Điều kiện tự nhiên

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 43 - 44)

5. Kết cấu của luận văn

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xƣa. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hƣng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dƣơng. Bắc Ninh có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng nhƣ Quốc lộ 1 và đƣờng sắt nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, quốc lộ 18 nối Sân bay quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dƣơng - Hải Phòng. Trong tƣơng lai gần sẽ có đƣờng sắt từ sân bay Nội Bài - Bắc Ninh - Cảng Cái Lân. Mạng đƣờng thuỷ có Sông Cầu, Sông Đuống, Sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng, tạo cho Bắc Ninh gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội theo định hƣớng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội. Đây là yếu tố rất thuận lợi để Bắc Ninh phát triển bền vững kinh tế - xã hội tạo nên thế và lực cho đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN.

Về điều kiện tự nhiên: Bắc Ninh là tỉnh đồng bằng phì nhiêu nguồn nƣớc tốt và phong phú, có diện tích tự nhiên là 822,7km2 chiếm 0,24% diện tích tự nhiên cả nƣớc với dân số khoảng trên 1 triệu ngƣời, chiếm 1,23% dân số cả nƣớc. Chế độ thời tiết ôn hoà ít chịu ảnh hƣởng của giông bão lũ lụt, nhiệt động trung bình hàng năm là 24-250C có chế độ gió mùa thuận lợi cho phát triển nông nghiệp và sản xuất công nghiệp tƣ nhân. Địa bàn Bắc Ninh mới phát triển kinh tế nên việc quy hoạch sản xuất chủ động, gắn chặt với thiên nhiên, ít bị tác động bởi ô nhiễm môi trƣờng.

Về điều kiện kinh tế: Thành phố Bắc Ninh thuộc tỉnh Bắc Ninh chỉ cách trung tâm Thủ đô Hà Nội 30 km, cách sân bay quốc tế Nội Bài 45 km, cách thành phố Hải Phòng 110 km và thành phố Hạ Long 125 km. Vị trí tỉnh Bắc Ninh nằm gần các trung tâm kinh tế lớn, có thị trƣờng hàng hoá rộng lớn, có sức cuốn hút toàn

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

diện về các mặt chính trị, kinh tế, xã hội, giá trị lịch sử, văn hoá đồng thời là nơi cung cấp thông tin, chuyển giao công nghệ và tiếp thị thuận lợi đối với mọi miền tổ quốc. Hà Nội sẽ là thị trƣờng tiêu thụ trực tiếp các mặt hàng của Bắc Ninh về nông - lâm - thuỷ sản, vật liệu xây dựng, hàng tiêu dùng, hàng thủ công mỹ nghệ. Bắc Ninh cũng là một địa bàn mở rộng của Hà Nội qua xây dựng thành phố vệ tinh, là mạng lƣới gia công sản xuất phụ trợ và dịch vụ cho các xí nghiệp của thủ đô trong quá trình CNH - HĐH.

Bắc Ninh xƣa nay vốn là vùng có nhiều nghề thủ công nổi tiếng nhƣ: Làng tranh dân gian Đông Hồ, Làng gốm Phù Lãng, Làng đúc đồng Đại Bái, Làng rèn luyện sắt Đa Hội, Làng dệt Lũng Giang, Làng trạm khắc đồ gỗ Đồng Kỵ, Phù Khê, Hƣơng Mạc, Làng sơn mài Đình Bảng… Nếu tập trung khai thác tốt các nguồn thu ngân sách tỉnh sẽ có một lƣợng vốn không nhỏ để tạo nguồn cho đầu tƣ XDCB. Bắc Ninh sẽ trở thành một hệ thống hoà nhập trong vùng ảnh hƣởng của Thủ đô Hà Nội và có vị trí tƣơng tác nhất định với hệ thống đô thị chung của toàn vùng kinh tế trọng điểm Bắc Bộ.

Những năm qua kinh tế - xã hội của tỉnh Bắc Ninh liên tục phát triển, tốc độ tăng trƣởng kinh tế luôn đạt ở mức cao và ổn định, cơ cấu kinh tế chuyển dịch theo hƣớng công nghiệp hoá - hiện đại hoá, đời sống nhân dân trong tỉnh không ngừng đƣợc cải thiện. Tuy nhiên, trong quá trình phát triển, công nghiệp, đô thị hoá, Bắc Ninh đang phải đối mặt với nhiều khó khăn, thách thức đó là tài nguyên thiên nhiên nghèo nàn, đa dạng sinh học bị cạn kiệt, môi trƣờng có dấu hiệu bị xuống cấp, đời sống sức khoẻ của một bộ phận dân cƣ bị ảnh hƣởng.

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 43 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)