Bang 3.6: Tần suất số ngày gió Tay khô nóng hoạt động mạnh nhất tại
3.1.4. Cồn cát đi động
3.1.4.1. Khái quát chung về cồn cát di động
+ Khái niệm
-54-
Cén cát là những đợt sóng cát không lồ, bat đổi xứng, được hình thành 6 những vùng nhiều cát. Không những có thể gặp chúng ở hoang mạc và nửa hoang mạc mà còn gặp cả ở bờ biển và bờ sông nữa.
+ Các dạng côn cát:
Còn cát có các dạng chủ yếu sau:
Côn cát lưỡi liém: Có dạng như mặt trăng khuyết với đỉnh chỉ hướng gió. Cồn cát lưỡi liém cao khoảng 30m, thường gặp ở những vùng có hướng gió có định, mặt đất tương đối bằng phăng và không có thực vật. chúng di chuyên theo hướng
gió khoảng 7m — 15m/nam.
Côn cát ngang: Có dạng kéo dài vuông góc với hướng gió, pho biến ở những
vùng khô và bán khô hạn, có gió mạnh, cát nhiều và ít thực vật.
Côn cát parabol: Có dạng chữ U, đỉnh ngược với hướng gió. Cồn parabol có thể cao tới 30m, thường thấy ở những vùng ven biển.
Côn cát dọc: Có dạng kéo dài theo hướng gió, loại cồn cát này có thể cao đến
100m, kéo dài đến khoảng 100km. chúng phé biến ở những vùng gió mạnh, hướng gió ít thay đổi và có ít cat,
Côn cát dạng ngôi sao: Thường gặp ở một số nơi như sa mạc Sahara...cdn cát dạng ngôi sao là những đổi cát độc lập có hình thái phức tạp, thường là 3 — 4 dãy cát có đỉnh nhọn tỏa ra từ một cái tâm cao hơn. Trong nhiều trường hợp, tâm này có thé cao đến 90m. Dạng cén này phát triển trong những vùng có hướng gió thay đôi.
Ở những vùng ven biển nước ta (trong đó có vùng ven biển Bắc Trung Bộ) phô biến là dạng cồn cát parabol.
3.1.4.2. Cồn cát di động ở Bắc Trung Bộ
® Nguyên nhân hình thành
Ở bờ biến, dưới tác động của sóng biển cát được đưa lên bờ, sau đó được gid vận chuyển vào lục địa. Khi gặp chướng ngại vật, cát tích tụ lại hình thành những dang cồn cát song song với biển. Cồn cát có độ dốc không giống nhau ở hai bên, sườn phía biến là sườn đón giỏ có độ dốc thoải, sườn phía lục địa là sườn khuất
-55-
gió thí độ dốc lớn hơn. Côn cát ở ven biển phỏ biến là cồn parabol, chúng làm
thành những dãy song song nhau và thẳng góc với hướng gió. Mỗi khi có những đợt gió thổi mạnh sẽ kéo theo các hạt cát và hình thành các cồn cát mới. Cứ như vậy các cồn cát cứ di động, thay đổi vị trí khác nhau và dan dan tiến vào phía đất liên.
Các cồn cát ở ven biển ở được hình thành khi có các điều kiện sau:
+ Bờ bién tương đối bằng phẳng, không có núi chắn, có diện tích cát lớn lộ ra khỏi mặt nước khi có nước triều xuống.
+ Gió mạnh thôi về đất liền
+ Không có hoặc có rat ít thực vật bao phủ.
Trong những điều kiện ấy, bất cứ một chướng ngại vật nào cùng là nơi mà cát sẽ dựa vào dé bắt đầu thành tạo cồn cát. Cồn cát được thành tạo trước cũng là nơi để cồn cát sau dựa vào mà tạo thành, dần dần sẽ hình thành một loạt những
con cat song song với nhau.
- Do đặc điểm của đất cát ven biển
Đất cát ven biển ở khu vực Bắc Trung Bộ có đặc trưng là trong cấp hạt có tỷ lệ cát rất cao 95% - 98% trong đó chủ yêu là cát mịn, có đường kính 0,25 -
0,05 mm, nhẹ dé di chuyển theo gió khi ở dang cát khô, chiếm từ 70% - 92%.
Trong khi đó, hàm lượng sét (có đường kính < 0,001 mm) chỉ chiếm từ 1,2 - 1,6%. Đồng thời, hàm lượng mùn ở trong đất cát lại rất thấp 0,01 - 0,06%. Vì vậy, các hạt cát luôn ở trạng thái rời rạc, không kết dính.
Trong những ngày nắng gắt, nhiệt độ không khí lên cao 37-38° C, nhiệt độ của lớp đất cát mặt có khi lên tới 64°C, do đó lớp đất cát mặt khô rất nhanh và dé
dang trở thành các hạt cát rời rac dé di động theo gió.
- Do gió mạnh và bão
Vùng ven biển Bắc Trung Bộ, trong mùa đông thường chịu ảnh hưởng của
gió mùa Đông Bắc, khoảng 20 - 25 đợt (từ tháng 12 đến tháng 4 năm sau) với tốc
độ gió 1,5 - 15 m/s (từ 5,4 - 54 km/giờ). Trong mùa hé thường có gió Đông và
Đông Nam thôi từ biển vao đất liền, mang theo cát vào sâu trong đất liên,
-56-
Đặc biệt, các tinh ven biển miễn Bắc Trung Bộ thường bị ảnh hưởng trực
tiếp của các tran bão từ biển Đông 46 bộ vào đất liền với tốc độ gió từ cấp 7 đến cấp 10 (khoảng 65 — 95 km/giờ). Vì thế, bão có ảnh hưởng rất lớn đến sự di động
của cát từ ven biển vào đất liền.
- Sự xuất hiện sudi cát sau các trận mưa lớn
Nhiều nơi vùng đất cát ven biển có lượng mưa rất cao, ở khu vực Bắc Trung Bộ (từ Nghệ An đến Thừa Thiên - Huế) có lượng mưa từ 1.944 mm/năm đến
2.867 mm/năm. Trong những tháng mưa nhiều, mưa tập trung với cường độ lớn ma cát lại ở trạng thái rời rac thì các bờ suối cát bị sụt lở dé dàng và trôi theo
dòng nước ở các con suéi, trở thành suối cát trong mùa mưa.
- Do hình dạng lãnh thé của khu vực
Bắc trung Bộ có đường bờ biển tương đối đài (670 km), địa hình bờ biển có dạng bồi tụ. Tạo điều kiện cho gió vận chuyển cát vào trong đất liền, hình thành
nên những côn cát, đụn cát.
Sự di động của các cồn cát phụ thuộc rất nhiều vào quá trình vận chuyển của
gió, ma quá trình vận chuyên của gió bị chi phối bởi các yếu tổ sau:
* Sự khó ráo: Cát khô dé bị mang đi hơn cát ướt, cát bụi âm ướt có chiều hướng
dính chặt nhau và chống lại sự xâm thực của gió.
* Cưởng độ và tính chất của gió: Giõ mạnh, gió xoáy không chỉ mang các vật liệu vụn như cát bụi, sét mà còn làm dịch chuyển, lăn tròn các hạt sạn, sỏi hoặc bốc chúng lên cao dé sau đó tích tụ thành đống.
* Kích thước của vật liệu: Vật liệu càng nhỏ thì càng dễ bốc cao và vận chuyển
đi xa.
© Chu trình di động của cát
Cát di động chủ yếu do 3 nguồn động lực là gid, nước và sóng. Gió thôi cát bay tạo thành các dun cát; nước chảy kéo cát trôi thành suối cát phan thì lấp lan
đồng ruộng, phan thì đưa ra biển, sông; sóng vỗ bờ đưa cát vào bd; gió lại thôi
cát bay tạo thành đụn cát. Gắn với chu trình di động cát, gió va nước là động lực gây nguy hại chủ yếu thông qua nạn cát bay và cắt trôi.
a
Động thái cát bay, cát trôi: Gió thôi cát bay theo 2 mùa: Thứ nhất là gió Đông Bắc, từng đợt đưa cát vào phía đất liền. Thứ hai là gió Tây Bắc tốc độ không cao
nhưng thôi thường xuyên cát dịch chuyển về phía Đông Nam theo hướng hình thể của khu vực.
Các kết quả nghiên cứu cho thấy khi sóng biển tiến vào bờ sóng sẽ bị vỡ ra, những vật liệu như bùn cat lo lửng trong nước ma sóng mang theo đều được lắng đọng xuống tại chỗ theo trọng lượng của các cấp hạt lơ lửng. Vì vậy, hạt cát được lắng đọng nhiều hơn, các hạt sét lơ lửng tiếp tục di chuyển theo nước triều vào
sâu trong các vùng cửa sông. Theo thời gian, dưới sự hoạt động không ngừng của
sóng biển, các dyn cát ven biển được hình thành, lúc đầu các dyn cát biển này còn chịu ảnh hưởng ngập của nước triều, khi triều cường, sau dần trở thành các, côn cát, đụn cát.
Dưới ánh nắng mặt trời, các hạt cát nằm trên mặt các đụn cát hoặc cồn cát sẽ
khô dan và trở thành các hạt cát (đặc biệt là các hạt cát mịn) rời rac và dé di động theo hướng gió thôi, trở thành các cồn cát di động hoặc bán di động đọc ven biển
Bắc Trung Bộ.
-58-