- Thời hạn thế chấp thường rất ngắn, có khi không quá một tuần Kĩ thuật này thích hợp cho ngân hàng nào chỉ vay trong một vài ngày, như cuối tháng, cuối năm, những ngày đặc biệt,…
43 Đây cũng là một trong những nguyên nhân mà tác giả chia hoạt động huy động vốn của ngân hàng thành 2 nhóm hoạt động cơ bản: nhóm các hoạt động huy động vốn xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận và nhóm các hoạt động xuất
hoạt động cơ bản: nhóm các hoạt động huy động vốn xuất phát từ mục tiêu lợi nhuận và nhóm các hoạt động xuất phát từ mục tiêu bảo đảm an toàn (phần 1.1.4. Phân loại hoạt động huy động vốn). Và cũng chính vì vậy mà tác giả giới hạn những nghiên cứu chuyên sâu của đề tài chỉ tập trung ở khía cạnh thứ nhất của hoạt động này (hoạt động huy động vón bằng nhận tiền gửi và phát hành giấy tờ có giá), mục đích của tác giả muốn tập trung tiếp cận hoạt động huy động vốn của ngân hàng dưới góc độ kinh tế, tức là một hình thức của hoạt động ngân hàng.
Nếu hoàn toàn không đề cập đến các hình thức của hoạt động ngân hàng được đề cập trong định nghĩa trên ta vẫn dễ dàng nhận thấy hoạt động huy động vốn thông qua hình thức vay của các tổ chức tín dụng khác, tổ chức tài chính và vay của Ngân hàng nhà nước không thỏa mãn bản chất của một hoạt động kinh doanh. Theo quy định của Luật Doanh nghiệp: “Kinh doanh là việc thực hiện liên tục một, một số loặc tất cả các công đoạn của quá trình đầu tư,…trên thị trường nhằm mục đích sinh lợi”, có thể nhận thấy bản chất cũng như khởi thủy của bất kì hoạt động kinh doanh nào cũng là nhằm mục đích sinh lợi. theo định nghĩa trên, “hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh…”, mục đích chính của hai hoạt động huy động vốn của ngân hàng thông qua vay vốn của tổ chức tín dụng, tổ chức tài chính và vay ngân hàng trung ương chủ yếu nhằm mục đích bảo đảm an toàn hoạt động ngân hàng thậm chí trong nhiều trường hợp bất chấp mục thua lỗ, chúng không hoàn toàn nằm trong quyền tự quyết của ngân hàng mà chịu những ràng buộc từ các quy chế pháp lí mang tính bắt buộc đến sự tồn vong của chính nó. Từ những luận cứ trên, việc phân định trên theo quan điểm của tác giả là hợp lí. Điều này cũng cho thấy một tư duy mới và rạch ròi trong quan điểm của nhà lập pháp, có một hướng tiếp cận hợp lí từ bản chất của quan hệ được điều chỉnh sẽ giúp cho nhà lập pháp lựa chọn những phương thức điều chỉnh thích hợp.
Về hệ thống các văn bản điều chỉnh hoạt động huy động vốn của các ngân hàng thương mại bao gồm hai nhóm chính:
Nhóm một: các quy phạm pháp luật chuyên ngành (Luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam số 06/1997/QHX Luật Các tổ chức tín dụng số 07/1997 , Nghị định số 49/200/ND-CP về tổ chức và hoạt động của cácc ngân hàng thương mại, và các quyết định của ngân hàng nhà nước trong việc ban hành các quy chế của các hình thức cụ thể, các quyết định công bố lãi suất huy động, lãi suất chiết khấu,….), chủ yếu hướng đến các vấn đê mang tính nghiệp vụ.
Nhóm hai: các quy phạm pháp luật chung, chủ yếu thuộc bộ luật dân sự, chủ yếu hướng đến nội dung pháp lí của quan hệ, như quyền và nghĩa vụ của các chủ thể,…
2.1.2. Các quy định cụ thể của pháp luật Việt Nam liên quan đến một số hoạt độnghuy động vốn cụ thể. huy động vốn cụ thể.
2.1.2.1. Hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi.A. VẤN ĐỀ LÃI SUẤT: A. VẤN ĐỀ LÃI SUẤT:
Hình tượng hóa một cách dễ hiểu nhất, hoạt động ngân hàng là hoạt động kinh doanh mà trong đó “tiền tệ” là hàng hóa. Chính vì vậy, lãi suất với vai trò là giá cả của tiền tệ luôn đóng vai trò trung tâm. Đối với hoạt động huy động vốn nói chung hay với hoạt động nhận tiền gửi của các ngân hàng thương mại nói riêng, vấn đề lãi suất và cơ chế điều chỉnh của nó có tác động chi phối rất lớn. Phân tích các quy định của pháp luật về hoạt động huy động vốn bằng nhận tiền gửi sẽ bắt đầu bằng việc xem xét việc điều hành lãi suất trong pháp luật Việt Nam qua các giai đoạn.
Kinh tế học đưa ra nhiều khái niệm về lãi suất, từ cụ thể đến trừu tượng, tuy nhiên, trong các văn bản pháp luật hiện hành của nước ta không có bất cứ định nghĩa nào về lãi suất nói chung. Tuy nhiên, vấn đề thu hút được sự quan tâm từ cả hai lĩnh vực kinh tế học và luật học chính là cơ chế điều hành nó, sự thay đổi của nó và những tác động của nó đến các chủ thể có liên quan. Luật Các tổ chức tín dụng vận hành chỉ hơn 10 năm nhưng với cơ chế điều hành lãi suất đối với các tổ
chức tín dụng đã trãi qua khá nhiều những thay đổi và hiện nay có thể nói vẫn chưa tìm kiếm được một phương thức điều chỉnh thật sự thích hợp. Sự không ổn định đó đã gây khá nhiều khó khăn cho hoạt động của các ngân hàng nói riêng và với toàn nền kinh tế nói chung, đồng thời cũng dấy lên nhiều cuộc tranh luận gay gắt vẫn chưa có hồi kết.
• LỘ TRÌNH THAY ĐỔI CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT44.
Sau khi luật Ngân hàng nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực, Ngân hàng nhà nước Việt Nam đã áp dụng cơ chế lãi suất trần để điều chỉnh lãi suất kinh doanh của các ngân hàng thương mại (Quyết định số 39 ngày 17/1/1998 của Thống đốc NHNN, theo Quyết định này mức chênh lệch giữa lãi suất huy động và cho vay vốn bình quân là 0,35%/tháng đã được bãi bỏ). Bước đầu, các ngân hàng thương mại đã có quyền tự chủ quyết định lãi suất lãi suất huy động trên cơ sở cung – cầu vốn thị trường.
Ngày 02 tháng 08 năm 2000, Thống đốc Ngân hàng nhà nước Lê Đức Thúy ban hành Quyết định 241/2000/QĐ-NHNN1 về việc thay đổi cơ chế điều hành lãi suất cho vay của ngân hàng đối với khách hàng, trong đó thay thế cơ chế điều hành trần lãi suất cho vay bằng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản đối với cho vay bằng Đồng Việt Nam và cơ chế lãi suất thị trường có quản lý đối với cho vay bằng ngoại tệ. Cụ thể, đối với lãi suất cho vay bằng Việt Nam đồng các ngân hàng ấn định lãi suất cho vay đối với khách hàng trên cơ sở lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố theo nguyên tắc lãi suất cho vay không vượt quá mức lãi suất cơ bản và biên độ do Thống đốc Ngân hàng nhà nước quy định từng thời kỳ. Ngân hàng nhà nước công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo mức lãi suất cho vay thương mại đối với khách hàng tốt nhất của nhóm các tổ chức tín dụng được lựa chọn theo Quyết định của Thống đốc Ngân hàng nhà nước trong từng thời kỳ. Lãi suất cơ bản và biên độ được công bố định kỳ hàng tháng, trường hợp cần thiết, Ngân hàng nhà nước sẽ công bố điều chỉnh kịp thời.
Và vào ngày 30 tháng 05 năm 2002, trên cơ sở chủ trương, chính sách của Đảng và Nhà nước, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 546 ngày 30/5/2002 về việc thực hiện cơ chế lãi suất thoả thuận trong hoạt động tín dụng thương mại bằng đồng Việt Nam của TCTD đối với khách hàng. Trong đó quy định: Từ tháng 6/2002, bãi bỏ quy định các TCTD ấn định lãi suất cho vay theo lãi suất cơ bản cộng biên độ; các TCTD xác định lãi suất cho vay bằng đồng Việt Nam trên cơ sở cung - cầu vốn thị trường và mức độ tín nhiệm của khách hàng vay; NHNN công bố lãi suất cơ bản nhưng với mục đích định hướng lãi suất thị trường và chỉ có ý nghĩa tham khảo đối với các TCTD khi ấn định lãi suất kinh doanh. Như vậy, có thể nói, lãi suất huy động và cho vay của các TCTD đối với khách hàng được thực hiện theo cơ chế thoả thuận, sự can thiệp hành chính của Nhà nước đã cơ bản chấm dứt. tuy nhiên, cũng nhiều ý kiến cho rằng đây là một Quyết định mang tính nóng vội, là “quan điểm của trường phái “cấp tiến”, muốn “đốt cháy” giai đoạn, “chạm ngõ” với kinh tế thị trường đầy đủ”45.