Qua phân tích kinh nghiệm của một số ngân hàng nước ngoài và các ngân hàng nước ngoài tại VN trong việc phát triển hoạt động ngân hàng bán lẻ đặc biệt là
dịch vụ ngân hàng điện tử, có thể tổng hợp và rút ra một số bài học kinh nghiệm cho Techcombank như sau:
Thứ nhất, tập trung vào một số loại hình dịch vụ thích hợp:
Trong điều kiện hội nhập kinh tế, xu hướng đa dạng hóa, đẩy mạnh kinh doanh dịch vụ là đúng đắn và tất yếu. Tuy vậy, do sự hạn chế về nguồn lực cũng như kinh nghiệm kinh doanh, Techcombank không thể đầu tư tràn lan và phát triển tất cả các loại hình DVNHĐT mà thế giới đang có. Việc đầu tư dàn trải và kém hiệu quả sẽ dẫn đến sự lãng phí nguồn lực và thất bại trong kinh doanh. Chỉ nên đầu tư vào một số dịch vụ mà mình có lợi thế cạnh tranh và phát triển các sản phẩm mà thị trường đang có nhu cầu.
Thứ hai, chú trọng thị trường khách hàng cá nhân:
Trong điều kiện hội nhập và mở cửa của nền kinh tế Việt Nam hiện nay, với đặc điểm là dân số đông và trẻ, mảng thị trường DVNH dành cho khách hàng cá nhân thực sự là một thị trường mới ổn định và giàu tiềm năng đối với Techcombank. Nếu biết cách nhanh chóng tiếp cận và chiếm lĩnh thị trường trước thì sẽ tạo ra được lợi thế của người đi trước và gây dựng được một chỗ đứng vững chắc đối với mảng thị trường tiềm năng này.
Một mặt, Techcombank cũng cần xác định rõ là với thị trường này, không thể đòi hỏi một sự thành công ngay lập tức, vì dân chúng thường có thói quen chung thủy với một ngân hàng mà họ tín nhiệm. Đến với thị trường này, Techcombank cần đẩy mạnh phát triển các DVNH bán lẻ, tập trung khơi dậy cũng như định hướng cầu dịch vụ trong công chúng. Có như vậy mới có thể tạo dựng được uy tín và chỗ đứng của mình trong công chúng.
Thứ ba, tăng cường tính hiệu quả trong đầu tư công nghệ:
Để nâng cao năng lực kinh doanh DVNHĐT, Techcombank phải đầu tư công nghệ và cơ sở vật chất. Việc đầu tư công nghệ cần chú ý đến tính tương thích giữa công nghệ mới và công nghệ cũ, chú trọng đến sự chấp nhận của khách hàng cũng như lợi ích mà công nghệ đó mang lại cho các khách hàng. Nói cách khác, công nghệ đầu tư phải có hiệu quả, phù hợp với đặc điểm của ngân hàng và mang lại lợi ích cho các khách hàng. Chỉ khi có sự phù hợp về trình độ văn hóa, dân trí của người sử dụng với công nghệ ngân hàng mà Techcombank triển khai thì hiệu quả
hoạt động DVNHĐT mới được đảm bảo.
Thứ tư, cần có sự liên kết với các ngân hàng khác trong việc mở rộng và nâng cao chất lượng DVNHĐT:
Khác với các dịch vụ như tiền gửi hay tín dụng, một ngân hàng luôn cần có sự hợp tác của một hoặc nhiều ngân hàng khác trong việc cung cấp dịch vụ cho các khách hàng. Để đảm bảo quyền lợi cho các khách hàng cũng như nâng cao chất lượng dịch vụ, sự hợp tác và liên kết chặt chẽ với các ngân hàng khác là hết sức quan trọng. Để làm được điều này, Techcombank cần thiết lập và tiêu chuẩn hóa các giá trị dịch vụ. Một dịch vụ của ngân hàng này sẽ được chấp nhận ở ngân hàng khác và ngược lại, trong điều kiện bùng nổ về công nghệ thông tin trong giai đoạn hiện nay, sự liên kết và trao đổi dữ liệu giữa một ngân hàng này với một ngân hàng khác hoặc xây dựng hệ thống cơ sở dữ liệu tập trung sẽ là tiền đề cho việc cung cấp dịch vụ thanh toán nhanh chóng, tiện ích cho các khách hàng.
Trong điều kiện cạnh tranh ngày càng khốc liệt, các DVNH ngày càng đóng vai trò vô cùng quan trọng trong hoạt động kinh doanh nói chung của NH và của Techcombank nói riêng. Thông qua các hoạt động dịch vụ, Techcombank mở rộng thị phần, nâng cao uy tín và năng lực cạnh tranh, phân tán rủi ro và ngày càng gia tăng nguồn thu cho NH. Vì vậy, xu thế hiện nay luôn coi phát triển hoạt động dịch vụ như một chiến lược dài hạn
CHƯƠNG 2
THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN DỊCH VỤ NGÂN HÀNG ĐIỆN TỬ TẠI TECHCOMBANK