A/ CÂUHỎI TRẮC NGHIỆM NHIỀU LỰA CHỌN.
4.1. Vai trò tác dụng của các phương tiện dạy học
HĐ1: Tìm hiểu vai trò tác dụng của việc sử dụng phương tiện dạy học môn Toán ở Tiểu học.
Thông tin:
Trong dạy học ở Tiểu học nói chung và dạy học Toán nói riêng, một yêu cầu đặt ra là tích cực hoá người học; tạo điều kiện để người học tự phát hiện và lĩnh hội kiến thức. Các nội dung Toán học thường mang đặc tính trừu tượng và khái quát cao trong khi đặc điểm nhận thức của trẻ ở Tiểu học
lại mang nặng tính cụ thể trực giác và cảm tính. Để đạt được yêu cầu đặt ra, các phương tiện và đồ dùng dạy học là một giải pháp sư phạm tạo những chỗ dựa ban đầu giúp học sinh nhận thức được các kiến thức trừu tượng; giải pháp này tác động vào hoạt động nhận thức của trẻ theo đúng quy luật: “Từ trực quan sinh động đến tư duy trừu tượng và từ tư duy trừu tượng đến thực tiễn khách quan”. Như vậy, phương tiện và đồ dùng dạy học có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả giờ học nói chung và đặc biệt là giờ học môn Toán.
Nhiệm vụ:
NV1: +Cá nhân tìm hiểu bộ đồ dùng của GV và của HS tiểu học khi day và học môn toán.
+Từng nhóm kể tên một số phương tiện dạy học, từ đơn giản đến phức tạp thường dùng trong dạy học Toán ở Tiểu học. (Ghi ra giấy trong để chiếu qua đầu.)
NV2: Phân tích tác dụng của các phương tiện dạy học cụ thể đã nêu, NV3: Các nhóm trình bày và nhận xét, góp ý lẫn nhau.
Đánh giá:
- Nêu quan niệm về phương tiện dạy học?
- Trình bày ý nghĩa vai trò của các phương tiện dạy học nói chung (ghi tóm lược các tác dụng).
Thông tin phản hồi: (Đọc lại thông tin nguồn)
Có nhiều quan niệm khác nhau của các nhà nghiên cứu và nhà lí luận dạy học, về phương tiện dạy học, từ đó cũng đưa ra nhiều cách phân loại khác nhau về phương tiện dạy học. Tuy nhiên có thể thấy các tác giả đều thống nhất ở một quan niệm là:
Phương tiện dạy học là những vật (từ đơn giản đến phức tạp) có khả năng chứa đựng hoặc chuyển tải thông tin về nội dung dạy học và về sự điều
khiển quá trình dạy học, làm cho việc truyền đạt kiến thức và kỹ năng, kỹ xảo của giáo viên tới học sinh được dễ dàng hơn. Xem tài liêu tham khảo [2], [3], [4], [5].
Căn cứ vào tính chất của các phương tiện dạy học, người ta chia các phương tiện thành 3 nhóm:
Nhóm 1: các đồ dùng vật dụng trực quan cụ thể gồm: vật tư, mẫu vật, hoá chất, mô hình, tranh ảnh (nói chung là các vật gần gũi với trẻ thơ).
Nhóm 2: Tài liệu, ấn phẩm, sách giáo khoa, vở bài tập, phiếu bài học,...
Nhóm 3: Các thiết bị hiện đại: máy, vi tính, đĩa CD, đèn chiếu, băng hình,...