Điều 478 Bộ Luật Dân Sự 2005: Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo hoàn thiện pháp luật huy động vốn (Trang 48 - 49)

- Thời hạn thế chấp thường rất ngắn, có khi không quá một tuần Kĩ thuật này thích hợp cho ngân hàng nào chỉ vay trong một vài ngày, như cuối tháng, cuối năm, những ngày đặc biệt,…

57 Điều 478 Bộ Luật Dân Sự 2005: Thực hiện hợp đồng vay có kỳ hạn

1. Đối với hợp đồng vay có kỳ hạn và không có lãi thì bên vay có quyền trả lại tài sản bất cứ lúc nào, nhưng phải báotrước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay trước cho bên cho vay một thời gian hợp lý, còn bên cho vay chỉ được đòi lại tài sản trước kỳ hạn, nếu được bên vay đồng ý.

Như vậy, có thể nhận thấy sự mâu thuẩn khá rõ rệt trong quy định của pháp luật chuyên ngành và Bộ luật Dân sự. Có lẻ, khi xây dựng Bộ luật Dân sự, tuy quy định phạm vi điều chỉnh của Bộ luật Dân sự là mở rộng ra tất cả các quan hệ thuộc cả lĩnh vực kinh daonh thương mại,… nhưng ý chí nhà lập pháp vẫn không bao quát được những lĩnh vực đó mà chỉ dừng lại ở phạm vi các quan hệ dân sự theo nghĩa hẹp. Ở đây, quy định của quy chế tiền gửi tiết kiệm là văn bản pháp luật chuyên ngành và là văn bản dưới luật nên sẽ phải chịu ràng buộc các quy định của Bộ luật Dân sự. Tuy nhiên, xem xét nội dung các quy định, rõ ràng các quy phạm thuộc Bộ luật Dân sự thật sự không hợp lí, không phù hợp với nhu cầu thực tiễn. Suy cho cùng, đó là hệ quả của những hạn chế về trình độ lập pháp của nước ta58.

Vấn đề 2: Quyết định 16/2008/QĐ-NHNN và việc xác định lãi suất huy động bằng đô la Mỹ.

Ngoài vai trò là công cụ điều tiết chính sách vĩ mô, lãi suất còn được sử dụng để ngân hàng cân đối nguồn vốn huy động và vốn cho vay trong từng thời kỳ. Luật Các tổ chức tín dụng quy định việc cho vay phải được lập thành hợp đồng tín dụng, trong đó phải có các nội dung chủ yếu như: điều kiện vay, mục đích sử dụng tiền vay, hình thức vay, số tiền vay, thời hạn vay, lãi suất… Đối với khoản huy động vốn, cho vay bằng đồng Việt Nam, lãi suất cho vay do ngân hàng và khách hàng thỏa thuận, nhưng không vượt quá 150% lãi suất cơ bản do NHNN công bố để áp dụng trong từng thời kỳ. Tuy nhiên, đối với khoản huy động vốn, cho vay bằng đô la Mỹ có phải tuân theo quy định của Quyết định số 16 hay không?

Dưới góc độ pháp lý, lãi suất huy động vốn, cho vay bằng đô la Mỹ do các ngân hàng ấn định đối với khách hàng không bị khống chế bởi lãi suất trần theo cơ chế điều chỉnh lãi suất cơ bản được quy định tại Quyết định số 16 vì các lý do sau đây:

Thứ nhất, theo quy định tại Điều 476 của Bộ luật Dân sự năm 2005, thì lãi suất vay do các bên thỏa thuận, nhưng không được vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại cho vay tương ứng. Thực tế, cho đến nay, NHNN chỉ quy định lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam, chứ chưa quy định lãi suất cơ bản bằng đô la Mỹ hoặc ngoại tệ khác.

Thứ hai, Quyết định số 16 chỉ quy định việc điều hành lãi suất cơ bản bằng đồng Việt Nam làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh không vượt quá 150% lãi suất cơ bản. Do đó, các ngân hàng không có nghĩa vụ phải ấn định lãi suất kinh doanh bằng đô la Mỹ đối với khách hàng theo quy định của Quyết định số 16.

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo hoàn thiện pháp luật huy động vốn (Trang 48 - 49)