Điều 3 (nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật) luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008.

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo hoàn thiện pháp luật huy động vốn (Trang 41 - 42)

- Thời hạn thế chấp thường rất ngắn, có khi không quá một tuần Kĩ thuật này thích hợp cho ngân hàng nào chỉ vay trong một vài ngày, như cuối tháng, cuối năm, những ngày đặc biệt,…

47 Điều 3 (nguyên tắc xây dựng, ban hành văn bản pháp luật) luật ban hành văn bản quy phạm pháp luật số 17/2008/QH12 ngày 03 tháng 06 năm 2008.

ngân hàng chiếm số lượng lớn nhất trong các quan hệ vay vốn nói chung cả về mặt số lượng và quy mô, và nó cũng đóng vai trò trung tâm Quyết định đến lãi suất thực trên mặt bằng lãi suất của các quan hệ vay vốn khác trong thực tế. Nếu giả định lãi suất huy động vốn và cho vay của các ngân hàng và các loại hình vay vốn khác được điều chỉnh bằng hai cơ chế điều chỉnh khác nhau thì thật sự nhà lập pháp đã đi trái với các nguyên tắc thực tiễn.

Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN của Thống đốc NHNN ngày 16/5/2008 về cơ chế điều hành lãi suất cơ bản bằng Đồng Việt Nam có thể nói là một Quyết định đúng đắn để sửa chửa những sai lầm của mình. Theo giải trình của Ngân hàng nhà nước Việt Nam việc ban hành Quyết định số 16/2008/QĐ-NHNN dựa trên cơ sở pháp lý: Luật NHNN, Điều 9 và 18 quy định “NHNN xác định và công bố lãi suất cơ bản và lãi suất tái cấp vốn”“Lãi suất cơ bản là lãi suất do NHNN công bố làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh”; Khoản 1 Điều 476 Bộ luật Dân sự quy định “Lãi suất vay do các bên thoả thuận nhưng không vượt quá 150% của lãi suất cơ bản do NHNN công bố đối với loại vay tương ứng”. Lãi suất cơ bản do NHNN công bố là công cụ để điều hành chính sách tiền tệ, thực hiện các chức năng: Một là, làm cơ sở cho các TCTD ấn định lãi suất kinh doanh. Hai là, có tác dụngđịnh hướngvà điều tiết lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng. Theo đó, lãi suất cơ bản được xác định dựa trên cơ sở lãi suất thị trường nội tệ liên ngân hàng, lãi suất nghiệp vụ thị trường mở của NHNN, lãi suất huy động đầu vào của TCTD và xu hướng biến động cung - cầu vốn, mục tiêu điều hành chính sách tiền tệ trong ngắn hạn48.

Tuy nhiên, đây cũng là một Quyết định mang tính tạm thời để đối phó với tình huống hiện tại (ổn định thị trường tài chính, thực hiện mục tiêu thắt chặt tiền tệ trong giai đoạn nền kinh tế lạm phát, hệ thống tài chính thế giới sụp đổ). Như đã được đề cập ở trên, với sự ra đời của Bộ luật Dân sự (sửa đổi), luật Ngân hàng nhà nước và Luật Các tổ chức tín dụng mới, nhà nước ta sẽ lựa chọn được một cơ chế điều chỉnh thích hợp ca về mặt pháp lí và tài chính.

Vấn đề thứ hai: Lãi suất cơ bản.

Nếu như vấn đề trên thu hút được nhiều sự quan tâm của các nhà nghiên cứu cũng như báo giới thì vấn đề này chưa hệ thấy được đề cập. Đây là vấn đề xuất hiện trên cơ sở vai trò của lãi suất cơ bản. Theo khoản 12 Điều 9 luật Ngân hàng nhà nước 1997: “Lãi suất cơ bản là lãi suất do Ngân hàng nhà nước công bố làm cơ sở cho các tổ chức tín dụng ấn định lãi suất kinh doanh”. Ở cả hai cơ chế điều hành theo lãi suất thỏa thuận hay lãi suất trần đều có sự xuất hiện của lãi suất cơ bản. Như vậy, căn cứ vào quy định này, vai trò luật định của lãi suất cơ bản do Ngân hàng nhà nước công bố luôn là cơ sở bắt buộc cho việc ấn định lãi suất kinh doanh của các ngân hàng thương mại. Tuy nhiên, đối với trường hợp áp dụng lãi suất thỏa thuận, trong Quyết định 546/ 2002/QD-NHNN của thống đốc Ngân hàng nhà nước lại quy định: “Ngân hàng nhà nước Việt Nam tiếp tục công bố lãi suất cơ bản trên cơ sở tham khảo .... để tham khảo và định hướng lãi suất thị trường, phù hợp với luật Ngân hàng nhà nước Việt Nam”. Nhìn vào quy định này có thể dễ dàng nhận thấy theo cách quy định của Quyết định số 546/2002/QD-NHNN thì vai trò của lãi

Một phần của tài liệu Tài liệu tham khảo hoàn thiện pháp luật huy động vốn (Trang 41 - 42)