Giải pháp phòng chống bão

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Thiên tai và ảnh hưởng của nó tới sản xuất nông nghiệp ở khu vực Bắc Trung Bộ (Trang 73 - 77)

THIEN TAI Ở KHU VUC BAC TRUNG BO

4.1. Giải pháp phòng chống bão

Trước khi bão hình thành và đỗ bộ vào dat liền, cần phải chủ động phát hiện, dự

báo và theo dõi bão.

Trước khi có bão:

“ Nhận biết và dự báo bão:

Từ những năm đầu của thế kỷ XX, bão được phát hiện va theo dõi thông qua việc phân tích các bản đồ thời tiết dựa trên các số liệu khí áp, gió, mây, mua . v.v... thu nhận được từ lưới tram quan trắc khí tượng ven bờ biển, trên các hải

đảo và tau biển trên các khu vực rộng lớn.

Đến nay, nhờ trạm quan trắc khí tượng không ngừng hoàn thiện và các tiến bộ kỹ thuật, đặc biệt là các vệ tinh khí tượng cung cấp thường xuyên các ảnh mây den: trắng hoặc ảnh màu có độ phân giải cao bao trùm toàn bộ trái đất, các cơn

-69-

bão có thể được phát hiện ngay từ khi chúng mới hình thành ở giữa đại dương

cách xa đất liền hàng ngàn km. Ngoài ra, khi bão cách bờ biển vài trăm km, rađa thời tiết cũng là phương tiện hữu dé theo dõi bão. Hiện nay, các cơn bão được các cơ quan khí tượng quốc tế, khu vực theo đối sát sao từ khi bắt đầu hình thành, trong suốt quá trình di chuyển, phát triển đến khi hoàn toàn tan rã. Tuy nhiên, cũng có trường hợp bão phát sinh ngay sát bờ biển nước, di chuyển và đỗ bộ vào đất liền chỉ trong khoảng từ vài giờ tới nửa ngày kể từ khi hình thành. Trong trường hợp này, thời gian dự báo sớm nhất cũng chỉ được từ vài giờ đến nửa

ngày.

* Phan đoán bão theo kinh nghiệm dân gian:

Bão là một thiên tai nguy hiểm nên qua hàng ngàn năm lao động sản xuất, đặc biệt trong lĩnh vực nông nghiệp, con người đã tích lũy được nhiều kinh nghiệm nhận biết, phán đoán sự phát sinh của bão. Đến nay, nhiều kinh nghiệm đã được giải thích bằng khoa học, những thay đổi trạng thái của bau trời, mặt đắt, những biểu hiện khác thường trong hoạt động sống của một số sinh vật.

Trang thai bau trời: Bầu trời quang dang, không khí oi bức, ngột ngạt, lặng gió kéo dài vài ba ngày, sau đó xuất hiện mây ti tích (một loại mây tang cao ở độ cao khoảng 7km trở lên, gồm các đám, mản hoặc lớp mây mỏng không có bóng, cầu thành từ những phần tử rất nhỏ có hình dạng trông như những hạt hay nếp nhăn) hội tụ về một hướng chân trời. Sau mây tầng cao xuất hiện mây vũ tích (một loại mây lớn và đặc, phát triển dữ dội theo chiều thẳng đứng trông như

những dãy nui đồ sộ, giới hạn trên thường nhẫn lì hay dạng tơ sợi, hình det như cái đe, chân mây đen và có kèm theo mây thắp rách xác xơ), gió tăng dần. Đây là

dấu hiệu cho thấy bão có thể đang di chuyển từ hướng đó tới.

Chớp xa xuất hiện liên tục. déu đặn. gây nhiêu âm, can trở hoạt động của máy thu thanh. Hướng có chớp sáng nhất là hướng đang có bão hoạt động. Đối với vùng ven nước ta, trước khi bão tới thường xuất hiện chớp ở hướng Đông - Nam. Kinh nghiệm này đã được đúc kết thành câu ca đao:

“Dong Nam co chớp chéo nhau”

-70-

Thấp sát mặt biển hôm sau bão về”

Ngư dân vùng ven biển có kinh nghiệm: Sáng sớm nhìn về phía Đông thấy mây tỉ tích dang “vay tê tê" di chuyên từ phía Đông về phía Tây là dấu hiệu cho thấy có khả năng một vài ngày tới sẽ có bão, biển sẽ động mạnh. Kinh nghiệm này khá phù hợp với thực tiễn của mây bão, vì mây tỉ tích ở tầng cao thường tỏa rất xa về

phía trước bão.

Trạng thái mặt biển: Sự xuất hiện của sóng lừng, hướng lan truyền của sóng không trùng với hướng gió là dau hiệu cho thấy có bão hoạt động ở cách xa hàng trăm km. Nhìn chung, hướng lan truyền của sóng gần trùng với hướng di chuyển của bão. Tuy nhiên, sóng lừng có the không xuất hiện ở những vùng biển quá gần bờ hoặc có nhiều đảo. Mặt biển từ trạng thái lặng chuyển dần sang trạng thái động, mức độ tăng dần.

Dấu hiệu khác thường của gió và sinh vật: Nhiều kinh nghiệm đã được đúc kết thành các câu ca dao, tục ngữ lưu truyền từ bao đời nay, chẳng hạn như:

“Thang bảy heo may, chuồn chuồn bay thì bão”, hoặc “Kiến đắp thành thì bão, kiến 4m co chạy ráo thì mưa”. “Tháng bảy” trong câu ca dao trên là tháng VII âm

lịch, thường là thang VIII dương lịch - là một trong những tháng chính trong

mùa mưa bão ở nước ta (trong đó chủ yếu ở khu vực Bắc Trung Bộ).

* Chuan bị trước mùa bão:

— Đối với cây trồng, vật nuôi:

Chuyển đổi cơ cấu giống cây trồng, vật nuôi thích hợp trong mia bão lũ, như: Sử dụng giống lúa ngắn hạn trong sản xuất, thu hoạch trước mùa bão xảy ra.

Với phương châm “xanh nhà hơn già đồng”, khí lúa chin 2/3 bông thì có thé thu

hoạch được. Đối với cây ngô: Khi có tin báo bão, cần chặt ngọn để hạn chế gió

quật ngã cây.

Vật nuôi: Chuẩn bị thức ăn cho gia súc, gia cằm trước khi bão xảy ra.

~ Đôi với các công trình phục vụ nông nghiệp:

Kiểm tra, gia cỗ bờ vùng, bờ thửa, sửa chữa các đập, trang bị lại các nắp

cống bị hư hỏng, bổ sung nắp cống còn thiếu; kiểm tra và sửa chữa các máy bơm,

Ti.

trạm bơm tiêu, nạo vét kênh mương... nhằm bão vệ sản xuất, bảo vệ ao hồ nuôi

trồng thủy sản.

— Đối với ngư dân đi biển:

Thường xuyên theo dõi tin dự báo thời tiết trên các phương tiện thông tin, hệ thống tín hiệu báo bão, đồng thời chú ý quan sát bầu trời và mặt biển để nhận biết

thời tiết. Khi nhận được tin bão, tùy thuộc vào vị trí của tàu thuyền đang hoạt động, vị trí cường độ hướng di chuyển của bão mà kịp thời cho tàu thuyền vào bờ hoặc tránh xa vùng ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới.

Tàu thuyền đang ở ven bờ, gần bờ biển và trên sông: phải di chuyên vào bờ, vào bến cảng tìm nơi trú an an toàn, neo đậu tàu thuyền đúng kỹ thuật dé không

bị hư hỏng khi có sóng to, gió lớn. Tuyệt đối không để ngư dân, thuyền viên ở lại

trên tàu thuyền trong thời gian có bão.

Khi có bão, áp thấp nhiệt đới neo đậu tàu thuyền không đúng chỗ, không đúng

cách thì vẫn bị thiệt hại do tau thuyền va đập vào nhau và do sóng đánh lật úp

tàu.

Khi bão đỗ bộ:

Thiết lập các chốt ở những nơi xung yếu: khu vực nước chảy xiết trên các sông, kênh rạch, nơi các tuyến đê có nguy cơ bị vỡ theo dôi và có biện pháp giải

quyết ngay.

Khi bão tan:

~ Khắc phụ sự cố các công trình phục vụ cho nông nghiệp: đê, kè, dap...tap trung tiêu nước cho ruộng đồng (nhất là các ruộng lúa chưa kịp thu hoạch).

~ Hỗ trợ sữa chữa tau thuyền cho ngư dân.

— Xuất từ nguồn dự phòng của các sở ban ngành, cung cấp vật tư, nguyên liệu, các giống vật nuôi va cây trồng cho nhân dân để nhanh chóng phục hồi sản xuất.

Bên cạnh việc phòng chong bão như trên, chúng ta có thẻ tìm cách chế ngự tược bão trước khi nó hình thành. Đối với nước ta nói chung, khu vực BTB nói

riêng có thể học hỏi kinh nghiệm va có thé áp dụng trong tương lai.

-72-

Giải pháp dau tiên được đề cập đến là phá các đám mây 4m ướt trước khi chúng gây ra bão bằng cách rải một chất bột đặc biệt, để kết hợp với hơi 4m thành một chất đặc quánh vô hại rơi xuống đất. Thí nghiệm này đã thực hiện

thành công vào năm 2001 khi phá tan được một đám mây, nhưng liệu có đủ khả

năng dé phá tan một đám mây bão thì không ai có thé trả lời được.

Giải pháp kha thi hiện nay là sử dụng “hiệu ứng con bướm” của nhà khí tượng

học Hépman ở trung tâm nghiên cứu quốc gia nghiên cứu khi quyển của Hoa Ki

(NCAR). Giải pháp này nhằm vào bản chất hỗn loạn của thời tiết: biến đôi thời tiết ở một nơi có thé gây ra một chuỗi các tác động có thé làm thay đổi thời tiết ở

nhiều nơi cách xa đó hàng ngàn cây so. Cái khó khi thực hiện giải pháp này là

phải biết trước cơn bão sẽ hình thành ở một nơi nào đó trước. Hốpman tin rằng

giải pháp này sẽ được ứng dụng rộng rãi từ 30 đến 50 năm tới.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Thiên tai và ảnh hưởng của nó tới sản xuất nông nghiệp ở khu vực Bắc Trung Bộ (Trang 73 - 77)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)