Ảnh hưởng của thiên tai tới sản xuất nông nghiệp ở khu vực Bắc

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Thiên tai và ảnh hưởng của nó tới sản xuất nông nghiệp ở khu vực Bắc Trung Bộ (Trang 63 - 73)

Bang 3.6: Tần suất số ngày gió Tay khô nóng hoạt động mạnh nhất tại

3.2. Ảnh hưởng của thiên tai tới sản xuất nông nghiệp ở khu vực Bắc

Trung Bộ

3.2.1. Ảnh hưởng của bão

Nông nghiệp là ngành sản xuất phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện tự nhiên.

Vì thế những biến động của thời tiết, thiên tai đều ảnh hưởng đến cơ cấu, quá trình sinh trưởng và phát triển của cây trồng, vật nuôi. Bão là thiên tai có ảnh

hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp ở khu vực Bắc Trung Bộ.

% Đối với trong trot:

Do được hình thành ở vùng biển nhiệt đới nên bão thường mang theo một

khối lượng lớn không khí nóng ẩm, chứa day hơi nước. Sau khi bão tan, mua

thường kéo dài khoảng 2 - 3 ngày nữa, do đó bão gây ra mưa rat lớn. Mưa lớn

làm ngập ruộng đồng, sau một thời gian (2 - 3 ngày) làm cho các loại cây lương

thực, hoa mau thoi, nay mam...

Trong co cau ngành trồng trot ở khu vực Bắc Trung Bộ, lúa là một loại cây

trồng chủ đạo. Do đó, những biến động xấu của thời tiết đều ảnh hưởng đến khả năng sinh trưởng và phát triển của cây lúa. Mùa bão ở BTB trùng với vụ lúa hè

thu, lúa đang trong giai đoạn chuẩn bị thu hoạch, khi bão 46 bộ vao đắt liền cùng với sức gió giật mạnh quật ngã lúa xuống, những bông lúa nằm đưới nước sẽ lên mâm hoặc bị thôi.

Ngoài lúa, ngô cũng là cây trồng chịu ảnh hưởng khá nghiêm trọng khi có bão. Bão cùng với sức gió giật mạnh làm “bông lau” bay phần, làm giảm quá trình thụ phan ở ngô, bắp bị lép hạt, ảnh hưởng đến năng suất cây cũng như chat lượng của ngô. Do ngô canh tác theo luống nên khi gió thổi mạnh sẽ kéo theo

toàn bộ diện tích ngã xuống.

Một số cây hoa màu khác như đậu tương, khoai, lạc cũng bị ảnh hưởng.

Bão cùng với giỏ mạnh làm cây ăn quả bị đô, bật gốc cây, quả rụng không thu

hoạch được.

s Đôi với chan nuôi và thủy san:

-59-

Mua do bão với cường độ lớn, gây ngập lụt khắp đồng ruộng, khó khăn trong việc cung cấp thức ăn cho chăn nuôi. Gió mạnh làm hư hại các chuồng trại, các

khu chăn nuôi gia súc, gia cầm.

Khi có bão tàu thuyền không ra khơi được, các phương tiện đánh bắt bị hư hại; làm ngập các ao hé, vỡ bờ, thủy sản tran ra ngoài...

Thiệt hại về nông nghiệp do bão ở Bắc Trung Bộ trong những năm gần đây:

Năm 2010, tại Hà Tĩnh cơn bão số 2 đã làm hàng ngàn héc ta lúa hè thu bước vào

vụ thu hoạch đã bị ngập lụt, 500 ha sẵn bị 46, 350 ha rau màu ngập và hư hỏng,

105 ha cây lâm nghiệp đỏ, 3 ha cây ăn qua đổ, gãy. Tại Thanh Hóa, mưa lớn do

bão đã làm 4 200 ha lúa hè thu chưa thu hoạch bị ngập trong nước và có nguy cơ

bọ mọc mam ngay trên ruộng; diện tích lúa chưa thu hoạch tập trung ở các huyện ven biển và vùng trũng thấp như Nga Sơn, Quảng Xương, Hà Trung, Nông

Céng...Ngoai ra, cơn bão số 2 còn làm cho 1 700 m đê sông, đê bao bị tràn, sat lở, 165 h nuôi trồng thủy san bị tran. Tại tỉnh Nghệ An, bão đã làm cho 4 167 ha lúa, 1 177 ha hoa mau các loại bị ngập, 1 790 ha ngô bị đổ gãy, 6 hồ đập bị hư

hỏng.

3.2.2. Ảnh hưởng của lũ lụt

Lũ lụt là hệ quả do bão, áp thấp nhiệt đới đẻ lại, do đó ảnh hưởng của lũ lụt đến sản xuất nông nghiệp của khu vực thường đi đôi với ảnh hưởng của bão, áp thấp nhiệt đới.

Lũ lụt làm cho các hoạt động sản xuất nông nghiệp của người dân bị

ngưng trệ. Li đến, gây lụt lội khắp nơi, người dân không thé ra đồng làm việc,

làm giảm năng suất, hiệu quả làm việc của nông dân.

Những trận lũ quét, lũ ống ở vùng núi thường cuốn theo tat cả những gi trên đường di. Các giống cây trồng, vật nuôi bị cuốn trôi; các công trình, hệ thống thủy lợi bị phá vỡ.

Lụt ở vùng đồng bằng làm ngập đồng ruộng, cây trồng bị ngâm nước dẫn đến nảy mầm ngay trên ruộng, hoa mau bị ang, chín “sap”, bị thối...năng suất

-60-

cây trồng giảm xuống. Dẫn đến thiếu giống cây trồng, vat nuôi cho sản xuất vụ

sau.

Sau lũ lụt, các hoạt động chăn nuôi, nuôi trồng thủy sản gặp nhiều trở ngại:

chuông trại ô nhiễm, dịch bệnh, sâu hại xảy ra khắp nơi.

3.2.3. Ảnh hưởng của gió Tây khô nóng

Trong cơ cấu sản xuất của khu vực Bắc Trung Bộ thì nông nghiệp vẫn chiếm tỉ trọng cao. Tuy nhiên, sản xuất nông nghiệp ở khu vực vẫn ở trình độ

thấp, phụ thuộc nhiều vào điều kiện tự nhiên. Do đó, bat kể một loại hình thôi tiết nao nếu diễn ra ở mức độ cực đoan đều có thể ảnh hưởng lớn đến sản xuất của

khu vực Bắc Trung Bộ. Từ tháng IV đến tháng VIII, do nắng nóng tại Bắc Trung Bộ nên dòng chảy của các con sông, suối thấp hơn trung bình nhiều năm từ 30%-

80%,

Gió Tây khô nóng với cái nắng nóng, khô rát đã ảnh hưởng trực tiếp đến

môi trường làm việc của người lao động, đặc biệt là người nông dân. Người nông

dân đã chuyên thời gian làm việc sang sáng sớm và chiều tối là chính. Khoảng thời gian từ 10h sáng đến 4h chiều hầu như bị ngưng trệ. Nhất là khoảng buổi trưa từ I1h đến 13h, bau trời giỗng như một “chảo lửa” thiêu đốt mọi thứ, cây cỏ

héo khô, đồng ruộng nứt nẻ, mặt đất bỏng rat...

- Ảnh hưởng tới sản xuất lúa: Trong những van dé cấp bách về môi trường gần đây do sự biến đổi khí hậu, ngoài lũ lụt, bão thì hạn hán là một loại thiên tai ảnh hưởng rất lớn đến sản xuất nông nghiệp của nhiều nước trên thế giới, vì nó gây ra những tổn thất nặng né đối với con người. Ở khu vực Bắc Trung Bộ vào thời kỳ gió Tây khô nóng hoạt động, nhiệt độ tăng cao (nhiều nơi trên 40°C), trong khi đó độ 4m không khí xuống rat thấp. Ảnh hưởng của gió Tây khô nóng, gây ra hạn hán cho nhiều nơi trong khu vực, làm ảnh hưởng không nhỏ đến sản xuất và đời sống. Đặc biệt là sản xuất lúa nước, là cây trồng chủ đạo trong sản xuất nông nghiệp của vùng.

-61-

Trong các nhân tố tự nhiên ảnh hưởng đến sản xuất nông nghiệp thì khí

hậu có ảnh hưởng trực tiếp đến quá trình sinh trưởng va phát triển của cây lúa, thé hiện rõ nét thông qua các yếu tố như nhiệt độ và lượng mưa.

- Nhiệt độ: Nhiệt độ là nhân tố ảnh hưởng quyết định đến sinh trưởng va

phát triển của cây lúa, nhiệt độ quá cao hoặc quá thấp đều ảnh hưởng không tốt đến đời sống cây lúa. Nhiệt độ thấp, kéo dài quá trình đẻ nhánh và phát triển rễ chậm, cây hút thức ăn kém, khi lúa trỗ, nhiệt độ thấp hoặc quá cao hoa khó phơi

màu, hạt lép nhiều. Nhiệt độ tới hạn cao là ngưỡng nhiệt mà nếu vượt qua khỏi ngưỡng đó quá trình sinh trưởng, phát triển cây lúa bị dừng lại, lúa có thể bị chết.

Trong mỗi giai đoạn cây lúa có thể thích nghỉ với những điều kiện nhiệt độ khác nhau, nếu thấp quá hoặc cao quá so với giới hạn đều không tốt. Cụ thể qua bảng

3.7;

Phân hóa đòng

No hoa |

Chín

|

|

|

(Nguon: PTS Vũ Van Hiển - Trong trọt - NXBNéng Nghiệp - 1999)

Tùy theo từng giai đoạn sinh trưởng mà nhiệt độ tới hạn thấp biến động từ 10°C - 20°C, nhiệt độ tới hạn cao biến động từ 30°C — 45°C và nhiệt độ tôi thích

-62-

là 20°C - 30°C. Trong phạm vi từ nhiệt độ tới hạn cao, nhiệt độ ảnh hưởng tới quá

trình đẻ nhánh, hình thành hoa và chín về co bản nhiệt độ cao làm tăng tốc độ ra lá, tạo nhiều nhánh. Trong giai đoạn sinh trưởng, sinh thực số hoa trên cây tăng khi nhiệt độ giảm xuống. Ở thời kì chín nhiệt độ ảnh hưởng đến khói lượng hạt đến độ dai của thời kỳ này, nhiệt độ càng cao thì độ dài của thời kỳ nay càng ngắn. Nếu nhiệt độ trên 38°C kéo dài một giờ vào lúc nở hoa thì tỉ lệ hạt lép cao, ở điều kiện này phan hoa bị khô, héo mắt khả năng thụ phấn. Nếu kéo dài nữa thi cây lúa sẽ khô héo dần và chết.

- Lượng mưa: Nước mưa là nguồn nước chủ yếu trong sản xuất nông nghiệp. Cha ông ta thường nói “Nhất nước, nhì phân, tam cần, tứ giếng” cho thấy được lượng mưa và sự phân bố của nó có tính chất quyết định tới vụ lúa trong năm. Lượng nước can thiết cho cây lúa trung bình 6 - 7 mm/ngay trong mùa mua, 8 - 9 mm/ngày trong mùa khô. Lượng nước thẩm thấu trong ruộng khoảng 0,5-

0,6 mm/ngày.

nước 3-7 ||

j|

(Nguén: Tran Công Tau - Độ dm đất với cây trồng - NXB Nông Nghiệp - 1978)

Thiếu nước ở bat kỳ giai đoạn sinh trưởng nao cũng gây giảm năng suất, khả năng chịu hạn của cây lúa lúc hồi xanh cao, khả năng chống hạn khá lớn từ

khi đẻ nhanh tới khi làm dong, đặc biệt là thời kỳ hình thành đòng non, phân bảo

giảm nhiễm, trổ bông phơi màu thì sức chống hạn yếu nhất.

-63-

Sau khi cấy ở giai đoạn hồi xanh cần tương đối nhiều nước, nếu gặp hạn lúc này nếu cây lúa không phục hồi lại được sẽ chết hoặc phục hỏi lại rất chậm, thời kỳ sinh trưởng kéo dài và làm cho năng suất kém.

Bắc Trung Bộ có khoảng 2,8 triệu ha đất nông nghiệp, trong đó cây lúa nước là cây trồng chính. Hàng năm, khu vực Bắc Trung Bộ có thẻ trồng được 2 -

3 vụ chính, đặc biệt là hai vụ Đông Xuân (chiêm) và Hè thu (mùa). Vụ Đông

Xuân ở BTB thường bắt đầu từ cuối tháng I đến đầu tháng II, đến khoảng giữa

tháng V thì có thể thu hoạch được. Trong thời kỳ làm đất, gieo mạ vụ Đông Xuân vẫn chưa chịu ảnh hưởng của gió Tây khô nóng.

Gió Tây khô nóng thường xuất hiện vào tháng IV, cực đại vào tháng VI và VII, thời gian này đã ảnh hưởng trực tiếp tới thời kỳ sinh trưởng, phát triển và thu

hoạch của cây lúa. Cụ thé:

e Thời kỳ lúa Đông — Xuân đẻ nhánh, mọc dóng phát triển thì gió Tây khô nóng chưa ảnh hưởng đến.

© Thời kỳ đứng cái, làm đòng, lượng mưa giảm xuống, nhiệt độ trung bình tăng

lên, gió Tây khô nóng bắt đầu hoạt động, tuy nhiên lúa vẫn phát triển.

© Thời kỳ trổ bông - thời kỳ ảnh hưởng đến năng suất của lúa sau này. Nếu như trong giai đoạn này gặp đợt nắng nóng kéo dài nhiều ngày, thời tiết biểu hiện của gió Tây khô nóng kiểu mạnh, hạn hán xảy ra sẽ làm cho quá trình thụ phấn ở lúa giảm, sé hạt lép tăng cao, xuất hiện nhiều sâu bệnh như khô van, cuốn lá; cây lúa sẽ ở trạng thái “bông lau” va cho năng suất thấp,

e Thời kỳ lúa chín và thu hoạch, thường thì giữa thang V lúa bat đầu chín và có

thể thu hoạch. Đây cũng là thời kỳ gió Tây khô nóng hoạt động khá mạnh, hạn hán xảy ra thì lúa sẽ chết cháy, “chín tap” cho năng suất không cao.

Mặt khác, gió Tây khô nóng hoạt động mạnh ở khu vực Bắc Trung Bộ đã gay

hạn han trên diện rộng, nước phục vụ cho nông nghiệp bj thâm hụt lớn va trở nên

khan hiếm. Ở nước ta, trung bình một năm, nước can sử dụng cho nông nghiệp là 60 tỉ m’, riêng vụ Đông xuân chiếm hơn một nửa. Tại BTB, dòng chảy các sông

có kha năng thâm hụt 10% -> 30% so với trung bình nhiều năm, các tháng cuối

-64-

mùa thiếu 20% ->30%. Đối với các vùng Thanh Hóa, Nghệ An, Hà Tĩnh, lượng

nước dự trữ thiếu hụt ở mức báo động. Vì vậy nguồn nước tưới cho sản xuất nông nghiệp đang đứng trước nguy cơ thiếu hụt nặng , cần phải hết sức tiết kiệm và có

những biện pháp thích hợp thì mới đủ nước tưới.

Trong thời kỳ gió Tây khô nóng họat động ở khu vực BTB có khoảng 4.500 ha lúa có nguy cơ bị hạn, tại Hà Tĩnh diện tích lúa bị hạn vào khoảng

1.500ha (2003). Do đó, ở đây mực nước các hồ đã xuống thấp, hạn hán có nguy cơ xây ra trên địa bàn toàn tỉnh Nghệ An, Thanh Hóa lúa cũng có nguy cơ thiếu

nước và mat mùa.

Trong những ngày gió Tây khô nóng hoạt động, mặt trời “như một khối lửa” chiếu qua bau trời không một áng mây, không có nơi nào tránh khỏi cái nắng thiêu người. Gió vừa nóng, vừa khô, cây cỏ khô héo, cây trồng thiếu nước, ruộng đồng nứt nẻ.... Do độ am tương đối xuống khá thấp, nhiệt độ không khí khá cao và gió mạnh nên bốc hơi lớn, lượng nước cho rễ cây hút lên không bù lại được lượng mất nước đi do bốc hơi, cân bằng nước bị phá hoại nghiêm trọng.

Tình trạng này có thể kéo đài cả ngày lẫn đêm nên cây có thể không còn khả năng phục hồi sức sống. Chính vì vậy, mức độ thiệt hại có thê rat lớn, nếu giỏ Tây khô nóng có thể kéo dài có thể gây hạn đất, kết hợp với hạn không khí rất

nguy hai cho sản xuất. Nguy cơ mat mùa tăng cao, khi gió Tây khô nóng xảy ra vào thời kì tré bông, thời kỳ nở hoa của các cây ăn quả ...Thời kỳ cây trồng cần nước và sợ khô nóng nhất là khoảng đầu tháng 4 âm lịch nên mà cha ông ta

thường nói:

“Mông tám tháng tư không mưa

Mẹ con bán cả cày bừa ma ăn”

Chính là nói lên sự nguy hại này.

- Ảnh hưởng đến các hoạt động sản xuất nông nghiệp khác:

+ Ngoài cây lúa, cây ngô cũng là cây trồng quan trọng trong khu vực. BTB có 4 vụ trồng ngô chính là: vụ Đông, vụ Đông - Xuân, vụ Xuân - He và vụ Hè -

Thu. Trong đó vụ Xuân - Hé va vụ Hè - Thu là chịu ảnh hưởng bởi gid Tây khô

-65-

nóng và hạn hán. Trong những vụ đó, nếu như không được cung cấp đủ nước, cây sẽ chết hoặc cho năng suất thắp.

+ Nuôi trồng thủy sản: Gió Tây khô nóng có ảnh hưởng rất lớn đến ngành

thủy sản của khu vực, đặc biệt là nuôi trồng thủy sản. Nếu như gió Tây khô nóng hoạt động mạnh sẽ làm tăng lượng bốc hơi nước, độ âm giảm xuống, mặt nước rất nóng, làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến ngành thủy sản ở khu vực như cá,

tôm, cua, mực...

+ Ngoài ra, ngành chăn nuôi như: gia súc (trâu, bò, lợn...), gia cầm (gà, vịt...)

cũng chịu ảnh hưởng khá nghiêm trọng của gió Tây khô nóng.

Như vậy, gió Tây khô nóng và hạn hán có ảnh hưởng rất lớn đến cơ cấu mùa vụ, các giống cây trồng vật nuôi trong khu vực. Do đó, cần phải có các biện pháp

thích hợp để có thể giảm thiểu được ảnh hưởng của chúng đến sản xuất nông

nghiệp ở BTB.

3.2.3. Ảnh hưởng của cồn cát di động

Đã từ lâu nạn cát bay, cát nhảy, cát trôi luôn là mdi đe dọa thường xuyên và nguy hiểm đối với cuộc sống của người dân ven biển các tỉnh Bắc Trung Bộ và điển hình nhất là tỉnh Quang Bình.

Trải qua hàng triệu năm vận động địa chất, cát theo sóng biên được đưa lên bờ, từ đó theo gió tập trung thành những bai cát, cồn cát lớn nằm trên đất liên, hằng năm cứ vào mùa gió thôi thì cát lại theo gió lấp ruộng, vườn, nhà cửa,

đường sa, lap các cửa sông, con lạch, phá hoại hoa mau và các công trình ven

biển.

Trong quá trình phát triển, cồn cát đi động có xu hướng tiến sâu vào trong đất liền, là điều kiện hình thành sa mạc hóa ở vùng duyên hải Bắc Trung Bộ, là kẻ thù số một, nguy hiểm nhất với đời sống và phát triển của nhân dân địa phương cũng như gây nên những tác hại lớn lao đến môi trường sinh thai.

Ở Đông Hới (Quang Binh) hàng năm doc bờ biển có hàng chục mẫu ruộng đất bị cát phủ dan, tỉnh Quang Bình có bến huyện và một thành phố ven biển với chiêu dai bờ biên hơn 116 km. Những năm qua, ving bãi ngang dọc bờ biển của

-66-

tỉnh thường xuyên xảy ra tình trang cát bay, cát chảy làm bồi lấp nhà cửa, ruộng

vườn của người dân...

Dọc vùng bãi ngang hai huyện Quảng Ninh và Lệ Thủy (Quảng Bình), nạn

cát bay, cát chảy đã diễn ra nhiều năm nay. Theo người dân địa phương, khoảng năm, bảy năm gần đây, diễn biến thời tiết bất thường, nhiều núi cát hình thành tự phát gây ảnh hưởng đến đời sống và sản xuất của người dân. Trong nhà, cát bay

rào rào đến mức không thé mở được cửa; ngoài đồng, cát chảy lấp phủ kín chân

ruộng, sau mỗi mùa mưa phải bới cát lên mới lấy lại được ruộng.

Theo thống kê của UBND xã Hải Ninh, hiện toàn xã có hơn 100 ha đồi cát

ven biển không cỏ cây chan gió. Kéo theo là nạn cát bay, cát chảy và sat lở

nghiêm trọng ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống nhiều hộ dân ở các thôn dọc biển

như Tân Hải, Tân Định, Xuân Hải. Vào mùa mưa bão, cát bay mờ mit, phủ lắp nhiều sân, vườn, tràn cả vào nhà. Đã có 30 gia đình phải bỏ nhà di chuyển đến nơi ở mới và hiện còn gần 100 hộ khác ở sát biển cũng đang phải chịu cảnh sống chung với nan cát bay, cát chảy. Nhiều con đường liên thôn bị cát lap gây khó

khăn cho việc đi lại của ngư dân.

Không chỉ cát bay, cát chảy, hằng năm người dân xã Hải Ninh phải đương

đầu với tình trang sat lở do biển xâm thực. Vào mùa mua lũ, biển lấn sâu vào đất liền hàng chục mét. Nhiều đoạn đường, cống thoát nước bị sóng đánh sập. Mới

đây, 10 hộ dân ở các thôn Tân Hải, Xuân Hải phải di dời ra khỏi khu vực bị sat

lở.

May năm nay, năm nao cũng thế, cứ hết mùa mưa là người dan thôn Méc

Định, xã Hồng Thủy, huyện Lệ Thủy phải tran lưng bới cát dé tìm lại ruộng. Sau những trận mưa hay theo đòng chảy của nước ngằm, nước theo khe chảy mạnh, cất trắng theo déng nước tràn vào ruộng. Những hạt cát trắng nhỏ li ti ấy mà sức công phá thật ghê gớm, gây hậu quả thật khôn lường. Cát lan ruộng, lan vườn

từng ngày, cát phủ day, chẳng có thứ cây nảo mọc nồi ngoài xương rồng.

Ở vùng cát, chỉ cần mưa với cường độ nhỏ cũng khiến những tuyến khe suối nay bong dưng day 4p nước và chảy với lưu tốc lớn. Nhiều tuyến đường

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Địa lý: Thiên tai và ảnh hưởng của nó tới sản xuất nông nghiệp ở khu vực Bắc Trung Bộ (Trang 63 - 73)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)