Đối với Chính phủ

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam (Trang 93 - 96)

3.4.1.1 Tạo lập được môi trường pháp lý ổn định, phù hợp với các quy định, thông lệ quốc tế cho hoạt động ngân hàng.

theo hướng quốc tế hóa. Sự phát triển của công nghệ cho ra đời một số dịch vụ ngân hàng (DVNH) mới với cách thức và quy trình giao dịch khác với sản phẩm truyền thống, các văn bản pháp lý của chính phủ cần có sự điều chỉnh phù hợp với tốc độ phát triển của khoa học công nghệ. Nói cách khác, cần hoàn thiện môi trường pháp luật theo hướng minh bạch, thông thoáng, ổn định, bình đẳng và an toàn cho các ngân hàng tham gia thị trường tài chính; đảm bảo tính thống nhất và khả thi cho toàn bộ hệ thống. Cụ thể là:

- Sửa đổi và hoàn thiện Luật các tổ chức tín dụng theo hướng làm rõ và mở rộng phạm vi điều chỉnh của các tổ chức tín dụng, loại bỏ các điều khoản mang tính phân biệt đối xử, mở rộng các loại hình dịch vụ mà tổ chức tín dụng được cung cấp.

- Sớm sửa đổi pháp lệnh kế toán thống kê, bổ sung những quy định mới về lập chứng từ kế toán phù hợp với những DVNHĐT thực hiện bằng công nghệ vi tính, quy định rõ ràng pháp luật về các chứng từ, hóa đơn thanh toán DVNHĐT do NHNN quản lý với biểu mẫu thống nhất.

- Nghiên cứu mở rộng các quy định về chứng từ điện tử và chữ ký điện tử như quy định về cơ quan chịu trách nhiệm lưu giữ chứng từ điện tử, quy định cơ sở mức độ quy chuẩn pháp lý cho bộ mã hóa sử dụng trong hệ thống ngân hàng.

- Ban hành luật hay pháp lệnh bảo lãnh trong lĩnh vực ngân hàng. Nghiệp vụ bảo lãnh ngày càng được ứng dụng rộng rãi trong hoạt động ngân hàng và trong giới kinh doanh song cho đến nay vẫn chưa có một bộ luật thống nhất điều chỉnh mà chỉ có các quy tắc thống nhất về bảo lãnh theo yêu cầu do ICC ban hành.

Ngoài ra, chính phủ cũng cần có quy định cụ thể về việc lưu giữ và tiếp cận thông tin liên quan đến các DVNH, về phòng chống rửa tiền thông qua các DVNH và các hành vi bất hợp pháp có liên quan đến các phương tiện điện tử hoặc trên mạng Internet.

3.4.1.2. Cải thiện môi trường kinh tế xã hội.

Thứ nhất, ổn định môi trường kinh tế vĩ mô, tạo môi trường kinh doanh bình đẳng hơn giữa các ngân hàng. Chính phủ nên từng bước dỡ bỏ những quy định mang tính bảo hộ đối với các ngân hàng trong nước, dỡ bỏ từng bước các hạn chế đối với các ngân hàng nước ngoài theo cam kết hội nhập nhằm tạo điều kiện tốt hơn để các ngân hàng cạnh tranh bình đẳng hơn, đóng góp tích cực hơn vào sự phát triển

của hệ thống ngân hàng nói riêng và nền kinh tế nói chung.

Thứ hai, thống nhất quan điểm, xác định rõ và cụ thể về lộ trình mở cửa dịch vụ ngân hàng theo đúng các cam kết quốc tế. Chính phủ cần xây dựng lộ trình hội nhập cho toàn ngành ngân hàng một cách hợp lý với phương châm hội nhập và mở cửa thị trường từng bước nhằm tận dụng tối đa các cơ hội từ hội nhập đồng thời hạn chế ở mức thấp nhất những ảnh hưởng tiêu cực đến nền kinh tế nói chung và hệ thống ngân hàng nói riêng. Tự do hóa lĩnh vực Tài chính - Ngân hàng phải được thực hiện sau cùng, sau khi đã cải cách cơ cấu và tự do hóa thương mại. Việc có được lộ trình phù hợp sẽ đảm bảo hệ thống tài chính hội nhập hiệu quả, tăng năng lực cạnh tranh mà không vướng mắc vào các cuộc khủng hoảng tài chính ngân hàng.

3.4.1.3. Phát triển hạ tầng Kỹ thuật - Công nghệ hiện đại.

Mặt bằng công nghệ của Viêt Nam vẫn còn rất thấp so với các nước trên thế giới, vì vậy chính phủ cần chú trọng phát triển hạ tầng kỹ thuật – công nghệ. Tăng cường chuyển giao công nghệ từ các nước tiên tiến trên cơ sở tiếp thu và làm chủ được công nghệ đó. Bên cạnh đó, phải có chiến lược đào tạo những chuyên gia kỹ thuật giỏi, đặc biệt là trong lĩnh vực công nghệ thông tin.

Sự phát triển của Bưu chính viễn thông là tiền đề, là cơ sở để Ngân hàng thương mại (NHTM) hiện đại hóa công nghệ và phát triển các DVNH mới. Về phía các khách hàng cá nhân, phí thuê bao sử dụng Internet và cước điện thoại còn quá đắt so với các quốc gia khác trong khu vực và trên thế giới, không khuyến khích được người dân sử dụng các DVNH qua mạng. Vậy, việc phải phát triển bưu chính viễn thông là một nội dung quan trọng cần được nhà nước đặc biệt quan tâm trong chiến lược phát triển kinh tế của đất nước.

3.4.1.4. Nâng cao hơn nữa vai trò của Hiệp hội ngân hàng.

Thông qua các hoạt động của mình, Hiệp hội ngân hàng cần quan tâm hơn nữa đến lợi ích của các NHTM thành viên, tạo sự hợp tác chặt chẽ giữa các NHTM để hướng tới mục tiêu phát triển lành mạnh, hiệu quả và bền vững. Cụ thể là thống nhất giữa các thành viên về phí dịch vụ để khắc phục tình trạng cạnh tranh không

lành mạnh, hỗ trợ các hội viên trong việc đào tạo nghiệp vụ tập trung hoặc bồi dưỡng chuyên sâu nhằm phát triển nghiệp vụ và DVNHĐT, phát huy vai trò tổ chức liên kết phát triển công nghệ hiện đại, trang bị đồng bộ, liên kết thành viên, ví dụ như đẩy mạnh hoạt động của Hội thẻ ngân hàng Việt Nam, liên kết các thành viên tạo ra hệ thống mạng truyền thông phục vụ riêng cho các ngân hàng tại Việt Nam hoặc liên kết quản lý, hợp tác giữa các NHTM và đối tác cung cấp dịch vụ viễn thông trên cơ sở hai bên cùng có lợi.

Một phần của tài liệu phát triển dịch vụ ngân hàng điện tử tại ngân hàng tmcp kỹ thương việt nam (Trang 93 - 96)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(102 trang)
w