D. Loại việc "Nƣớc lã"
3. Làm nhân tài cốt hạc
Hoàng Thừa Ngạn nói:
- Làm một người ưu tú còn là phải dũng cảm nhận việc. Rồi cha sẽ kể câu chuyện về một con hạc.
Tin hạc được vua sư tử mời làm tể tướng vương quốc rừng sâu vừa phát ra, ký giả của tờ "Tin nhanh rừng sâu" gà lôi vội tìm đến bạn tốt của hạc là hươu sao nhờ bố trí một cuộc phỏng vấn với hạc. Hươu sao hỏi:
- Vì sao anh muốn phỏng vấn hạc? Gà lôi đáp:
- Vì hạc cùng nòi với tôi, đều họ chim. Tôi rất muốn tìm hiểu phong cách của tể tướng mới thế nào. Hươu sao cười:
- Không thể phỏng vấn hạc được.
- Tại sao vậy? Gà lôi tùy cơ ứng biến, quay sang phỏng vấn hươu sao. Hươu sao nói:
- Bởi hạc không bao giờ trả lời phỏng vấn. Hạc cho rằng danh tiếng nên thuộc về lãnh đạo. Anh ta có nguyên tắc "ba không" nổi tiếng: không tranh danh tiếng với lãnh đạo, không tranh công với cấp dưới, không tranh lợi với đồng sự.
Gà lôi lấy ngay sổ tay ra, hỏi:
- Xưa nay tể tướng vương quốc rừng sâu đều do chồn cáo đảm nhiệm. Xin hỏi, vì sao lần này hạc lại thay chồn cáo? Hạc có điểm gì hơn người?
Hươu sao nghĩ thầm rồi nói:
- Thôi được, nhân đây tôi sẽ làm sáng tỏ một vài sự thực. Giới truyền thông cho rằng hạc được thăng chức nhờ không tham ô, không vụ lợi, không dối trá và giữ mình trong sạch, kỳ thực họ đều nhầm lẫn. Gà lôi nói:
- Đúng rồi, mọi người đều không hiểu, bởi anh ta thanh cao mà thiếu thực tế thì làm tể tướng thế nào được? Có người còn nói hạc vờ thanh cao, thực tế còn nịnh bợ giỏi hơn chồn cáo. Nguyên tắc "ba không" thực chất là nịnh bợ.
Hươu sao sững người, nổi cáu:
- Có đâu lẽ thế! Sao anh tùy tiện hạ thấp thanh danh của hạc, lại còn đem trộn nguyên tắc "ba không" với nịnh bợ nữa?
Gà lôi nói:
- Việc đó không lạ. Người ta cho rằng, bên cạnh sư tử chỉ có hai loại người, một là nhẫn nhục, hai là bợ đỡ.
Hươu sao nói:
- Người ta chỉ biết tính nết sư tử hay quát tháo mà không biết nguyên nhân tính nết thất thường của ông ta. Quản lý một vương quốc rộng lớn, hàng ngày ông ta phải xử lý trăm công ngàn việc, phải chịu sức ép rất lớn dẫn đến mệt mỏi cả sức lực lẫn tinh thần. Làm sao tính tình vui vẻ được? Song, hạc không như hai loại người kia. Hạc dũng cảm nhận việc, tích cực giúp đỡ sư tử. Thậm chí sư tử còn cho rằng cống hiến của hạc không kém mình mấy. Lần này, hạc được bổ nhiệm làm tể tướng chính vì có phẩm chất hơn người.
Gà lôi hỏi:
- Dũng cảm nhận việc có nghĩa là gì? Hươu sao giải thích:
- Trong một công ty hay tổ chức, nhà lãnh đạo nhất cử nhất động đều phải chịu một sức ép rất lớn, các loại sức ép đó ảnh hưởng rất lớn tới suy nghĩ, sự phán đoán của lãnh đạo. Một cấp dưới dũng cảm nhận việc là người trong phạm vi quyền hạn của mình chủ động chia sẻ gánh nặng của lãnh đạo. Anh ta biết cách sắp xếp để lãnh đạo tập trung tinh lực xử lý công việc hiệu quả nhất. Anh ta cũng chủ động suy nghĩ hộ lãnh đạo về lĩnh vực mình có thể gánh vác, một số việc không thể gánh vác thì cũng đưa ra sự chi viện tối đa cho lãnh đạo.
- Tôi vẫn không hiểu lắm, dũng cảm nhận việc và lấy lòng có khác nhau hay không? Hươu sao nói:
- Một trong những chức năng quan trọng của cấp dưới là tìm cách giúp lãnh đạo giảm bớt những sức ép không cần thiết khiến lãnh đạo có tinh thần tốt để phát huy tài năng, khiến mục tiêu chung được thực hiện một cách vững chắc. Mục đích của cấp dưới dũng cảm nhận việc là vì lợi ích chung; ngược lại, kẻ bợ đỡ chỉ cầu tư lợi. Vì thế chồn cáo là tể tướng, hạc cũng là tể tướng nhưng tài năng và nhân phẩm khác xa nhau. Nếu có cơ hội, anh hãy phỏng vấn vua sư tử, ông ta sẽ cho thấy sự khác biệt giữa chồn cáo và hạc.
Nhờ sự giúp đỡ của hươu sao, gà lôi nhanh chóng liên lạc được với vua Sư tử. Ở đầu dây bên kia, sư tử rất vui vẻ đáp ứng thỉnh cầu phỏng vấn của gà lôi.
Hôm sau, trên "Tin nhanh rừng sâu" có đăng bài "Từ chồn cáo tới hạc – Hươu sao trình vày về chức năng của một tể tướng hiện đại". Bài báo gây tiếng vang trong rừng sâu. Chẳng lâu sau, từ "hạc" đồng nghĩa với "cấp dưới xứng chức", "trợ thủ tốt nhất". Mọi người dùng từ "cốt hạc" để chỉ bậc tài năng hơn người.
Nghe xong câu chuyện, Gia Cát Lượng cảm khái: - Con cũng muốn làm người tài cốt hạc!
Hoàng Thừa Ngạn khen:
- Con có chí hướng như vậy, ta mừng! Bố vợ, con rể nhìn nhau cùng cười.
Câu chuyện hạc làm tể tướng lưu truyền trong giới quản lý, thậm chí "nhân tài cốt hạc" trở thành mục tiêu cho các cuộc tuyển dụng. Câu nói dân gian "Lưng dắt vạn quan tiền, cưỡi hạc xuống Dương Châu" để chỉ câu chuyện một ông chủ hùng tâm trách chí, dám chi một khoản lớn để mời trợ thủ giỏi rồi xuống Dương Châu mở nghiệp. Truyền thuyết còn cho rằng hạc là phương tiện chuyên chở tất yếu của thần tiên nên mới gọi là "tiên hạc".