D. Loại việc "Nƣớc lã"
3. Lửa thiêu màn hình, trận Xích Bích mớ
Bỗng Gia Cát Lượng nhớ tới một người, bèn hỏi:
- Chủ tịch Tôn, sao không thấy CEO mới của tập đoàn Đông Ngô Chu Du? Tôn Quyền nói:
- Anh ta đang tham gia đại hội quảng cáo của đài truyền hình trung ương. Tôi vừa gọi điện mời anh ta ngày mai quay về.
Chu Du bay về và mang theo tin tức mới nhất về Tào Tháo. Tại đại hội trưng bày quảng cáo của đài truyền hình trung ương lần này, công ty của Tào Tháo trên bậc quần hùng không ngại gì mà chiếm ngay một chỗ to nhất.
Tào Tháo vung bút lớn làm chấn động thị trường quảng cáo Trung Quốc. Dòng chữ điện tử Anh Hùng được quảng cáo liên tục trên đài truyền hình trung ương. Mật độ quảng cáo quá dày khiến màn hình ti-vi nóng rực, vì thế mọi người gọi là "đại chiến Xích Bích".
Tôn Quyền vội gọi Chu Du, Gia Cát Lượng bàn cách chung sức đối phó. Chu Du khách sáo với Gia Cát Lượng mấy câu rồi đi thẳng vào vấn đề:
- Lần đốt tiền của Tào Tháo này thật điên rồ, mà cũng thật đáng sợ! Gia Cát Lượng cười:
- Tào Tháo tự chuốc diệt vong, anh sợ làm gì? Chu Du sững người, hỏi:
- Tiên sinh có thể nói rõ hơn được không? Gia Cát Lượng nói:
- Trước tiên nói về quảng cáo. Tác dụng của quảng cáo là gì? Để nổi tiếng, đúng không? Song nổi tiếng chưa đủ, phải còn có tiếng tốt. Nếu không có tiếng tốt, người xem quảng cáo vẫn mua hàng của hãng khác.
- Làm người cũng vậy, có người danh thơm muôn thuở, có người tiếng xấu vạn niên. Cùng nổi tiếng song kết quả ngược nhau.
Gia Cát Lượng lấy bút tiến tới chiếc bảng, nói:
- Phân tích mối quan hệ giữa nổi tiếng và tiếng tốt, chúng ta nhận thấy những tình huống sau: