Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và mức

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương tây sở giao dịch cần thơ (Trang 58 - 61)

5. BỐ CỤC TRÌNH BÀY

2.5.5 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và mức

hàng TMCP Phương Tây trong 3 năm 2009-2010

Bảng 2.10 Các chỉ tiêu đánh giá hiệu quả hoạt động và mức độ rủi ro của ngân hàng TMCP Phương Tây trong 3 năm 2009-2010

Chỉ tiêu Đơn vị tính 2009 2010 2011 Vốn huy động Triệu đồng 1.478.991 2.064.338,6 4.512.529 Doanh số cho vay Triệu đồng 251.415 389.115 215.549 Doanh số thu nợ Triệu đồng 348.068 230.071 306.840 Tổng dư nợ Triệu đồng 177.846 336.890 245.599 dư nợ bình quân Triệu đồng 161.901 257.368 291.245 Nợ xấu Triệu đồng 7.433 14.214 11.214 Dư nợ/vốn huy động % 12,02 16,32 5,44 Nợ xấu/tổng dư nợ % 4,18 4,22 4,57 Hệ số thu nợ % 17,00 59,13 142,35 Vòng quay vốn tín dụng Vòng/năm 2.15 0.89 1.05

a) Dư nợ/ vốn huy động

Chỉ tiêu này phản ánh hiệu quả đầu tư của một đồng vốn huy động. Nó giúp nhà phân tích so sánh khả năng cho vay của ngân hàng đối với nguồn vốn huy động. Chỉ tiêu này quá lớn thì chứng tỏ khả năng huy động vốn của ngân hàng thấp. Ngược lại nếu chỉ tiêu này quá nhỏ cho thấy việc sử dụng vốn của ngân hàng không có hiệu quả.

Qua bảng số liệu cho thấy nguồn vốn huy động và dư nợ của ngân hàng qua 3 năm 2009-2011 có sự tăng giảm. Cụ thể, năm 2009 tỷ lệ là 12,02% sang năm 2010 là 16,32% , đến năm 2011 là 5.44 % nhìn chung các con số này tương đối thấp. Điều này cho thấy ngân hàng sử dụng nguồn vốn không hiệu quả. Nguồn vốn huy động không được giải ngân hết làm cho nguồn vốn bị ứ đọng.

b) Hệ số thu nợ

Chỉ tiêu hệ số thu nợ giúp đánh giá hiệu quả sử dụng vốn của ngân hàng, hay hệ số thu nợ còn thể hiện khả năng thu hồi nợ của ngân hàng hay khả năng trả nợ của khách hàng trong một kỳ nhất định. Hệ số này càng cao cho thấy khả năng thu hồi nợ của ngân hàng cũng như khả năng trả nợ trả nợ của khách hàng càng cao. Khả năng trả nợ của khách hàng là yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến rủi ro của ngân hàng.

Qua bảng số liệu trên ta thấy hệ số thu nợ của ngân hàng TMCP Phương Tây có sự biến động tăng dần qua các năm. Cụ thể 2009 là 17% con số này không cao là do ảnh hưởng của cuộc khủng hoảng kinh tế 2008 lấn sang, sang 2010 có chiều hướng tích cực hơn với tỷ lệ 59,13% cao hơn 2009 , cứ 1 đồng ngân hàng cho vay thì thu lại được gần 0,6 đồng. phần dư nợ còn lại là phần có khả năng trở thành rủi ro của ngân hàng, cũng có thể là những khoản chưa đáo hạn, cũng có thể là những khoản nợ quá hạn chưa thu hồi được. Năm 2011 là năm đạt kết quả cao trong công tác thu hồi nợ đạt 142,35% có được kết quả này là nhờ vào sự nỗ lực cố gắng của cán bộ tín dụng đã làm tốt khâu thẩm định trước khi cho vay, kiểm tra giám sát và đôn đốc khách trả nợ đúng hạn, cùng với phần nợ của các năm trước để lại.

c) Vòng quay vốn tín dụng

Vòng quay vốn tín dụng phản ánh tình hình luân chuyển đồng vốn cho vay. Chỉ tiêu này đo lường tốc độ luân chuyển vốn tín dụng nhanh hay chậm. Chỉ tiêu này càng lớn thì vòng quay vốn càng nhanh, ngân hàng sử dụng vốn có hiệu quả. Ngoài ra, chỉ tiêu này còn giúp ta thấy được tốc độ thhu hồi vốn nhanh hay chậm. Đây cũng là yếu tố để đánh giá mức độ rủi ro của ngân hàng.

Trong 3 năm, chỉ tiêu này có sự tăng giảm đáng quan tâm. Năm 2009 là 2,15 vòng thì sang năm 2010 giảm chỉ còn 0,89 vòng , năm 2011 có tăng trở lại nhưng vẫn thấp hơn so vói 2009 là do dư nợ bình quân tăng nhưng doanh số thu nợ lại không tăng so với năm 2008. Qua 3 năm, có thể nói vòng quay vốn tuy có những biến động nhưng đạt mức tương đối cao trong năm 2008 và thấp nhất trong 2009 .

d) Nợ xấu trên tổng dư nợ

Chỉ tiêu tỷ lệ nợ xấu được sử dụng để đo lường, đánh giá chất lượng tín dụng của ngân hàng. Đây cũng là một chỉ tiêu quan trọng trực tiếp phản ánh thực trạng rủi ro của ngân hàng. Những ngân hàng nào có tỷ lệ nợ xấu thấp cũng có nghĩa chất lượng tín của

tỷ lệ nợ quá hạn của NHTM không đươc vượt quá 5%, nghĩa là trong 100 đồng vốn ngân hàng bỏ ra cho vay thì nợ quá hạn tối đa chỉ được phép là 5 đồng. Tuy nhiên, nếu giữ cho mức này càng thấp thì càng thể hiện ngân hàng hoạt động hiệu quả và rủi ro trong hoạt động tín dụng càng ít đi.

Qua bảng số liệu ta nhìn thấy, tỷ lệ nợ xấu của ngân hàng qua 3 năm luôn ở mức quy định của NHNN và tỷ lệ có chiều hướng tăng nhẹ. Cụ thể, năm 2009 là 4,18% nhưng sang năm 2010 là 4,22% tăng nhẹ do doanh số cho vay cao, trong đó có nhiều món vay không đảm bảo tiêu chuẩn, và một số khách hàng không chịu trả nợ cho ngân hàng. Đến năm 2011 là 4,57% tiếp tục tăng vì nền kinh tế bất ổn trong năm, hàng loạt doanh nghiệp phải phá sản, các ngành nông nghiệp chịu ảnh hưởng nhiều của giá cả vật tư, phân bón do lạm phát cao. Nhưng nhìn lại các con số điều an toàn thể hiện hiệu quả hoạt động của ngân hàng, ngân hàng đã có những chính sách thu nợ tốt nhằm hạn chế rủi ro cho ngân hàng.

Tóm lại, qua việc phân tích các chỉ tiêu trên có thể nhận thấy hoạt động tín dụng của ngân hàng trong những năm qua đang phát triển theo chiều hướng tốt. Mặc dù, chịu sự cạnh tranh gay gắt của các ngân hàng thương mại khác trên địa bàn nhưng vốn huy động của ngân hàng vẫn tăng liên tục qua các năm, quy mô tín dụng ngày càng được mở rộng, công tác thu nợ đạt hiệu quả, tỷ lệ nợ xấu thấp. Tuy nhiên, ngân hàng cần tiếp tục phát huy những kết quả và thành tích đang đạt được để phát triển thương hiệu của tăng uy tín cho ngân hàng.

MỘT SỐ GIẢI PHÁP PHÒNG NGỪA VÀ HẠN CHẾ RỦI RO TÍN DỤNG TẠI

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương tây sở giao dịch cần thơ (Trang 58 - 61)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w