Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 36 - 103)

5. Kết cấu của luận văn

1.3.1 Kinh nghiệm của thành phố Đà Nẵng

Đà Nẵng là địa phƣơng đƣợc các phƣơng tiện thông tin đại chúng nói nhiều về thành tích cải cách hành chính, nâng cao năng lực quản lý Nhà nƣớc trên tất cả các lĩnh vực, đặc biệt là quản lý Nhà nƣớc ở lĩnh vực đầu tƣ XDCB. Qua tiếp cận triển khai cơ chế quản lý đầu tƣ xây dựng trên địa bàn thành phố Đà Nẵng có nhiều nét nổi trội. Đó là UBND thành phố Đà Nẵng đã cụ thể hoá các công trình quản lý theo thẩm quyền đƣợc phân công, phân cấp. UBND thành phố đã hƣớng dẫn chi tiết về trình tự các bƣớc triển khai đầu tƣ và xây dựng: từ xin chủ trƣơng đầu tƣ; chọn địa điểm đầu tƣ; lập và phê duyệt quy hoạch tổng thể mặt bằng; lập dự án đầu tƣ; thanh toán chi phí lập dự án; thẩm định phê duyệt dự án; lập thiết kế tổng dự toán; bố trí và đăng ký vốn đầu tƣ; đền bù giải phóng mặt bằng; tổ chức đấu thầu hoặc chỉ định thầu; tổ chức thi công; quản lý chất lƣợng trong thi công; cấp phát vốn đầu tƣ; nghiệm thu đƣa công trình vào sử dụng; đến thanh quyết toán và bảo hành công trình. Gắn với các bƣớc theo trình tự trên là thủ tục, hồ sơ cần có trách nhiệm, quyền hạn quản lý, thụ lý của các chủ thể trong hệ thống quản lý, vận hành vốn đầu tƣ và xây dựng. Việc cụ thể hoá quy trình quản lý và giải quyết công việc của nhà nƣớc đã tạo một bƣớc đột phá của Đà Nẵng trong khâu cải cách hành chính và nâng cao năng lực của bộ máy Nhà nƣớc.

1.3.2. Kinh nghiệm của tỉnh Hải Dương

Tỉnh Hải Dƣơng đã thực hiện tốt phƣơng châm kết hợp nội lực và ngoại lực để phát triển kinh tế, đa dạng hoá nguồn vốn đầu tƣ đã phân bổ và sử dụng đúng

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

mục đích nguồn vốn đầu tƣ XDCB. Vốn đầu tƣ XDCB bằng NSNN chủ yếu tập trung cho việc xây dựng cơ sở hạ tầng kinh tế - xã hội, an ninh - quốc phòng. UBND tỉnh đã có cơ chế phân công, phân cấp, quản lý và điều hành ngân sách một cách hợp lý; tiết kiệm đƣợc chi phí ngân sách để tập trung cho đầu tƣ phát triển, khuyến khích thu hút đầu tƣ. Bên cạnh đó UBND tỉnh có chủ trƣơng cải cách thủ tục hành chính trong lĩnh vực đầu tƣ XDCB từ quy trình thẩm định, phê duyệt dự án đầu tƣ, thẩm định và phê duyệt TKKT-TDT đến tổ chức đấu thầu, chỉ định thầu, quyết toán…Nhờ vậy đã rút ngắn đƣợc thời gian thẩm định, giảm bớt phiền hà, nhanh chóng đƣa dự án vào thực hiện làm cho hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ tăng lên.

1.3.3 Một số bài học rút ra cho tỉnh Bắc Ninh

Một là, về kế hoạch hóa vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước

Công tác kế hoạch hoá hoạt động đầu tƣ vừa là nội dung vừa là công cụ quản lý hoạt động đầu tƣ. Muốn nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ thì công tác kế hoạch hoá đầu tƣ phải xuất phát từ nhu cầu của phát triển kinh tế. Mục đích đầu tƣ cuối cùng của hoạt động đầu tƣ XDCB là tái sản xuất giản đơn và tái sản xuất mở rộng các cơ sở kỹ thuật cho nền sản xuất xã hội. Do đó việc kế hoạch hoá vốn đầu tƣ phải dựa vào định hƣớng lâu dài của Nhà nƣớc, phù hợp với quy định của pháp luật. Kế hoạch đầu tƣ phải dựa trên khả năng huy động của nguồn lực trong và ngoài nƣớc đảm bảo tính vững chắc và có mục tiêu rõ rệt.

Hai là, về thẩm định tính khả thi của phương án sử dụng vốn

Thông thƣờng định hƣớng, chủ trƣơng đƣợc xác định rõ theo kế hoạch 5 năm hoặc hàng năm. Căn cứ vào chủ trƣơng, các cấp, các ngành xem xét để xây dựng các dự án với sự trợ giúp của một số cơ quan chuyên môn. Quá trình nghiên cứu để xác định tên gọi, lĩnh vực, ngành nghề phải phù hợp với nhu cầu bức xúc nào đó. Cần đánh giá sự cần thiết và mục tiêu đầu tƣ, đánh giá nhu cầu thị trƣờng, tiêu thụ sản phẩm đối với dự án sản xuất, đánh giá hiệu quả kinh tế xã hội đối với dự án hạ tầng kinh tế xã hội, địa điểm xây dựng, nhu cầu sử dụng đất và một số yếu tố khác. Tổng mức đầu tƣ của dự án, khả năng thu xếp vốn; nguồn vốn và khả năng thanh toán vốn theo tiến độ; phƣơng án hoàn trả vốn đối với dự án có yêu cầu thu

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

hồi vốn; các chỉ tiêu tài chính và phân tích đánh giá hiệu quả kinh tế, hiệu quả xã hội của dự án.

Ba là, về cấp phát, thanh toán, quyết toán vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn nguồn ngân sách Nhà nước

Các cơ quan thanh toán, quyết toán vốn cần nắm vững tình hình, thực trạng xây dựng cơ bản trên địa bàn nhằm đáp ứng kịp thời việc thanh, quyết toán. Để tham mƣu, đề xuất với UBND tỉnh thủ tục quyết toán những công trình đặc thù; chỉ đạo nâng cao năng lực, trách nhiệm của các chủ đầu tƣ, biện pháp xử lý vi phạm quyết toán đối với những công trình hoàn thành và xử lý kết quả sau phê duyệt quyết toán. Đồng thời, tăng cƣờng thanh, kiểm tra việc thực hiện thanh toán, quyết toán vốn đầu tƣ.

Bốn là, về kiểm tra, thanh tra và xử lý vi phạm liên quan đến vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước

Hiệu quả và hiệu lực của thanh tra xử lý vi phạm liên quan đến vốn đầu tƣ là một yêu cầu tất yếu và cấp bách trong điều kiện hiện nay nhằm không chỉ nâng cao hiệu quả sử dụng vốn đầu tƣ mà còn đảm bảo mục tiêu phát triển kết cấu hạ tầng, tăng trƣởng kinh tế nhƣng đồng thời đảm bảo sự phát triển bền vững, sử dụng hiệu quả các nguồn lực.

Tóm lại chƣơng 1 đã nêu bật khái niệm đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN, vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN và quản lý vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN. Nhận dạng rõ mối quan hệ hữu cơ giữa đầu tƣ XDCB với sự phát triển của xã hội, trong đó đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN đóng vai trò quan trọng, vừa có tính định hƣớng, vừa gắn với chính sách, chủ trƣơng của Đảng và Nhà nƣớc giúp chúng ta có cái nhìn khách quan, trung thực trong quản lý vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN. Để từ đó khắc phục những điểm yếu, lỗ hổng của chính sách, xây dựng và hoàn thiện quản lý vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN đảm bảo hiệu quả, minh bạch đáp ứng đƣợc yêu cầu và nhiệm vụ của thời kỳ CNH - HĐH đất nƣớc.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 2

PHƢƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU TRONG QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN Ở TỈNH BẮC NINH

2.1 Các câu hỏi nghiên cứu

- Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh hiện nay nhƣ thế nào?

- Những khó khăn bất cập gì trong công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc?

+ Cơ cấu tổ chức quản lý + Quy trình quản lý + Công cụ quản lý

- Những giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nƣớc ở tỉnh Bắc Ninh?

- Yếu tố ảnh hƣởng đến hoạt động quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh là gì?

2.2 Phƣơng pháp nghiên cứu đề tài

Để thực hiện đề tài, tác giả sử dụng các phƣơng pháp nghiên cứu bao gồm:

2.2.1 Phương pháp chủ nghĩa duy vật biện chứng và chủ nghĩa duy vật lịch sử; dùng các lý thuyết kinh tế để nghiên cứu

Nhằm để nghiên cứu những lý luận, chính sách về công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc.

2.2.2 phương pháp thu thập tài liệu và xử lý số liệu

+ Phƣơng pháp thu thập tài liệu thứ cấp

Phƣơng pháp này chủ yếu đƣợc thu thập từ các nguồn có sẵn nhƣ báo cáo của Ủy ban nhân dân tỉnh, Sở kế hoạch và đầu tƣ, Sở Tài chính, Cục thống kê tỉnh...

+ Phƣơng pháp thu thập sơ cấp

Phƣơng pháp này đƣợc thu thập bằng cách phỏng vấn một số lãnh đạo quản lý và một số cán bộ chuyên ngành tại các hội nghị của tỉnh, các cuộc hội thảo chuyên đề, các cuộc tập huấn về công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/ + Xử lý số liệu

Tổng hợp xử lý thông tin theo các tiêu chí để phân tích, xây dựng cơ sở dữ liệu và số liệu theo phần mềm excel và các phần mềm khác để tổng hợp tính toán các số liệu cần thiết.

2.2.3 Phương pháp thống kê

Nhằm để thống kê những chỉ tiêu, những số liệu liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc.

2.2.4 Phương pháp so sánh

Nhằm để so sánh những chỉ tiêu, những số liệu liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc.

2.2.5 Phương pháp tổng hợp

Nhằm để tổng hợp những chỉ tiêu, những số liệu liên quan đến công tác quản lý vốn đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc. Sau khi thu thập đƣợc các tài liệu cần thiết, tiến hành phân loại tài liệu thu thập đƣợc; liên kết các yếu tố, số liệu thu thập đƣợc thành chỉnh thể đê tổng hợp đánh giá thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB của tỉnh Bắc Ninh.

2.2.6 Phương pháp phân tích, kẻ bảng, hình vẽ để trình bày kết quả nghiên cứu và để chứng minh cho đề tài

- Phân tích, đánh giá thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý, quy trình quản lý, công cụ quản lý vốn đầu tƣ thông qua việc phân tích, đánh giá, so sánh sự biến động về số liệu qua các năm.

- Từ nguồn dữ liệu, bài viết, các báo cáo phân tích đánh giá thực trạng hiện trạng công tác quản lý từ khâu lập dự án, quản lý, thanh quyết toán vốn đầu tƣ đến đƣa dự án vào khai thác sử dụng để chứng minh cho kết quả nghiên cứu.

2.3 Hệ thống chỉ tiêu nghiên cứu

2.3.1 Các chỉ tiêu phản ánh thực trạng quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước

- Về thẩm quyền quyết định đầu tƣ: Mặc dù đã có nhiều văn bản quy định về phân công, phân cấp đầu tƣ nhƣng ở nhiều nơi còn ra quyết định sai thẩm quyền, vƣợt quá thẩm quyền, hiện tƣợng này phổ biến xảy ra ở cấp xã và ở một số huyện.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

- Về việc cân đối nguồn vốn mục tiêu kế hoạch hàng năm, điều này diễn ra liên miên gây căng thẳng, trì trệ, phổ biến là tổng nhu cầu nhỏ hơn khả năng đáp ứng.

- Trong quá trình đấu thầu, lựa chọn đơn vị thi công. Do nhiều lý do khác nhau các công trình XDCB ít đƣợc đấu thầu rộng rãi, chủ yếu là đấu thầu phạm vi hẹp có dàn xếp nhà thầu, một số chỉ định thầu.

-Việc phân công, phân cấp trong quản lý đầu tƣ XDCB còn chồng chéo, lúng túng chƣa bao hàm yêu cầu toàn diện trong việc quản lý đầu tƣ XDCB.

-Trình độ, năng lực của cán bộ quản lý đầu tƣ XDCB chƣa đáp ứng yêu cầu, còn bị vi phạm pháp luật liên quan đến quản lý sử dụng nguồn vốn đầu tƣ.

2.3.2 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả công tác quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nước.

Các chỉ tiêu chủ yếu đặt ra là xem xét toàn bộ quá trình đầu tƣ đặc biệt là chất lƣợng, khối lƣợng và đơn giá để phát hiện sai trái chống tiêu cực thất thoát. Đó là phân tích so sánh giữa khối lƣợng thực hiện với dự toán thiết kế. Qua đó có các nội dung để đánh giá nhƣ sau:

- Về chủ trƣơng đầu tƣ: Tuy không có dự án nào sai sót tiêu biểu thuộc dạng này nhƣng có vấn đề là trật tự ƣu tiên đầu tƣ để phát huy hiệu quả nhanh thì còn yếu. Một số công trình đƣợc đầu tƣ theo phong trào (lĩnh vực văn hóa thể dục thể thao).

- Việc lập dự toán thiết kế, khối lƣợng, định mức, đơn giá chƣa phù hợp, giám sát thi công, gây thất thoát lãng phí.

- Sự chậm trễ trong thanh toán, quyết toán công trình biểu hiện không chỉ ở công nợ nhiều mà có cả những trƣờng hợp tạm ứng sai, thanh toán thiếu căn cứ hợp pháp. Nhiều cuộc thanh tra phát hiện sai trái đã truy thu, thu hồi cho ngân sách hoặc công quỹ số tiền khá lớn.

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

2.4 Khung phân tích của luận văn

Cơ cấu tổ chức quản lý vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN Quy trình quản lý vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN Công cụ quản lý vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN Thực trạng cơ cấu tổ chức quản lý vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN ở tỉnh Bắc Ninh Thực trạng quy trình quản lý vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN ở tỉnh Bắc Ninh Thực trạng công cụ quản lý vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN ở tỉnh Bắc Ninh

Hoàn thiện cơ cấu tổ chức công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn

NSNN

Hoàn thiện quy trình quản lý vốn đầu tƣ XDCB bằng

nguồn NSNN

Hoàn thiện công cụ quản lý vốn

đầu tƣ XDCB bằng nguồn

NSNN Cơ sở lý luận và thực

tiễn về công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN Thực trạng công tác quản lý vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN ở tỉnh Bắc Ninh Các giải pháp nhằm tăng cƣờng quản lý vốn đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN trên địa

Số hóa bởi trung tâm học liệu http://www.lrc-tnu.edu.vn/

Chƣơng 3

THỰC TRẠNG CÔNG TÁC QUẢN LÝ VỐN ĐẦU TƢ XÂY DỰNG CƠ BẢN BẰNG NGUỒN NGÂN SÁCH NHÀ NƢỚC Ở TỈNH BẮC NINH

3.1 Đặc điểm tự nhiên, kinh tế xã hội tỉnh Bắc Ninh ảnh hƣởng đến công tác đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc đầu tƣ xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách Nhà nƣớc

3.1.1 Điều kiện tự nhiên

Bắc Ninh là một tỉnh cửa ngõ phía Bắc của Thủ đô Hà Nội, trung tâm xứ Kinh Bắc cổ xƣa. Phía Bắc giáp tỉnh Bắc Giang, phía Tây và Tây Nam giáp thủ đô Hà Nội, phía Nam giáp tỉnh Hƣng Yên, phía Đông giáp tỉnh Hải Dƣơng. Bắc Ninh có các hệ thống giao thông thuận lợi kết nối với các tỉnh trong vùng nhƣ Quốc lộ 1 và đƣờng sắt nối Hà Nội - Bắc Ninh - Lạng Sơn, quốc lộ 18 nối Sân bay quốc tế Nội Bài - Bắc Ninh - Hạ Long, Quốc lộ 38 nối Bắc Ninh - Hải Dƣơng - Hải Phòng. Trong tƣơng lai gần sẽ có đƣờng sắt từ sân bay Nội Bài - Bắc Ninh - Cảng Cái Lân. Mạng đƣờng thuỷ có Sông Cầu, Sông Đuống, Sông Thái Bình rất thuận lợi nối Bắc Ninh với hệ thống cảng sông và cảng biển của vùng, tạo cho Bắc Ninh gắn với phát triển của thủ đô Hà Nội theo định hƣớng xây dựng các thành phố vệ tinh và sự phân bố công nghiệp của Hà Nội. Đây là yếu tố rất thuận lợi để Bắc Ninh phát triển bền vững kinh tế - xã hội tạo nên thế và lực cho đầu tƣ XDCB bằng nguồn NSNN.

Về điều kiện tự nhiên: Bắc Ninh là tỉnh đồng bằng phì nhiêu nguồn nƣớc tốt và phong phú, có diện tích tự nhiên là 822,7km2 chiếm 0,24% diện tích tự nhiên cả nƣớc với dân số khoảng trên 1 triệu ngƣời, chiếm 1,23% dân số cả nƣớc. Chế độ

Một phần của tài liệu Tăng cường quản lý vốn đầu tư xây dựng cơ bản bằng nguồn ngân sách nhà nước ở tỉnh Bắc Ninh (Trang 36 - 103)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)