Đánh giá và giám sát trong môn Toán:

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học toán tiểu học (Trang 100 - 101)

ƒ Nội dung chủ đề:

1.1. Đánh giá và giám sát trong môn Toán:

* Đánh giá trong môn toán:

Học sinh là đối tượng của giáo dục, là chủ thể của quá trình giáo dục, đồng thời thể hiện sản phẩm của giáo dục. Đánh giá học sinh là nhiệm vụ của giáo viên.

Thông qua các hoạt động toán học tiến hành trong giảng dạy toán hàng ngày, giáo viên có thể phát hiện mức độ hiểu bài của cá nhân học sinh trong lớp. Ngoài hoạt động trên, giáo viên cần thiết kế các bài kiểm tra , câu đố vui trong giờ dạy toán nhằm phát triển tư duy và gây hứng thú học tập cho học sinh.

Tất cả các hoạt động trên giúp giáo viên đánh giá quá trình và thành tích học tập môn Toán của học sinh. Khi đó đánh giá là tìm ra những điều học sinh có thể làm được và không thể làm được.

+ Giám sát trong môn Toán:

Các hoạt động toán học hàng ngày ngoài việc giúp giáo viên đánh giá học sinh, nó còn giúp giáo viên phát hiện xem học sinh có hiểu những khái niệm mà mình đang dạy không. Thông qua đó giáo viên điều chỉnh cách dạy của mình nếu thấy điều đó là cần thiết. Làm như vậy là giáo viên đã tiến hành giám sát việc học toán của học sinh.

Việc đánh giá và giám sát trong học Toán thực chất là quá trình giúp giáo viên rà soát các biện pháp mà mình đã sử dụng để thu thập và ghi lại thông tin. Thông tin này giúp giáo viên nhận biết việc học tập và thành tích của học sinh trong học toán. Đó đồng thời cũng là các bằng chứng về sự thành công hay thất bại của học sinh trong quá trình học toán.

Ngoài việc đánh giá sự tiến bộ trong hoạt động học tập của học sinh, các hoạt động thường ngày của môn Toán giúp giáo viên điều chỉnh phương pháp dạy của mình cho thích hợp với học sinh.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học toán tiểu học (Trang 100 - 101)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)