du lịch nghỉ mát Saigon Atlantis Hotel, khu du lịch Đại Dương, khu du lịch

Biển Xanh (Hàn Quốc), khu du lịch Bờ biển vàng, khu du lịch Trùng Dương, khu

du lịch sinh thái nghỉ đưỡng Tuyết Minh, khu du lịch sinh thái Binh An (Đất Đỏ), khu du lịch Ngọc Hải resort, khu du lịch Thiên Bình Minh, khu du lịch Minh Tuấn

Trang 89

Sông Ray, khu du lịch Ngân Sơn, khu biệt thự Mặt trời Buổi Sáng, khu biệt thự

Osaka Hồ Tràm, khu du lịch Láng Hàng (Đạt Gia), khu du lịch nghỉ đường Trung

Thủy, khu du lịch Hương Phong Hồ Cốc, khu nghỉ dưỡng Cantavil Long Hải, khu

du lịch Bình Minh Long Hải, khu du lịch nghỉ dưỡng Phương Trang, khu du lịch TM-DV Hoa Anh Đào, khu du lịch Lang chai Lộc An, khu du lịch Hòa Bình Xanh,

khu du lịch Hòa Bình Xanh mở rộng, khu du lịch nghỉ dưỡng Balm-Cricket.

Các dự án có khả năng di vào hoạt động trong năm 2011:

1. Khu du lịch Ngân Hiệp 2 (Xuyên Mộc)

2. Khu du lịch Minh Tuấn Hồ Tràm(Xuyên Mộc)

3. Khu nghỉ dưỡng Chăm sóc người cao tuổi quốc tế (Xuyên Mộc)

4. Khu du lịch Zenna Resort (Công ty TNHH Hiệp Bình Phú) (Long Điền)

5. Intourco mở rộng (Thành phế Vũng Tàu).

6. Trung tâm hội nghị quốc tế và Khách sạn Pullman (Thành phố Vũng Tàu)

Ngành du lịch sẽ tập trung vào các thị trường hiện tại và tiềm năng, các đầu mối đón khách quốc tế như: Nga, Campuchia, Đông Bắc Á. Có kế hoạch tuyên truyền, quảng bá kịp thời, sớm hơn mọi năm nhằm thu hút du khách, để các sự kiện này mang lại hiệu quả kinh tế thực sự cho ngành du lịch tỉnh nhà. Phối hợp các ngành sớm ổn định trật tự và kinh doanh bãi tắm Thùy Vân, mang lại một hình ảnh mới

của bãi tắm này đại diện cho hình ảnh du lịch tỉnh Bà Rịa-Vũng Tàu.

Phối hợp các ngành tiếp tục triển khai chiến dịch ổn định trật tự trị an và vệ sinh

môi trường, bình ổn giá cả dịch vụ tại các tuyến điểm tham quan, các bãi tắm, kiên

quyết xử lý nghiêm các trường hợp chặt chém du khách. Hướng dẫn các đơn vị kinh

doanh chấp hành nghiêm chỉnh các quy định pháp luật, các cam kết của đơn vị về

bảo vệ môi trường trong hoạt động du lịch.

Phối hợp với Sở Tài nguyên Môi trường triển khai thực hiện để án truyền thông

môi trường trong lĩnh vực du lịch đã được UBND Tinh phê duyệt. Theo dõi, cập

nhật tình hình thiên tai, lập phương án phối hợp ứng phó kịp thời nhằm giảm nhẹ

thiệt hại về người và tài sản của ngành du lịch.

a SI

Ban đồ 3.2. Quy hoạch tổng thé các khu du lịch của tỉnh đến năm 2020

Trang 91

3.2.3. Nuôi trồng, đánh bắt và chế biến hải sản

Phát triển thủy sản theo hướng đẩy mạnh nuôi trồng và khai thác bién khơi, tăng cường chế biến xuất khẩu đồng thời chú trọng đến tiêu dung nội địa. Duy trì khai thác hải sản ở quy mô hợp lý. Khuyến khích ngư dân đầu tư tàu lớn, trang thiết

bị hiện đại khai thác hải sản xa bờ. Không phát triển thêm tiến tới giảm dẫn số tàu

nhỏ khai thác ven bờ. Sớm đầu tư xây đựng khu chế biến hải sản tập trung dé đến năm 2015 di dời các nhà máy trong khu dân cư và trong đô thị vào khu chế biến tập

trung. Duy trì nuôi trồng thủy sản ở quy mô hợp lý tại Vũng Tàu, Phước Tỉnh, Long

Hải, Phước Hải, Bình Châu, đảm bảo yêu cầu bảo vệ môi trường, sự phát triển hài

hòa giữa ngành du lịch và hải sản, đồng thời đảm bảo quốc phòng an ninh ven biển.

Trong giai đoạn 201 1 - 2015 ngành ngư nghiệp phấn đấu đạt các mục tiêu chính:

Tổng giá trị sản xuất theo giá cố định là 13.287 tỷ đồng, đạt tốc độ tăng trưởng bình

quân 7,34%/nim. Trong đó: giá trị sản lượng khai thác đạt 11.651 tỷ đồng, giá trị sản lượng nuôi trồng đạt 1.636 tỷ đồng, tổng sản lượng thủy sản đạt 1,31 triệu tấn.

Tổng kim ngạch xuất khẩu 5 năm đạt | tỷ 750 triệu USD, tăng bình quân 8,67%.

Giải quyết việc làm cho 95.000 lao động.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Hiện trạng và định hướng phát triển kinh tế biển tỉnh Bà Rịa - Vũng Tàu theo hướng bền vững (Trang 86 - 92)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)