Quan niệm về bài tập nhận thức

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Xây dựng và vận dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn (Trang 21 - 27)

HỌC LỊCH SỬ Ở TRƯỜNG PHỔ THÔNG

H.1 Quan niệm về bài tập nhận thức

1111 Quan niệm chung

Trong tiếng Anh, Exercise có nghĩa là bài tập, dùng để chỉ một hoạt động nhằm rèn luyện thé chất và tinh thần. Còn theo Từ điển Tiếng Việt, bài tập là “bai ra cho

SVTH: Trần Thị Thùy Dung Trang 20

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Dao Thị Mộng Ngọc

học sinh làm để tập vận dụng những điều đã học: bài tập đại số, làm bài tập ở nha”,

Từ định nghĩa trên có thể thấy có hai đối tượng: thứ nhất là bài tập, thứ hai là người làm bài tập (tức học sinh), nghĩa là bài tập chỉ trở thành bài tập khi nó là đối tượng họat động của chủ thể nào đó. Và theo tác giả Dang Văn Hồ “bai tập là một hệ thống

thông tin xác định bao gồm những dữ liệu và những yêu cẩu được đưa ra trong quá

trình dạy học, đòi hỏi người học một lời giải đáp, mà lời giải đáp này toàn bộ hoặc

từng phần không ở trạng thái có sắn của người giải tại thời điểm mà bài tập được đưa

ra”! bài tập được sử dụng ở các cấp học và trong các môn học, được sử dụng nhiều

nhất là trong khâu kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của học sinh. Từ đó, ta định

nghĩa bài tập lịch sử là một hệ thống thông tin xác định về lịch sử được sử dụng để tổ chức dạy- học lich sử và để kiểm tra, đánh giá cách dạy của thiy- cách học của trò.

Bài tập lịch sử có thể được dùng trong khâu trình bày kiến thức mới, trong tiết ôn tập, hoặc trong tiết kiểm tra- đánh giá.

Bài tập lịch sử có nhiều dạng: nhóm bài nhận biết lịch sử, bài tập nhân thức lịch sử, và bài tập thực hành. Mỗi dạng bài đều có một chức năng riêng, bài tập nhận biết lich sử giúp học sinh ghi nhớ, nhận biết, tái hiện kiến thức; bài tập thực hành có tác

dụng trong việc rèn luyện kỹ năng, kỹ xảo bộ môn, giúp học sinh có biểu tượng chân

xác, giàu hình ảnh. Riêng bài tập nhận thức có vị trí, và ý nghĩa quan trọng đối với việc củng cố kiến thức, phát huy tính tích cực, gây hứng thú học tập ở học sinh. Vậy

bài tập nhận thức lịch sử là gì?

Về tên gọi: bài tập nhận thức còn có các tên khác như: bài tập tư duy, bài tập chỉ dẫn, bài tập logic. Nhưng theo tác giả Dairi, thuật ngữ “bai tập nêu vấn để” hay

“bai tập logic” là thích hợp nhất bởi vì nó “nhấn mạnh đến diéu chủ yếu tức là việc học sinh chế biến lại các tài liệu cảm thụ một cách tự lập logic, và tự lập chuyển từ

nhận thức cảm tính sang nhận thức logic trong quá trình giải quyết vấn đề "'.

Theo Giáo su Phan Ngọc Liên- Trần Văn Trị, “bài tập nhận thức có chức năng nâng cao trình độ tư duy của học sinh, để cập đến những vấn để mà học sinh cin nắm

để khôi phục hình ảnh quá khứ và chủ yếu đi sâu vào nội dung bản chất sự kiện. Bài

“Vien Ngôn ngữ, 2007. Từ điển Tiếng Việt. NXB Từ điển Bách khoa, tr.21 ' Đăng Văn Hồ, 2001. Bài đập lịch sử ở trường phố thông. Huế, tr. 15.

*N.G.Dain, 1978. Chuẩn bị giờ học lich sử như thế nào. NXBGD. tr.65

SVTH: Trần Thị Thùy Dung Trang 21

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Thị Mộng Ngọc

tập nhận thức có nội dung rộng hơn câu hỏi kiểm tra, đòi hỏi thời gian công sức của

học sinh nhiều hơn và tác dụng, kết quả của nó cũng cao hơn”'5.

Còn theo Lerner, bài tập nhận thức "là bài tập mà việc độc lập giải quyết nó sẽ dẫn đến chỗ tạo ra được sự hiểu biết mới về lịch sử xã hội bằng những phương thức

giải quyết đã biết hoặc tao ra được những phương thức giải quyết mới mà trước đó học

sinh chưa biết”. Đồng thời, “nội dung của bất kì bài tập nhận thức nào cũng là một vấn dé, thể hiện su mâu thuẫn giữa điều đã biết và điều chưa biết và vấn dé này được giải quyết bằng toàn bộ những thao tác và phán đoán về trí tuệ và thực tiễn có tính chất trung gian giữa câu hỏi và câu trả lời của bài tập. Bài tập nào cũng yêu cầu học sinh phải có kiến thức hoặc phải cung cấp kiến thức cho học sinh để trên cơ sở kiến

thức đó học sinh có thể giải quyết được bài tập, nhưng những kiến thức đó không vạch ra biện pháp giải quyết và càng không phải là chính bản thân câu trả lời "'". Hơn nữa, theo tác giả, đặc điểm của bài tập nhân thức là có một trong hai điều kiện sau: "hoặc

tìm ra những kiến thức mới về lịch sử xã hội bằng những phương thức mà học sinh đã

biết. Hoặc tìm thấy được những phương thức mới để tìm ra những kiến thức đó”!

Trong tác phẩm “Những cơ sở day học nêu vấn dé", V.Okon quan niệm bài tập nhận thức là “những bài tập gợi vấn để đặt học sinh vào một tình huống, trong đó thể

hiện tính ngạc nhiên và cảm giác khó khăn, hay chỉ có cảm giác khó khăn thôi là cảm

giác mà tuy vậy học sinh vẫn có ý vượt qua. Nếu không có những điều kiện đó, thì bài

tập hoặc đã không còn là một vấn để đối với nó, hoặc không thể nào trở thành vấn để do chỗ học sinh không nắm vững những bước trung gian giúp em đó có thể khắc phục

khó khăn đó ”'"

Qua đó, ta thấy các tác giả đều thống nhất với nhau một số vấn để về bài tập

nhận thức:

- Bài tập nhận thức đòi hỏi học sinh phải giải quyết một cách độc lập dựa trên kiến thức đã có hoặc những kiến thức mà giáo viên cung cấp nhưng đó không phải là

câu trả lời.

'* Phan Ngọc Liên-Trắn Văn Tri (chủ biés), 2004. Phương pháp day học lịch sử NXBGD, w.111

'9 1a,Lerner (Nguyễn Cao Loy, Văn Chu dịch). Bài sập nhận thức. Bộ giáo duc-Viện chương trình phương

pháp, tr.2-3

'* V Okoa, 1976. Những cơ sử của dạy học nêu vấn dé. NXBGD Hà Nội, tr. | 18

SVTH: Trần Thị Thùy Dung Trang 22

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Thị Mộng Ngọc

- Bài tập nhận thức phải chứa đựng tình huống có vấn để, đặt học sinh trước một khó khăn, một mâu thuẫn giữa điều đã biết và chưa biết, nếu không có điểu kiện

này thì không phải là bài tập nhận thức.

- Kết quả của việc sử dụng bài tập nhận thức là dẫn đến hiểu biết mới của học sinh, học sinh có thể đi sâu vào bản chất của sự kiện, hiện tượng.

Như vậy, bài tập nhân thức là bài tập gồm có dữ kiện và yêu cẩu (dưới dạng câu hỏi), đặt học sinh trước nhiệm vụ nhận thức vấn để và tìm cách giải quyết vấn để

mà ngay tại thời điểm đó học sinh chưa biết lời giải. Để đạt mục đích này, học sinh

phải dựa trên cơ sở những đữ kiện đã cho và dựa vào những trí thức, kỹ năng sẵn có

để hoàn thành nhiệm vụ được giao.

11.1.2 Mối liên hệ giữa bài tập nhận thức và câu hỏi

Bài tập nhận thức được dùng trong dạy học lịch sử giúp học sinh khám phá ra

những kiến thức mới. Vậy bài tập nhận thức khác gì với câu hỏi được dùng để khơi gợi suy nghĩ của học sinh trong quá trình học tập. Trong tác phẩm “Bài tập nhận thức", Lla.Lerner cũng có một sự phân biệt giữa bài tập nhận thức và câu hỏi “nếu để trả lời cho câu hỏi, học sinh chỉ cắn phải nhớ lại những kiến thức đã biết, thì câu hỏi đó sẽ

không phải là một bài tập. Nếu câu trả lời đòi hỏi học sinh phải chứng minh, nhưng sự chứng minh này lại đã được thông báo rồi, thì cầu trả lời đó cũng sẽ không phải là một

bài tập”””. Còn Giáo sư Phan Ngọc Liên cho rằng: bài tập có nội dung rộng hơn câu

hỏi và đòi hỏi thời gian và công sức nhiều hơn.

“Câu hỏi” ta vẫn dùng trong đời sống hing ngày, và câu hỏi cũng được dùng trong dạy học. Nhưng nếu như trong cuộc sống, câu hỏi ta đặt ra cho một ai đó nghĩa là ta hỏi điều mình không biết hoặc biết nhưng chưa được rõ, còn trong day học, khi

giáo viên đặt câu hỏi cho học sinh tức là giáo viên đã biết trước đáp án và câu hỏi chỉ

có tính chất giúp học sinh hình thành kiến thức hoặc phát huy tính tích cực ở các em.

Câu hỏi thường được dùng trong trao đổi, đàm thoại, giáo viên đặt câu hỏi, học sinh lân lượt trả lời.

Giữa câu hỏi và bài tập nhân thức có quan hệ với nhau, bài tập nhận thức có

thể nêu dưới dạng câu hỏi, nhưng không phải bất cứ câu hỏi nào cũng là bài tập nhận thức. VỀ mát chức năng dạy học, cả hai đều là phương tiện tổ chức hoạt động nhận thức, kiểm tra- đánh giá kết quả học tập của học sinh. Tuy nhiên, vể mặt cấu trúc,

"* Lla. Lerner (Nguyễn Cao Loy, Văn Chu dich), Bài sập nhận thức. BO giáo duc: Viện chương trình phương

phấp. tr 2

SVTH: Trần Thị Thùy Dung Trang 23

sự khác nhau, nếu như câu hỏi chỉ có yêu cầu dat ra thì bài tập nhân thức bao gồm điều

kiện cho trước và yêu cầu. Để giải quyết bài tập. học sinh phải căn cứ vào dữ kiện cho

trước để tìm ra phép giải.

Ví dụ như: Em hãy trình bày điễn hiến công cuộc thống nhất Italia? là câu hỏi,

còn “Thông qua diễn biến của công cuộc thống nhất ltalia. em hãy chứng minh quần

chúng nhân dan có vai trò quan trong trong cuộc thống nhất Italia” là bài tập nhận C

thức.

Ngày nay trong xu thế đổi mới phương pháp dạy học theo hướng tích cực hóa

hoat đông của người học. theo hướng lĩnh hôi sáng tao hơn là lĩnh hội tái tạo thì các

“câu hỏi” cũng phải đảm bảo một số yêu cầu như: câu hỏi phải rõ ràng, nêu được vấn để cẩn đặt ra; thứ hai, các “câu hỏi” cũng không chỉ dừng lại ở *đúng-sai, có-không"”

mà các câu hỏi phải liên quan đến bài tập nhận thức, tức là đặt ra vấn để cho học sinh

nghiên cứu, kích thích hứng thú học tập ở học sinh. Tuy nhiên, câu hỏi cũng không nên

quá khó, mà đô khó phải tùy vào trình độ từng lớp và mức độ khó được nâng lên từ tử.

Vì vậy, có thể thấy, "câu hỏi” có thể là bài tập nhận thức nhưng không phải tất cả các

câu hỏi đều là bài tập nhận thức, câu hỏi chỉ trở thành bài tập nhân thức khi nó chứa

đựng “vấn dé", gây ra cho học sinh cảm giác ngạc nhiên khi đối chiếu cái chưa biết và

biết.

11.1.3 Mối liên hệ giữa bài tập nhận thức và tình huống có vấn dé

Bài tập nhận thức đặt học sinh mâu thuẫn giữa cái biết-chưa biết, tình huống có vấn để trong đạy học nêu vấn để cũng đặt học sinh trước một khó khăn giải quyết mâu

thuẫn giữa biết-chưa biết để tìm ra tri thức mới, phương pháp hành đông mới. Vậy bài tập nhận thức và tình huống có vấn để liên quan với nhau như thế nào?.

Theo lý luận day học, tình huống có vấn dé là “tình huống mà trong quan hệ với

chủ thể họat đông nảy sinh mâu thuẫn giữa một bên chủ thể có nhu cẩu giải quyết tình huống đó với một bên những tri thức, kỹ năng và phương pháp hiện có của chủ thể chưa đủ để giải quyết. Từ đó buộc chủ thể muốn giải quyết phải khám phá để tạo ra

cho mình có hiểu biết về nó và hiểu cách giải quyết tình huống đó "”'.

Theo Mactumop “tinh huống có vấn để là trở ngại về trí tuệ của con người, xuất hiện khi anh ta chưa biết cách giải thích hiện tượng, sự kiện. quá trình của thực tế. khi

** Phan Trong Ngo. 2005. Day học rẻ phương pháp day hye trong nhà trường. NXBDHSP, trị 262.

SVTH: Trần Thị Thùy Dung Trang 24

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Thị Mộng Ngọc

tế, khi chưa thể đạt tới mục đích bằng cách thức, hành động quen thuộc. Tình huống

này kích thích con người tìm tòi cách giải thích hay hành động mới "°'.

“Tinh huống có vấn để tức là những điều kiện sư phạm khi học sinh đứng trước

sư cần thiết phải tìm ra cái mới, cái chưa biết và tìm ra cái đó chính trong kết quả của

hoat động tư duy *?, theo quan niệm của N.G.Dairi.

Từ định nghĩa của bài tập nhận thức và tình huống có vấn để, ta thấy cả hai đều đặt học sinh trước một khó khăn, một sự mâu thuẫn giữa diéu đã biết và điều chưa biết, đòi hỏi học sinh phải tìm tòi để tìm ra đáp án, khắc phục khó khăn trên dẫn đến kết quả tư duy học sinh phát triển, đi đến kiến thức mới. Trong bài tập nhận thức chứa

đựng tình huống có vấn để, trong dạy học nêu vấn để, để tạo ra tình huống có vấn dé

phải tao ra bài toán có vấn dé (bài tập nhận thức). nghĩa là bài tập nhận thức mang

tính chất cụ thể hơn. Đồng thời, tình huống có vấn để được đặt ra trong quá trình lĩnh hội kiến thức mới, có thể được đưa ra đầu giờ hoặc giữa giờ để định hướng, thu hút sự

chú ý của học sinh, còn bài tập nhận thức có thể được đưa ra đầu giờ, giữa giờ và sau

khi kết thúc buổi học, học sinh có bài tập về nhà, từ đó thấy rằng thời gian sử dụng bài

tập nhận thức rộng hơn.

Vận dụng bài tập nhận thức trong đạy học lịch sử với mục đích nắng cao chất

lượng dạy-học, tăng cường họat động nhận thức tích cực, độc lập của học sinh trong

việc lĩnh hội kiến thức, giúp học sinh nấm chắc, hiểu sâu các kiến thức cơ bản, do đó bài tập nhận thức phải đáp ứng các yêu cầu sau:

- Thứ nhất, bài tập phải tập trung vào trọng tâm của bài, của chương, tức là bài tập phải bám sát chương trình, đi trúng vào các vấn để quan trọng, cốt lõi tạo lập hệ

thống tri thức cho học sinh.

- Thứ hai, bài tập phải đảm bảo tính vừa sức, phù hợp với trình độ và lứa tuổi

của học sinh, giúp họ sinh khôi phục bức tranh quá khứ (sự kiện, nhân vật,...) theo

trình độ của mỗi lớp.

- Bài tập phải gấn với tình huống có vấn để nhằm giúp học sinh rút ra bản chất,

đặc trưng của sự kiện, quy luật

- Bốn là, mối tương quan của bài tập với các khâu khác trong quá trình dạy học.

Ví dụ trong nghiên cứu tài liệu mới, bài tập đưa ra phải liên hệ tới phắn lớn nội dung

* Nguyễn ‘Thy Côi, 2006, Các con đường, biện pháp nâng cao hiệu gud day học lịch sử ở trường phổ thông.

NXB ĐHSP, tr.74.

NG Dairi, 928. Chuẩn bị giờ học lịch sử như thế nào. NXBGD, tr 65.

SVTH: Trần Thị Thùy Dung Trang 25

Khóa luận tốt nghiệp GVHD: Th.S Đào Thị Mộng Ngọc

của bài, có tác dụng tổ chức hoạt động nhận thức của học sinh. Và khi ra bài tập về nhà, không nên có sự trùng lắp với các bài tập trên lớp, có thể cùng nội dung nhưng

đòi hỏi học sinh tìm hiểu ở khía canh khác.

- Năm là, bài tập phải đa dạng, phong phú để không gây nhàm chán cho học

sinh, đồng thời tạo diéu kiện cho học sinh xem xét các mặt của đời sống xã hội, sử

dụng nhiều cách giải quyết khác nhau, phát triển quá trình nhận thức, hình thành nhân

cách cho học sinh,

- Thứ sáu, bài tập phải dam bảo tính hấp dẫn, đó có thể là những vấn để mà học sinh quan tâm, hoặc nhưng vấn dé mới lạ đối với các em, từ đó kích thích tư duy,

khuyến khích học sinh suy nghĩ tim ra đáp án, đi đến tri thức mới.

- Thứ bay, bài tập phải hoàn chỉnh về nội dung và hình thức.

- Đồng thời, giáo viên phải lựa chọn thời gian thích hợp để đưa ra bài tập. Tùy

vào nội dung mỗi bài mà ta có thể đưa ra bài tập có thể vào đầu giờ, trong khi trình bày nội dung hoặc khi kết thúc bài học.

H.2 Phân loại bài tập nhận thức

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Xây dựng và vận dụng bài tập nhận thức trong dạy học lịch sử ở trường phổ thông nhằm góp phần nâng cao chất lượng bộ môn (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(94 trang)