- Thời hạn thế chấp thường rất ngắn, có khi không quá một tuần Kĩ thuật này thích hợp cho ngân hàng nào chỉ vay trong một vài ngày, như cuối tháng, cuối năm, những ngày đặc biệt,…
B. CÁC VẤN ĐỀ VỀ NGHIỆP VỤ
Như đã được phân tích ở trên, hoạt động huy động vốn của ngân hàng được điều chỉnh bởi các nhóm quy phạm khác nhau, các vấn đề về lãi suất huy động vốn được phân tích ở trên là nhóm các quy phạm thiên về hoạt động điêu phối của Ngân hàng nhà nước nhằm mục đích quản lí hoạt động huy động vốn của các ngân hàng. Các vấn đề sẽ được trình bày trong phần này sẽ là các quy phạm thiên về tính nghiệp vụ trong việc kí kết các hoạp đồng huy động vốn cụ thể (bản chất là các hợp đồng vay vốn). ở đây, tác giả sẽ chỉ trình bày những vấn đề mà tác giả cho là còn vướn mắc, các vấn đề thiên về tính hình thức và thủ tục của việc thực hiện các hoạt động này trên thực tế hoặc là được quy định khá cụ thể trong các quy chế do ngân hàng nhà nước công bố, theo thông lệ chung trong lĩnh vực này hoặc là thuộc về nghiệp vụ của từng ngân hàng riêng lẻ, chính vì vậy, sẽ không được đề cập.
• Vấn đề pháp lí liên quan đến hợp đồng vay: Quyền yêu cầu rút tiền trước thời hạn.
Như đã được nhắc đến ở phần trước, mang bản chất là một hợp đồng dân sự, chính vì vậy các hoạt động huy động vốn mà cụ thể là các hợp đồng tiền gửi không chỉ được điều chỉnh bởi các quy phạm pháp luật chuyên ngành mà còn được điều chỉnh bởi rất nhiều quy phạm của các văn bản pháp luật khác, mà cụ thể nhất là Bộ luật Dân sự 2005. Đặc biệt, đối với các hợp đồng tiền gửi, các vấn đề được các văn bản pháp luật chuyên ngành quy định chỉ chủ yếu tập trung vào các quy định thiên về tính thủ tục và xác định phương thức thực hiện một loại hình nghiệp vụ như thế
55 Nguyễn Phương Linh, Ngân Hàng Ngoại Thương Việt Nam, “Cần sửa đổi quy định về lãi suất vay trong Bộ LuậtDân Sự 2005”, Tạp chí Ngân hàng, số 23/2006. Dân Sự 2005”, Tạp chí Ngân hàng, số 23/2006.
nào. Hình thức và đặc trưng của từng loại tiền gửi thường được xác lập phù hợp với thông lệ chung trong lĩnh vực tài chính ngân hàng. Riêng về các vấn đề pháp lí như xác định quyền và nghĩa vụ của chủ thể trong hợp đồng tiền gửi, vấn đề giải quyết các hệ quả pháp lí liên quan đến hợp đồng thường được điều chỉnh trực tiếp bởi các quy phạm của luật chung – Bộ luật Dân sự 2005. Những phân tích dưới đây chủ yếu tập trung vào các vấn đề pháp lí liên quan đến hợp đồng vay, tác giả sẽ phân tích một số điểm có sự mâu thuẩn giữa các văn bản quy định quy chế thực hiện các nghiệp vụ huy động vốn với các quy định của pháp luật dân sự liên quan đến hợp đồng.
Theo thông lệ trong hoạt động các ngân hàng từ trước đến nay, để tạo điều kiện cho khách hàng, khuyến khích các đối tượng này gửi tiền tại ngân hàng hàng mình, các ngân hàng đều đưa ra các quy chế cho phép khách hàng có thể rút tiền trước thời hạn (đối với các hợp đồng tiền gửi có kì hạn) hoặc rút tiền gửi không kì hạn mà không phải báo trước (thường với một số tiền không quá lớn). Các văn bản pháp luật thuộc chuyên ngành này cũng có những quy định tương tự, chẳng hạn, Điều 16 Quy chế tiền gửi tiết kiệm56 quy định về vấn đề này như sau:
“Rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn
1. Người gửi tiền được rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn nếu có thoả thuận với tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm khi gửi tiền và phải thông báo trước yêu cầu rút tiền trước hạn theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
2. Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 16, thì người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định của tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm.
3. Trường hợp người gửi tiền có nhu cầu rút tiền gửi tiết kiệm trước hạn nhưng không đáp ứng đủ quy định tại Khoản 1 Điều 16, thì tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm có thể cho phép người gửi tiền rút tiền trước thời hạn. Trong trường hợp này, người gửi tiền được hưởng lãi theo quy định tại Khoản 2 Điều 16; tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm được quyền quy định mức phí đối với khoản tiền gửi tiết kiệm rút trước thời hạn.
….
5. Tổ chức nhận tiền gửi tiết kiệm quy định thời hạn tối thiểu người gửi tiền phải thông báo trước yêu cầu rút tiền trước hạn, lãi suất và mức phí áp dụng đối với tiền gửi tiết kiệm rút trước hạn”.
Căn cứ vào quy định được trích dẫn trên có thể thấy khách hàng gửi tiền tại tổ chức tín dụng có quyền rút tiền trước thời hạn, đây là quyền pháp định, trên thực tế như đã được nhắc đến ở trên, đây là thông lệ chung, không chỉ ở nước ta.
Tuy nhiên, tại Bộ luật Dân sự 2005 lại có một quy định hoàn toàn khác. Cụ thể, khoản 3 Điều 473 quy định: “Bên cho vay có nghĩa vụ sau:...không được yêu cầu bên vay trả lại tài sản trước thời hạn, trừ trường hợp quy định tại Điều 478 của bộ luật này57”
56 Quy chế về tiền gửi tiết kiệm, ban hành kèm theo Quyết định số 1160/2004/QĐ-NHNN ngày 13 tháng 9 năm 2004của Thống đốc Ngân hàng nhà nước (đã được sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định số 47/2006/QD-NHNN ngày 15 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước (đã được sửa đổi, bổ sung bằng Quyết định số 47/2006/QD-NHNN ngày 15 tháng 09 năm 2006 của Thống đốc Ngân hàng nhà nước)