2.3. Điều kiện kinh tế - xã hội
2.3.1 Dân cư & nguồn lao động BTB là một trong những cái nôi của nền văn minh Việt Nam với di chỉ núi
Do, Đa Bút, văn hóa Đông Sơn. Từ xa xưa BTB là mảnh đất có nền văn hóa lâu
-26-
đời, mảnh đất hiểu học, mảnh đất địa linh nhân kiệt nơi đã sản sinh ra nhiều anh hùng kiệt xuất, nhiều danh nhân văn hóa. Từ xưa đến nay, người dân BTB đã có những đóng góp lớn trong suốt tiến trình của lịch sử, văn hóa dân tộc.
s* Dân cư:
- Quy mô dan số:
Năm 2007 dân số của toàn khu vực BTB là 10 722,7 nghìn người, chiếm 12,6% dân số cả nước, đứng thứ 4 trong cả nước (sau đồng bằng sông Hồng, đồng bằng sông Cửu Long và Đông Nam Bộ). BTB có 25 dân tộc cùng sinh sống, trong đó dân tộc kinh chiếm số đông, ngoài ra còn có các dân tộc ít người như Thái, Mường, H"Mông, Bru — Vân Kiều...
Dân số BTB có xu hướng tăng qua các năm, từ năm 2000 -2007 dân số tăng từ 10,1 triệu lên 10,7 triệu dân, tăng trung bình gân 89 nghìn người. Trong
các tỉnh thi Thanh Hóa là tỉnh có số dân đông nhất (gần 3,7 triệu người — năm
2007), Quảng Trị là tỉnh có số dân ít nhất (626, 3 nghìn người - 2007).
- Gia tăng dân số:
BTB là vùng có mức gia tăng dân số thấp với 0.94% (năm 2007), thấp hon trung bình của cả nước. BTB trong nhiều thập ki qua là vùng xuất cư: thời kì 1994-1999 đây là vùng xuất cư lớn nhất cả nước, dân số trong vùng chủ yếu chuyển cư đến Tây Nguyên, Đông Nam Bộ...
- Cơ cấu dân số:
Cơ cấu dân số trong khu vực được phân theo: cơ cau dan số theo độ tuổi, theo
giới tính và theo thành phần dân tộc.
Theo độ tuổi: Cơ cấu dân số theo tuổi của khu vực tương đối trẻ hơn so với cả nước và các vùng khác. Năm 2007 , tỉ trọng nhóm tuổi từ 0-14 tuổi đạt 28%, tỉ trọng nhóm tuôi từ 15-59 đạt 61,8%, tỉ trọng nhóm tuổi trên 60 đạt 11,2%.
Theo giới tinh: Co cau giới tính khá cân bằng và tương đương với mức trung bình của cả nước, trong cơ cấu giới tính nam chiếm 49,2%, nữ chiếm 50,8%, hay tỉ số giới tính là 96,8.
37:
Theo dân tộc: Có cơ câu dan tộc khá phong phú, trên địa bàn khu vực hiện có 25 dân tộc anh em cùng sinh sống. Trong đó dân tôc Kinh chiếm số dan đông nhất, phần lớn cư trú ờ vùng duyên hải và đô thị ven biển. Vùng gò đổi và miền
núi phía Tây là địa bàn các dân tộc ít người như Thái, Mường, Mong...
- Phân bé dân cư:
Mật độ dân số trung bình vào năm 2007 của BTB là 208 người/km?. Dân cư trong khu vực phân bố không đồng đều giữa các địa phương: Thanh Hóa là tỉnh có mật độ dan số cao nhất (332 người/km”), mật độ dân số thấp nhất là Quang Bình (106 người/km?).
Dân cư trong vùng còn phân bế không đều giữa đồng bằng và miền núi. Phần lớn dân cư tập trung dọc ở Quốc lộ 1A và dải đồng bằng ven biển phía đông, khu vực này tập trung 70% dân số của vùng và có mật độ dan số cao hơn rất nhiều trung bình của cả nước, như TP Thanh Hỏa hơn 3000 người/km?), TP Vinh
(3.300 người/km?), TP Huế (4.100 ngudi/km’)...Khu vực gò đổi và núi ở phía Tây chiếm khoảng 30% dân số trong vùng, mật độ dân số chỉ khoảng 10-50 người/kmỶ.
+ Lao động:
Vé số lượng: Năm 2005, dân số trong độ tuổi lao động của toản khu vực là
6,5 triệu người, chiếm hon 60% trong tổng dân số, hiện nay trung bình hằng năm
tăng 3,4%/nam. Lao động trong vùng hiện nay dang có xu hướng tăng lên nữa.
Vẻ chất lượng: Lao động vùng có các đức tính tốt như siêng năng, cần cù, kiên cường, có nhiều kinh nghiệm trong việc sống chung với thiên tai, kiên cường trong chiến tranh.
Đây chính là nguồn lực quan trọng giúp cho khu vực có thé phát triển kinh tế cũng như trong việc đối mặt với các thiên tai.
-2,3.2 Cơ sở hạ tầng
s* Mang lưới giao thông
4 Đường ôtô:
-28-
Các tuyến đường 6 tô theo hướng Bắc — Nam và Đông - Tây đã trở thành “bộ
khung lãnh thé” cho vùng. Trong hệ thống đó, có nhiều đầu mối giao thông quan trọng có ý nghĩa quốc gia và quốc tế.
+ Các tuyến đường theo hướng Bắc — Nam là huyết mạch giao thông của BTB:
Quốc lộ 1A: Đoạn chạy qua BTB (từ Thanh Hóa đến Thừa Thiên-Huế) dai 620 km, cùng với tuyến đường sắt Thống Nhat đã tạo nên trục giao thông “xương
sống” cho khu vực.
Đường Hồ Chi Minh trong vùng có tong chiều dai là 1.161 km tạo động lực để khai phá các vùng kinh tế mới đầy tiềm năng ở phía Tây của BTB.
Quốc lộ 15 chạy dọc phía Tây của vùng, là cơ sở để hình thành đường Hồ
Chí Minh.
+ BTB còn có nhiều tuyến quốc lộ chạy theo hướng Đông — Tây. Các tuyến nay
có chức năng vận chuyển va giao lưu kinh tế giữa vùng đồng bằng với vùng đồi
núi. Trong đó, có nhiều tuyến đường có vai trò quan trọng trong hội nhập và giao lưu kinh tế quốc tế ở khu vực cũng như cả nước như đường 217, 7, 8, 9, 12A,
49A...
d. Đường sắt:
Tổng chiều dài các tuyến đường sắt trên toàn khu vực là 682 km, trong đó riêng tuyến đường sắt Thống Nhất dài 650 km. Mạng lưới đường sắt có ý nghĩa rất lớn về kinh tế và quốc phòng đối với BTB cũng như trong cả nước.
4 Đường sông:
Hiện nay, toàn khu vực có 4104 km đường sông, trong đó đang khai thác gần 1800 km. Sông ở BTB chủ yếu vận chuyên hàng hóa nhỏ lẻ, phục vụ dân sinh và phục vụ khách du lịch. Các tuyến đường sông quan trọng là tuyến Sông Mã và sông Chu; tuyến sông Cả và các phụ lưu.
4 Đường biển:
Dọc bờ biển BTB có khoảng 13 địa điểm cảng và cầu cảng. Nhìn chung, hệ thống cảng của vùng hiện nay còn nhỏ bé, trang thiết bị còn thô sơ, chưa tận
dụng hết công suất. Một số cảng quan trọng của khu vực lả:
Cảng Nghi Sơn (Thanh Hóa)
Cảng Cửa Lò (Nghệ An)
Cảng Vũng Áng (Hà Tĩnh)
Cảng Chân Mây (Thừa Thiên - Huế)
4 Đường hàng không:
Đây là một ngành còn non trẻ ở BTB, một số sân bay lớn trong khu vực như: Phú Bài (Thừa Thiên — Huế), Vinh (Nghệ An), Đồng Hới (Quảng Binh). Từ các sân bay này, đã hình thành một số tuyến đi chính như: Vinh — Thanh phố Hồ Chi Minh, Vinh - Hà Nội, Hà Nội - Phú Bài, Phú Bài - Thành phố Hè Chi
Minh, Hà Nội — Đồng Hới... Ngoài ra, trong khu vực còn có sân bay quân sự
Sao Vàng (Thanh Hóa). Với việc hình thành các sân bay như thé nay, sẽ tạo điều
kiện thuận lợi cho BTB phát triển kinh tế - xã hội hơn nữa.
s* Mạng lưới điện:
Đến nay, các địa phương trong khu vực đã phát triển được mạng lưới điện quốc gia với trên 85% hộ dung điện. nhiều công trình đã và đang được xây dựng
như: nhà máy thủy điện Bản Vẽ (Nghệ An) với 320 MW, Cửa Đạt (Thanh Hóa)
với 9SMW, Rao Quán (Quảng Trị) với 64 MW; nhiệt điện Nghi Son (Thanh
Hóa) với 2 400MW, Vũng Áng (Hà Tĩnh) với trên 2000 MW...đáp ứng ngày cảng tốt hơn nhu cầu sử dụng điện cho sinh hoạt và sản xuất của người dân.
2.3.3. Các ngành kính tế
Với các tiềm năng đa dang về tự nhiên, BTB đã và đang xây dựng một nén kinh tế toàn điện với các ngành khác nhau. Một số ngành kinh tế chính trong khu
vuc:
" Ngành nông nghiệp:
Đây là ngành kinh tế chủ đạo trong nên kinh tế của BTB. Điều đó được thé hiện trong cơ cau GDP của ngành và thu hút tới 60% lao động tham gia.
Hiện nay, nông nghiệp của vùng có bước phát triển cao và nhiều chuyển biến tích cực theo hướng khai thác lợi thé của vùng. BTB đứng đầu cả nước về sản
lượng lạc, vừng; đứng thứ 3 về sản lượng lúa pạo.
-30-
Chăn nuôi: trong những năm qua, hoạt động sản xuất và cơ cấu của các loại vật nuôi trong khu vực đang có nhiều chuyển biến tích cực. Đặc biệt là sự phát triển nhanh của chăn nuôi bò thịt, bò sữa, dê, các loại gia cằm; nhiều loại giếng
vật nuôi mới được đưa vào sản xuất như hươu sao, bò sữa nhập nội, các giống gà,
vịt lai. Điều này đã làm thay đổi cơ cấu cũng như tập quán của các hoạt động
chăn nuôi truyền thống. Hiện nay, một số gia súc, gia cảm của BTB chiếm tỉ
trọng khá cao so với cả nước: Đàn trâu chiếm 25% so với cả nước, đàn bò chiếm
20% , đàn lợn chiếm 14,2 % và gia cằm chiếm 15,5% - 2006.
= Ngành công nghiệp:
Công nghiệp ở BTB đã được hình thành từ rất lâu. Trong những năm gần đây, công nghiệp của vùng có những bước phát triển mới phù hợp với việc thực hiện CNH-HDH. Giá trị sản xuất của ngành nay tăng lên nhanh chóng, tốc độ tăng trung bình luôn trên 14%. Giá trị sản xuất công nghiệp năm 2006 đạt khoảng
17.602,3 tỉ đồng, tăng gấp hơn 2,4 lần năm 2000.
Trong quá trình phát triển, BTB đã xây dựng được một nền công nghiệp với cơ cấu ngành đa dạng, vừa có các ngành mũi nhọn hiện đại vừa có các ngành công nghiệp truyền thống. Một số ngành công nghiệp chính trong vùng như:
công nghiệp sản xuất vật liệu xây dựng, công nghiệp chế biến lương thực — thực phẩm, công nghiệp cơ khí, công nghiệp hóa chat...
* Ngành dịch vụ:
Đây là ngành hiện nay đang được vùng ưu tiên đầu tư phát triển, đóng góp của ngành trong cơ cau GDP khoảng 36% (2007). Các ngành dịch vụ quan trọng nhất
là giao thông vận tải, bưu chính viễn thông, thương mại và du lịch.
Hiện nay, toàn khu vực có 10 khu kinh tế ven biển đã được thành lập và hoạt động : Khu kinh tế Nghi Sơn (Thanh Hóa), khu kinh tế Đông Nam Nghệ An (Nghệ An), khu kinh tế Vũng Áng (Hà Tĩnh), khu kinh tế Hòn La (Quảng Bình), khu kinh tế Chân Mây — Lang Cô (Thừa Thiên -Huế)... Trong khu vực đã và đang hình thành các khu kinh tế cửa khẩu, góp phân thúc đây kinh tế - xã hội ở
vùng biên giới phía Tây và đây mạnh xuất nhập khấu với các nước qua hành lang
-31-
kinh tế Đông — Tây như khu kinh tế cửa khâu Cầu Treo (Hà Tinh), Cha Lo
(Quảng Bình), Lao Bảo (Quảng Trị)...
Triển vọng phát triển kinh tế - xã hội của khu vực đến năm 2020:
Y Phát tirén kinh tế - xã hội khu vực BTB với tốc độ nhanh và bền vững.
* Tận dụng các lợi thế so sánh của khu vực, tập trung phát triển các ngành công nghiệp và dịch vụ trong mối liên kết hiệu quả với các vùng khác.
*ˆ Xây dựng, hoàn thiện và hiện đại hóa kết cấu hạ tang các khu kinh tế và khu
công nghiệp.
¥ Giảm nhanh tỉ lệ nghèo. Cải thiện căn ban và không ngừng nâng cao toàn diện
mức sống vật chất, văn hóa, tỉnh thần của nhân dân.
2.3.4. Chính sách của Đảng và Nhà nước
Đường lối, chính sách phát triển của vùng BTB được cụ thé hóa trong nghị
quyết, quyết định, các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội từng
năm, trong từng giai đoạn. Các chủ trương này đều tập trung vào day mạnh phát triển kinh tế, chuyển dich cơ cấu kinh tế và nâng cao đời sống nhân dân. Dua vùng BTB sớm tiến kịp các vùng khác trong cả nước, cải thiện đời sống vật chất
và văn hóa tinh than cho người dân. Cuối năm 2006, Bộ kế hoạch và đầu tư đã hoàn thành bản “Quy hoạch tổng thé phát triển kinh tế - xã hội vùng Bắc Trung Bộ - Duyên hải Nam Trung Bộ và vùng kinh tế trọng điểm miễn Trung đến năm 2020”. Ban quy hoạch nay đã xác định được hướng phát triển cho vùng trong
giai đoạn đến năm 2020.
233:
CHUONG III: THIEN TAI VÀ ANH HUONG CUA NÓ