Châu Đình Phương, “Lãi suất: ôn cố tri tân”, Tạp Chí Kinh Tế Và Dự Báo số 17 (433) tháng 9/2008.

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo hoàn thiện pháp luật huy động vốn (Trang 39 - 40)

- Thời hạn thế chấp thường rất ngắn, có khi không quá một tuần Kĩ thuật này thích hợp cho ngân hàng nào chỉ vay trong một vài ngày, như cuối tháng, cuối năm, những ngày đặc biệt,…

45 Châu Đình Phương, “Lãi suất: ôn cố tri tân”, Tạp Chí Kinh Tế Và Dự Báo số 17 (433) tháng 9/2008.

 Năm 2006, thời điểm Bộ luật Dân sự 2005 có hiệu lực với điều khoản quy định về lãi suất hợp đồng vay tài sản: “Lãi suất vay do các bên thỏa thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố với loại cho vay tương ứng”46. đây có lẽ là một vấn đề không được tính đến của Ban soạn thảo Bộ luật Dân sự 2005, nó thật sự đã gây ra những xáo trộn rất lớn đối với việc điều hành cơ chế lãi suất của Ngân hàng nhà nước, các ngân hàng thương mại hoang mang, hàng loạt các hợp đồng vay tiền liên quan đến các ngân hàng có khả năng bị xem là vô hiệu lực vì vi phạm điều khoản về lãi suất. Ngân hàng nhà nước không có câu trả lời cho hàng loạt các vướn mắc nảy sinh.

 Sau hàng loạt những yêu cầu và kiến nghị, hai năm sau, với ý kiến của Uỷ ban Thường vụ Quốc hội khóa XII và chỉ đạo của Thủ tướng Chính phủ, Ngân hàng nhà nước đã xây dựng cơ chế điều hành lãi suất cơ bản trình Thường trực Chính phủ xem xét, nhất trí tại văn bản số 3168/VPCP-KTTH ngày 16/5/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản của Văn phòng Chính phủ. Trên cơ sở đó, Thống đốc NHNN đã ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN ngày 16/5/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam. Cụ thể, văn bản này quy định: “Các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh (lãi suất huy động, lãi suất cho vay) bằng đồng Việt Nam đối với khách hàng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố để áp dụng trong từng thời kỳ. Định kỳ hàng tháng, Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố lãi suất cơ bản. Trong trường hợp cần thiết, Ngân hàng nhà nước Việt Nam công bố điều chỉnh kịp thời lãi suất cơ bản”. Văn bản này về cơ bản thiết lập lại sự thống nhất về đường lối điều chỉnh lãi suất cơ bản của hệ thống pháp luật tài chính ngân hàng và Bộ luật Dân sự 2005. Nhìn một cách tổng thể, sau một thời gian áp dụng cơ chế lãi suất thỏa thuận, chúng ta lại quay về với cơ chế lãi suất trần, tuy được thể hiện bằng một phương thức hiện đại hơn.

 Và chắc chắn, trong tương lai không xa, khi dự thảo Bộ luật Dân sự sửa đổi, dự thảo Luật Ngân hàng nhà nước và dự thảo Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực sẽ thiết lập thêm một cơ chế điều hành lãi suất mới. Và tất nhiên, tuy chưa thể nói gì về tính hiệu quả của cơ chế điều hành mới này nhưng chắc chắn sẽ hạn chế được tối đa việc phát sinh những sự mâu thuẩn như trong giai đoạn vừa qua.

Nhìn vào tổng quan những sự thay đổi trong cơ chế điều hành lãi suất trong giai đoạn 12 năm kể từ khi luật Ngân hàng nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng có hiệu lực, có thể kết luận về sự thiếu ổn định của cơ chế này, và ắt hẳn, nó cũng đóng vai trò không nhỏ đối với những thất bại của Ngân hàng nhà nước Việt Nam trong cơ chế điều hành chính sách tiền tệ của mình.

ĐÁNH GIÁ TÍNH HỢP LÍ TRONG CÁC CƠ CHẾ ĐIỀU HÀNH LÃI SUẤT TRONG THỜI GIAN QUA.

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo hoàn thiện pháp luật huy động vốn (Trang 39 - 40)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(57 trang)
w