Ứng xử với lãnh đạo thế nào?

Một phần của tài liệu tài liệu luận về tam quốc (Trang 96 - 97)

D. Loại việc "Nƣớc lã"

4. Ứng xử với lãnh đạo thế nào?

Để nên một người tài tiên hạc, Gia Cát Lượng tiếp tục xin bố vợ chỉ dạy: - Cha còn nói về dũng cảm đương đầu. Ý tứ nó là thế nào?

Hoàng Thừa Ngạn nói:

- Dũng cảm đương đầu là dũng cảm tiếp xúc với lãnh đạo, tích cực đề nghị và nêu ý kiến khác. Trước tiên, dũng cảm tiếp xúc với lãnh đạo là một phẩm chất đáng khen ngợi. Suốt chiều dài lịch sử, người ta thường ví lãnh đạo với sư tử, hổ hay mãnh thú, lại có câu "gần vua như gần hổ". Do nhu cầu quản lý, lãnh đạo cần một quyền uy bất khả xâm phạm. cấp dưới chẳng may mạo phạm là kể như chấm dứt sự nghiệp. Tuy nhiên, nếu dũng cảm tiếp xúc lãnh dạo, thông qua sự tương hỗ tích cực, ta sẽ đủ tự tin để nắm vận mệnh của mình. Vì thế, cha tán dương cấp dưới tìm cách tiếp xúc với lãnh đạo bằng cách thức xác đáng.

Nghe nói đến cách thức, Gia Cát Lượng mắt sáng lên: - Cha nói luôn đi, cần cách thức gì khi tiếp xúc với lãnh đạo?

Hoàng Thừa Ngạn nói:

- Cha biết con cần thứ này nên chuẩn bị sẵn. Vừa nói, Hoàng Thừa Ngạn vừa vào thư phòng lấy ra một quyển sổ, lật vài trang cho con rể xem:

Cần nhớ khi tiếp xúc với lãnh đạo

Gặp lãnh đạo, tất phải cho họ thấy cuộc gặp có ích. Muốn vậy, tất phải chú trọng kỹ năng diễn đạt. Nếu thiếu kỹ năng diễn đạt, như trầm lặng, lắp bắp… sẽ rất khó gây chú ý, thậm chí khiến lãnh đạo ác cảm. Tìm vấn đề chủ chốt, chuẩn bị đầy đủ - đó là điều kiện cơ bản cho một cuộc tiếp xúc thành công với lãnh đạo. Khi nói chuyện, cần nêu ra các ý kiến có tính xây dựng, gợi mở để lãnh đạo cảm thấy bổ ích. Làm được điều đó, lãnh đạo sẽ rất hài lòng và chủ động tiếp xúc với ta.

Nói thẳng bằng thái độ bình thản sẽ chiếm được lòng tin của lãnh đạo, bởi vây quanh lãnh đạo thông thường toàn là bọn nịnh bợ.

Dù lãnh đạo thông minh tài giỏi đến đâu, họ vẫn rất thích thú khi ta đưa ra các phương án lựa chọn. Ta cũng cần biết lãnh đạo thích tiếp xúc theo cách nào nhất, như nói chuyện, viết thư, đưa ra bằng chứng, dẫn điển tích hay nhìn tận mắt – như vậy mới tranh thủ được cơ hội tiếp xúc với lãnh đạo. Tiếp xúc với lãnh đạo một cách thành công không chỉ để đưa ra sự giúp đỡ cho lãnh đạo, mà còn để nhận sự chi viện của lãnh đạo.

Xem xong, Gia Cát Lượng bội phục, nói: - Cha, con có thể copy lại được không?

Một phần của tài liệu tài liệu luận về tam quốc (Trang 96 - 97)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(144 trang)