Nguyên nhân chủ quan

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu-chi nhánh thăng long- phòng giao dịch âu cơ ( (Trang 62 - 64)

*Nguyên nhân từ phía ngân hàng

-Điều kiện vay vốn của PGD-Âu Cơ còn quá chặt chẽ, tất cả các khỏan vay đều phải có tài khoản đảm bảo, nhiều DNV&N không đủ tài sản cầm cố, thế chấp đã không tiếp cận vốn tín dụng ngân hàng

-Từ khi tiếp xúc khách hàng đến khi giải ngân phải trải qua nhiều thủ tục, điều kiện, giấy tờ phức tạp, vốn nhiều thời gian làm lỡ cơ hội kinh doanh, kế hoạch thực thi dự án của doanh nghiệp. Lượng khách hàng phàn nàn về thời gian ra quyết định cho vay tăng. Nếu không chấp nhận hoặc chấp nhận cũng cần giải quyết và trả lời thật thẳng thắn sớm để doanh nghiệp chủ động tìm nguồn khác cho kịp thời vụ cũng như tiến độ thực hiện phương án

-Ngân hàng ACB có quỹ hỗ trợ lãi suất với doanh nghiệp vừa và nhỏ nhưng việc tiếp cận quỹ trên chỉ do nhóm nhỏ nhân viên trên chi nhánh giải quyết, PGD bị han chế quyền hạn nên giảm sự cạnh tranh trong việc thu hút khách hàng

-Ngân hàng ACB được tổ chức theo sự chuyên mốn hóa cao, các quy trình tín dụng rất chặt chẽ, điều này đôi khi tạo sự cứng nhắc. Sự kết hợp, trao đổi giữa các bộ phận chưa được đẩy mạnh. Ngoài ra việc hạch toán doanh thu là riêng rẽ giữa các phòng giao dịch, ban thẩm định, công ty định giá,…nên khi PGD trình hồ sơ tín dụng ban thẩm định thoải mái từ chối không lo ảnh hưởng thu nhập của phòng ban, đôi khi lý do từ chối chỉ vì tính hình thức của hợp đồng( chữ ký khách hàng thay đổi, thiếu xác nhận địa chỉ công ty,…) mà không xem xét kỹ hiệu quả kinh doanh, tình hình tài chính của khách hàng điều này khiến uy tín của PGD giảm xuống

Bên cạnh những nguyên nhân phát sinh từ môi trường khách quan cũng như từ phía ngân hàng, trong quan hệ tín dụng nhiều vấn đề nảy sinh từ phía các DNV&N. Cụ thể:

-Không có các dự án khả thi

Đây là điều kiện tiên quyết và không thể thiếu để ngân hàng xem xét và quyết định cho vay. Nó quyết định đến sự thành công hay thất bại của doanh nghiệp mà ngân hàng bỏ vốn cho vay. Thực tế, hầu hết các DNV&N không thể tự viết được các dự án đầu tư trong dài hạn.Đứng trước tình hình đó nhân viên tín dụng phải tư vấn cho doanh nghiệp về thủ tục, cách lập kế hoạch. Nhiều khi phải giúp đỡ họ cùng họ tính toán, lập phương án vay vốn, trả nợ ngân hàng. Nhưng đa số còn chưa đáp ứng được yêu cầu lập kế hoạch hoặc lưu chuyển tiền mặt trong năm để ngân hàng biết khối lượng tiền chu chuyển hàng tháng, cân đối thu chi

-Không đủ vốn tự có để tham gia vào các dự án theo quy định của PGD-Âu cơ, còn quá phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng

Theo quy định của PGD-Âu Cơ thì vốn vay ngân hàng chỉ chiếm 30% giá trị dự án, vốn tự có tham gia vào dự án là 40%. Thực tế nhiều doanh nghiệp không đủ điều kiện này mà hầu hết là vốn đi vay, còn quá phụ thuộc vào vốn vay ngân hàng, không vay được vốn ngân hàng thì không thực hiện được phương án. Chưa chủ động tạo vốn ngân hàng thì không thực hiện đưược phương án. Chưa chủ động tạo vốn tự có như cổ phần hóa, liên doanh liên kết….

-Các DNV&N không có đầy đủ tài liệu báo cáo về tình hình sản xuất kinh doanh. Hầu hết các doanh nghiệp không đáp ứng được điều kiện này vì sổ sách kế taón của họ rất đơn giản, không cập nhật, thiếu chính xác. Làm cho việc đánh giá, thẩm định khách hàng gặp nhiều khó khăn. Một số DNV&N năng lực quản lý tài chính, trình độ kỹ thuật yếu kém, sản xuất kinh doanh chịu nhiều áp lực cạnh tranh nên sản xuất sản phẩm không tiêu thụ được, sản xuất đình trệ không có khả năng trả nợ

Chương III: Giải pháp và kiến nghị nâng cao chất lượng tín dụng DNV&N tại Ngân hàng TMCP Á Châu – CN Thăng Long-PGD Âu Cơ

Một phần của tài liệu nâng cao chất lượng tín dụng cho doanh nghiệp vừa và nhỏ tại ngân hàng thương mại cổ phần á châu-chi nhánh thăng long- phòng giao dịch âu cơ ( (Trang 62 - 64)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(83 trang)
w