Các mức độ tổ chức dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phối hợp các phương pháp dạy học với dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học toán tiểu học (Trang 82 - 84)

d. Chia nhóm hỗn hợp trình độ

2.2.1.4. Các mức độ tổ chức dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề, phối hợp các phương pháp dạy học với dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề

hp các phương pháp dy hc vi dy hc phát hin và gii quyết vn đề

HĐ: Tìm hiểu về các mức độ tổ chức dạy học phát hiện và giải quyết vấn đề,

Thông tin:

Có thể đưa ra các mức độ khác nhau về phát hiện và giải quyết vấn đề như sau:

ƒ Giáo viên tạo tình huống chứa đựng vấn đề, học sinh hoạt động và tự phát hiện vấn đề, tự giải quyết vấn đề.

ƒ Giáo viên tạo tình huống chứa đựng vấn đề, học sinh phát hiện vấn đề, giáo viên gợi ý dần để học sinh giải quyết từng bước vấn đề.

ƒ Giáo viên tạo tình huống , hướng dẫn học sinh phát hiện vấn đề, gợi ý học sinh giải quyết vấn đề.

ƒ Giáo viên đưa ra tình huống và trực tiếp nêu vấn đề, hướng dẫn học sinh giải quyết vấn đề.

ƒ Giáo viên đưa ra tình huống và trực tiếp nêu vấn đề, sau đó giáo viên nêu cách giải quyết vấn đề.

a) Phương án 1: Nêu vấn đề chung cho cả lớp . Cả lớp thảo luận giải quyết vấn đề

b) Phương án 2: Nêu vấn đề chung cho cả lớp, sau đó xác định nhiệm vụ cho các nhóm học tập, các nhóm thực hiện giải quyết vấn đề, cuối cùng kết hợp kết quả của các nhóm và ra lời giải cuối cùng.

c) Phương án 3: Nêu vấn đề chung cho cả lớp, sau đó xác định nhiệm vụ cho cả lớp. Giáo viên tổ chức cho các cá nhân tự giải quyết vấn đề, cuối cùng thảo luận đánh giá các lời giải được đề xuất.

d) Phương án 4: Giao cho cá nhân học sinh các bài tập chứa đựng các vấn đề phù hợp đặc điểm từng học sinh, từng học sinh tự giải quyết vấn đề. Giáo viên làm việc với cá nhân học sinh để đánh giá lời giải.

Nhiệm vụ :

1. Đọc phần thông tin

2. Đưa ra các ví dụ tương ứng với từng mức độ đã nêu trong phần thông tin.

Đánh giá:

1. Nêu ví dụ về một bài tập toán ở tiểu học, trong đó xác định vào thời điểm nào của quá trình dạy thì nó là tình huống có vấn đề với học sinh.

2. Bài toán có lời văn, khi nào thì trở thành tính huống có vấn đề, khi nào thì không còn là tình huống có vấn đề?.

3. Tự nêu các ví dụ về tình huống có vấn đề mà giáo viên đưa ra khi dạy:

a) Số và phép tính

b) Đại lượng và đo đại lượng c) Hình học

d) Yếu tố thống kê

Thảo luận theo nhóm để phân tích các ví dụ này.

Thông tin phản hồi:

Sinh viên đưa ra được một bài tập Toán, ở mức độ phù hợp với học sinh tiểu học, bài toán này xuất hiện lần đầu đối với học sinh. Học sinh phải xác định được bài toán này sẽ được đưa vào phần kiến thức nào trong chương trình tiểu học?

Bài toán có lời văn sẽ chứa đựng vấn đề khi xuất hiện trong giai đoạn giới thiệu cách giải dạng toán ứng với bài toán đó. Khi học sinh đã quen với dạng toán này thì cách giải dạng toán đó “không còn là vấn đề. với học sinh đó nữa. Việc luyện các bài tập thuộc dạng này chỉ mang ý nghĩa rèn luyện kĩ năng mà thôi.

Sinh viên phân tích từng ví dụ theo các ý sau:

- Mục đích dạy học (hình thành, củng cố, vận dụng kiến thức)

- Vấn đề đưa ra có phù hợp với đặc điểm tâm sinh lí học sinh tiểu học trong thời điểm học tương ứng không?

- Tình huống có vấn đề được sắp đặt có phù hợp không?

- Chỉ rõ phương thức kết hợp các phương pháp khác nhau trong quá trình tổ chức học sinh hoạt động học tập.

Tài liu tham kho

16.Phạm Văn Hoàn – Trần Thúc Trình – Nguyễn Gia Cốc, Giáo dục học môn toán, NXB Giáo dục, Hà Nội, 1981.

17.Nguyễn Bá Kim, Phương pháp giảng dạy toán học, NXB ĐHSP, Hà Nội, 2003.

18.Phương pháp dạy học toán cấp 1. Trung tâm nghiên cứu đào tạo bồi dưỡng giáo viên, Hà Nội, 1990.

19.Đỗ Trung Hiệu và nhiều tác giả, Phương pháp dạy học môn toán ở tiểu học, NXB Đại học sư phạm Hà Nội, Hà Nội, 1995.

20.Ann Sawyer, Development in primary matematics teaching, David Fulton Publish, London, 1993

21.Peter Schwartz, Stewart Menin and Graham Webb, Problem-based learning, case studies, experience and practice , Individual

Contributor, London, 2001.

Một phần của tài liệu Phương pháp dạy học toán tiểu học (Trang 82 - 84)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(142 trang)