Đối với chính phủ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu-chi nhánh thăng long- phòng giao dịch âu cơ ( (Trang 75 - 79)

Nhà nước, Chính phủ cần có các chính sách ưu đãi, hỗ trợ cho DNV&N nhiều hơn nữa, ưu tiên với các doanh nghiệp mới thành lập. Đồng thời nhà nước cần hỗ trợ đào tạo thêm cho các DNV&N về công nghệ, kinh nghiệm, trình độ tổ chức quản lý….

Nhà nước cần hoàn thiện các cơ sở pháp lý thuận lợi để doanh nghiệp tiếp cận được với các nguồn vốn vay của ngân hàng và tổ chức tín dụng. Chính phủ cần sớm ban hành các văn bảo pháp luật để tạo ra hành lang pháp lý thông thoáng cho các DNV&N có điều kiên phát huy nội lực. Thành lập nhiều hơn nữa các quỹ bảo lãnh tín dụng cho các DNV&N. Với hình thức này, các DNV&N có dự án khả thi có thể vay vốn tín dụng ngân hàng mà không cần có tài sản thế chấp

Nhà nước cần có các biện pháp để phát huy tốt vai trò kiểm toán của kiểm toán nội bộ bằng cách nâng cao vai trò, phối hợp đồng bộ hoạt động giữa kiểm toán nội bộ với các loại hình kiểm toán khác. Tiến hành cụ thể hóa chuẩn mực kiểm toán sao cho phù hợp với thông lệ và chuẩn mực kiểm toán quốc tế

3.3.2 Đối với Ngân hàng Nhà nước Việt nam

Ngân hàng nhà nước là cơ quan quản lý nhà nước về tiền tệ, tín dụng và các hoạt động của Ngân hàng. Do đó, vai trò định hướng của NHNN là rất quan trọng, đảm bảo cho hoạt động của các tổ chức tín dụng được diễn ra thông suốt và lành mạnh. Ngân hàng Nhà nước cần phải:

*Tiếp tục hoàn thiện và xây dựng, củng cố các chính sách cho vay đối với các DNV&N, cũng như các loại hình doanh nghiệp khác

*Nâng cao chất lượng hoạt động của trung tâm thông tin phân tích tín dụng CIC, CIC nghiên cứu, thu thập thông tin và được phép cung cấp thông tin tín dụng, xếp hạng tín dụng, nâng cấp phần mềm quản lý và tăng tốc độ cập nhập thông tin

*Nâng cao hiệu quả công tác thanh tra, giám sát, hoàn thiện công tác thanh tra cả về nghiệp vụ và trình độ của đội ngũ thanh tra. Từ đó ngân hàng Nhà nước sẽ có những đánh giá an toàn hay không an toàn đối với hệ thống NHTM. NHNN cần kiên quyết xử lý các sai phạm của NHTM để nâng cao chất lượng tín dụng, đồng thời thường xuyên cập nhật thông tin để hỗ trợ xử lý kịp thời, tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc trong hoạt động tín dụng của NHTM

*NHNN cần quy định một chuẩn mực hệ thống chi tiêu đánh giá chất lượng hoạt động tín dụng, từ đó các NHTM dùng nó làm mục tiêu phấn đấu nâng cao chất lượng tín dụng của mình. Các hệ thống chỉ tiêu này cần phản ánh được chất lượng tín dụng trên các phương diện: khả năng sử dụng vốn, chất lượng khách hàng, hiệu

quả hoạt động tín dụng, và tất nhiên phải quy định giới hạn về tỷ lệ nợ quá hạn để các ngân hàng xác định được mục tiêu và ngưỡng an toàn

3.3.3 Đối với ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu

Tăng tính tự chủ của Phòng giao dịch, tổ chức buổi trao đổi các nhân viên tín dụng, công ty thẩm định giá Địa Ốc ACB (AREF), ban phê duyệt,… giải quyết bất cập về hồ sơ tín dụng

Cần có sự phân chia rõ ràng chính sách khách hàng giữa các Phòng giao dịch tránh tình trạng tranh giành giữa các Phòng giao dịch trong cùng ngân hàng, quy các hồ sơ tín dụng của cùng một khách hàng tại các Phòng giao dịch khác nhau về cùng một Phòng giao dịch, tạo sự thuận lợi cho việc kiểm soát, giải ngân

Thực hiện các nghiên cứu để đề xuất với NHNN bổ sung, hoàn thiện quy chế cho vay và các quy định khác tạo điều kiện cho các DNV&N dễ dàng tiếp cận vốn vay.

Cần sớm hoàn thiện quy trình cho vay đối với DNV&N theo hướng đơn giản, khoa học. Sửa đổi quy trình cho vay, rút ngắn thời gian cho vay đối với hoạt động đầu tư, tạo gói sản phẩm kết hợp giúp khách hàng giảm chi phí

Nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ tín dụng hơn nữa, chuyên nghiệp hóa đội ngũ cán bộ đối với công tác quản trị rủi ro, nhất là đối với các khâu thẩm định, phân tích và đánh giá các dự án lớn.

Đẩy mạnh và tăng cường công tác kiểm tra, kiểm soát nội bộ nhằm phát hiện kịp thời những sai sót, những vi phạm trong quá trình cho vay, góp phần hạn chế rủi ro, tổn thất cho ngân hàng. Nâng cao trách nhiệm, quyền hạn và tính độc lập của cán bộ kiểm tra, kiểm soát nội bộ.

KẾT LUẬN

Doanh nghiệp vừa và nhỏ chiếm tỷ trọng lớn và có vai trò ngày càng quan trọng trong nền kinh tế. Chính vì thế mà tín dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ là ưu tiên với các các ngân hàng thương mại nhằm nâng cao khả năng cạnh tranh. Ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu không phải là ngoại lệ, ngân hàng ngay từ khi mới thành lập đã hướng tới khách hàng doanh nghiệp vừa và nhỏ, chủ trương đó tiếp tục được duy trì trong suốt những năm tiếp theo. Phòng giao dịch Âu Cơ tuy mới thành lập nhưng nhanh chóng tăng nhanh chóng mở rộng quan hệ tín dụng với các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Dư nợ với nhóm khách hàng không ngừng nâng cao;nợ xấu, nợ khó đòi kiểm soát ở mức thấp. Tuy nhiên PGD Âu Cơ vẫn tồn tại một số hạn chế như : Cơ cấu tín dụng tập trung nhiều trong lĩnh vực thương mại dịch vụ, thủ tục, quy định cứng nhắc ,....Muốn tiếp tục hoàn thành chỉ tiêu đồng thời đảm bảo chất lượng tín dụng, PGD cần chú trọng hơn chính sách nhân sự,chính sách marketing, nâng cao chất lượng thẩm định ,....Cùng với đó, ngân hàng thương mại cổ phần Á Châu nên hỗ trợ PGD trong công tác đào tạo cán bộ, tăng cường trao đổi thông tin, thực hiện công tác kiểm tra giám sát một cách thường xuyên. Khi biện pháp trên sớm được triển khai, cùng với việc bổ sung thêm nhân sự trẻ nhiệt huyết, PGD sẽ đẩy mạnh quy mô, hiệu quả, đem lại doanh thu lớn cho ngân hàng, giúp ACB giữ vững ngôi đầu trong các ngân hàng thương mại ngoài quốc doanh

Do hiểu biết bản thân và thời gian nghiên cứu có hạn nên bài chuyên đề không thể tránh khỏi khiếm khuyết, em rất mong nhận được ý kiến đóng góp của các thầy cô để bài viết thêm hoàn thiện.

DANH MỤC TÀI LIỆU THAM KHẢO

1.Sách ‘Quản trị ngân hàng thương mại’, NXB:Đại học kinh tế quốc dân, PGS.TS Phan Thị Thu Hà

2. Sách ‘Tài chính doanh nghiệp’,NXB:Đại học kinh tế quốc dân, PGS.TS Lưu Thị Hương 3. Luật các tổ chức tín dụng năm 2010

4. Luật doanh nghiệp số 60/2005/QH11 ngày 29 tháng 11 năm 2011

5. Nghị định 56/2009/NĐ-CP nhằm cụ thể hóa chủ trương phát triển DNV&N 6. Quyết định 493/2005/QĐ-NHNN

7. Quyết định 18/2007/QĐ-NHNN 8. Báo điện tử vneconomy.vn 9. Trang điện tử ACB.com.vn

DANH MỤC BẢNG BIỂU

Ký hiệu

Tên bảng biểu Số

trang 1.1 Phân loại doanh nghiệp vừ và nhỏ theo quy mô về vốn và số lao động 11 2.1 Cơ cấu tổ chức NHTMCP Á Châu- Chi nhánh Thăng Long 24 2.2 Cơ cấu tổ chức NHTMCP Á Châu-CN Thăng Long-PGD Âu Cơ 25

2.3 Thực trạng huy động vốn PGD Âu Cơ 35

2.4 Bảng dư nợ tín dụng PGD Âu Cơ 36

2.5 Bảng kết quả sản xuát kinh doanh PGD Âu Cơ 38 2.6 Biểu đồ dư nợ theo thành phần kinh tế PGD Âu Cơ 47 2.7 Bảng tình hình vay vốn của DNV&N tại PGD Âu Cơ 47 2.8 Biểu đồ tình hình vay vốn của DNV&N tại PGD Âu Cơ 48 2.9 Bảng dư nợ theo thời hạn DNV&N PGD Âu Cơ 49 2.10 Bảng cơ cấu dư nợ DNV&N theo TSĐB PGD Âu Cơ 50 2.11 Bảng cơ cấu dư nợ DNV&N theo lĩnh vực kinh doanh 51 2.12 Bảng doanh số thu nợ DNV&N tại PGD Âu Cơ 51 2.13 Bảng tỷ lệ nợ quá hạn DNV&N PGD Âu Cơ 53 2.14 Bảng cơ cấu nhóm nợ các DNV&N PGD Âu Cơ 54

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu-chi nhánh thăng long- phòng giao dịch âu cơ ( (Trang 75 - 79)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w