Đối với Ngân hàng Nhà Nước Việt Nam

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam (Trang 96 - 102)

3.4.2.1 Bổ sung hoàn thiện các chính sách cơ chế, thúc đẩy ứng dụng và triển khai các nghiệp vụ ngân hàng hiện đại.

Trên cơ sở các bộ luật của nhà nước, cần nhanh chóng xây dựng hoàn chỉnh, đồng bộ hệ thống các văn bản dưới luật hướng dẫn các NHTM thực hiện, vừa không trái pháp luật, vừa tạo điều kiện cho các NHTM hoạt động trong xu hướng hội nhập quốc tế. Văn bản chế độ cần đi trước công nghệ một bước, tạo định hướng cho phát triển công nghệ, hoặc ít nhất phải được sửa đổi kịp thời cho phù hợp với tốc độ phát triển công nghệ, đảm bảo an toàn cho việc triển khai các DVNHĐT.

Ban hành cơ chế về quản lý DVNH, tạo điều kiện phát triển hệ thống DVNH hiện đại của các NHTM. Giao quyền cho các NHTM quyết định các loại hình dịch vụ cần thu phí theo nguyên tắc thương mại chứ NHNN không nên ban hành biểu phí làm mất tính cạnh tranh.

3.4.2.2. Duy trì vai trò định hướng chiến lược và chỉ đạo sát sao quá trình triển khai DVNHĐT của các NHTM.

Để các DVNH hiện đại đi vào đời sống dân cư, tạo thói quen giao dịch qua ngân hàng cho toàn xã hội thì từng NHTM riêng lẻ không thể làm được mà phải có những chính sách tổng thể của NHNN, NHNN cần kiểm soát chiến lược phát triển DVNH hiện đại chung của các NHTM ở tầm vĩ mô, đảm bảo kiến trúc tổng thể hài hòa trong toàn ngành, tránh tình trạng “mạnh ai nấy làm” nhưng vẫn phải đảm bảo mục đích chung về lợi nhuận cho mỗi ngân hàng và tạo ra môi trường cạnh tranh lành mạnh.

tài chính nhanh nhất, cùng kết hợp với nhau trong một số lĩnh vực, tránh đầu tư trùng lặp, lãng phí.

3.4.2.3. Hiện đại hóa công nghệ ngân hàng

NHNN cần đi trước một bước trong việc hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Tập trung mạnh vào công tác phát triển thanh toán không dùng tiền mặt, nâng cao chất lượng các phương tiện và công cụ thanh toán. Cụ thể:

- Mở rộng các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt, đặc biệt là trong khối các cơ quan nhà nước;

- Sớm đưa trung tâm chuyển mạch vào hoạt động để kết nối các máy ATM giữa các ngân hàng với nhau để thực hiện thanh toán liên ngân hàng;

- Nghiên cứu xây dựng trung tâm xử lý séc để mở rộng phạm vi sử dụng công cụ thanh toán bằng séc nhằm đa dạng hóa các dịch vụ thanh toán không dùng tiền mặt;

- Khẩn trương xây dựng các trung tâm phục hồi thảm họa, hạn chế thấp nhất rủi ro do bất kỳ một sự cố bất khả kháng nào đối với mạng nghiệp vụ ngân hàng.

Ngoài ra NHNN cần có chính sách khuyến khích, hỗ trợ các dự án đầu tư, hợp tác liên kết và vay vốn đầu tư cho cơ sở hạ tầng, hiện đại hóa công nghệ ngân hàng. Trong lĩnh vực này, cục công nghệ tin học ngân hàng có vai trò quan trọng trong việc nghiên cứu và lựa chọn các công nghệ và sản phẩm phần mềm tiên tiến trên thị trường trong và ngoài nước để tư vấn, định hướng cho các ngân hàng.

KẾT LUẬN

Quán triệt mục tiêu nghiên cứu, trên cơ sở vận dụng tổng hợp phương pháp nghiên cứu khoa học, đi từ lý thuyết đến thực tiễn, đề tài "Phát triển dịch vụ Ngân

hàng điện tử tại Ngân hàng TMCP Kỹ Thương Việt Nam" đã tập trung giải

quyết một số nội dung quan trọng như sau:

Một là, làm rõ khái niệm về Ngân hàng điện tử, nhận thấy những ưu điểm

của dịch vụ này, sự cần thiết phải phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử trong xu thế hội nhập hiện nay. Đồng thời cũng đưa ra được những tiêu chí, điều kiện để phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử hiện nay.

Hai là, phân tích tình hình phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử tại

Techcombank, từ đó nhìn thấy những thuận lợi, khó khăn cũng như những thành công, hạn chế để có những định hướng, giải pháp đúng đắn cho việc phát triển và ngày càng hoàn thiện hơn dịch vụ Ngân hàng điện tử tại Techcombank.

Ba là, trên cơ sở định hướng phát triển công nghệ cũng như dịch vụ Ngân

hàng điện tử của Nhà nhà nước và Techcombank, Luận văn đề xuất một số giải pháp và kiến nghị nhằm góp phần nâng cao việc phát triển dịch vụ này.

Để thực hiện thành công việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử theo những định hướng đã nêu ra cần có sự hỗ trợ của Chính phủ, Ngân hàng nhà nước và các cấp quản lý liên quan cùng với sự nỗ lực của bản thân Techcombank.

Mặc dù đề tài đề cập tới nhiều vấn đề lý luận, thực tiễn và các giải pháp trong việc phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tử, tuy nhiên, đề tài chỉ tập trung vào các dịch vụ Ngân hàng điện tử của Khối khách hàng cá nhân của Techcombank. Những vấn đề khác cần có các công trình nghiên cứu khoa học tiếp theo nghiên cứu mới có thể giải quyết được.

2. Báo cáo ban kiểm soát Techcombank năm 2013

3. Đỗ Văn Hữu (2005), Thúc đẩy phát triển Ngân hàng điện tử ở Việt Nam, Tạp chí Tin học Ngân hàng.

4. Nguyễn Minh Kiều (2009), Nghiệp vụ Ngân hàng hiện đại, NXB Thống kê 5. Trần Hoàng Ngân - Ngô Minh Hải (2004), Sự phát triển dịch vụ Ngân hàng

điện tử tại Việt Nam, Tạp chí phát triển kinh tế, số 169.

6. PGS.TS. Nguyễn Thị Mùi (2007), Bài phát biểu “Phát triển dịch vụ ngân hàng trong điều kiện hội nhập”.

7. Ngân hàng nhà nước Việt Nam (2006), Chiến lược phát triển dịch vụ ngân hàng đến năm 2010 và tầm nhìn 2020 – Kỷ yếu hội thảo khoa học, Nhà xuất bản Phương Đông.

8. Đặng Mạnh Phổ (2007), Phát triển dịch vụ thanh toán điện tử - biện pháp hữu hiệu để đẩy mạnh thanh toán không dùng tiền mặt, Tạp chí Ngân hàng, số 20 9. Tạp chí ngân hàng số tháng 16, 17, 18, 19 năm 2013

10. Tờ trình báo cáo kết quả hoạt động kinh doanh năm 2012 và 2013

Các trang web: www.vbard.com.vn www.bic.cn www.icbc.com.cn www.techcombank.com.vn www.publicbank.com.my www.sbv.gov.vn www.dei.gov.vn www.mofa.gov.vn www.vneconomy.net www.hiephoinganhangvietnam.vn

Giới tính : 􀀔 Nam 􀀔 Nữ Tuổi:……..

Nghề nghiệp :... Công ty: : ...

1. Anh/Chị đã giao dịch với Techcombank trong thời gian bao lâu? 􀀔 Dưới 2 năm 􀀔 Từ 2 đến 5 năm

􀀔 Từ 5 đến 10 năm 􀀔 Trên 10 năm

2. Anh/Chị đang sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử nào của Techcombank? 􀀔 Phone-banking 􀀔 Mobile-banking

􀀔 Home-banking 􀀔 Internet-banking 􀀔 Tổng đài 1800-588-822 􀀔 Chưa sử dụng

Nếu Anh/Chị “Chưa sử dụng”, vui lòng chuyển sang câu 8, 9, 10

3. Anh/Chị biết đến dịch vụ Ngân hàng điện tử của Techcombank qua nguồn

thông tin nào?

􀀔 Người thân, bạn bè, đồng nghiệp 􀀔 Tờ bướm/tờ rơi ở Ngân hàng

􀀔 Phương tiện truyền thông (báo chí, ti vi…) 􀀔 Nhân viên Ngân hàng tư vấn 􀀔 Trang web Techcombank􀀔 Khác:……….

4. Tần suất sử dụng những tiện ích của dịch vụ Ngân hàng điện tử của Anh/Chị

như thế nào?

Tiện ích Số lần/tháng

Kiểm tra số dư

Cập nhật thông tin về lãi suất, tỷ giá hối đoái, giá chứng khoán Chuyển khoản

Thanh toán hóa đơn (điện, nước, điện thoại, internet…..) Thanh toán/ nhận lương

􀀔 Đáp ứng nhu cầu thanh toán nhiều, liên tục 􀀔 Ngân hàng có uy tín

􀀔 Miễn phí dịch vụ sử dụng 􀀔 Khác:………..

6. Đánh giá về dịch vụ Ngân hàng điện tử của Techcombank:

Mức độ đồng ý được đánh số theo thứ tự tăng dần: 1 hoàn toàn không đồng;3 mức độbình thường; 5 hoàn toàn đồng ý

Yếutố 1 2 3 4 5

Thủ tục sử dụng dịch vụ đơn giản

Thời gian thực hiện và xử lý dịch vụ nhanh chóng Tính bảo mật cao

Cách thức sử dụng dịch vụ đơn giản

Nhân viên nhiệt tình, chủ động giải thích, tư vấn Nhân viên có kiến thức nghiệp vụ

Phí dịch vụ hợp lý

Các vướng mắt, khiếu nại của khách hàng được giải quyết nhanh chóng,thỏa đáng

7. Một cách tổng quát, Anh/Chị cho rằng mức độ hài lòng của mình đối với dịch vụNgân hàng điện tử của Techcombank là:

Hoàntoàn không hàilòng Hoàntoàn hàilòng

1 2 3 4 5

8. Lý do Anh/Chị chưa sử dụng dịch vụ Ngân hàng điện tử?

􀀔 Dịch vụ còn mới, chưa biết, chưa có thông tin 􀀔 Có thói quen đến Ngân hàng giao dịch

􀀔 Lo ngại thủ tục rườm rà

􀀔 Cảm thấy không an tâm, an toàn

􀀔 Quen sử dụng dịch vụ của Ngân hàng khác 􀀔 Không quan tâm

9. Anh/Chị có dự định sử dụng hoặc giới thiệu cho bạn bè, đồng nghiệp, người thân sửdụng dịch vụ Ngân hàng điện tử không?

􀀔 Có 􀀔 Không

10. Những ý kiến đóng góp của Anh/Chị để cải tiến, phát triển dịch vụ Ngân hàng điện tửcủa Techcombank:

... ... ... Xin chân thành cảm ơn

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam (Trang 96 - 102)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w