Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương tây sở giao dịch cần thơ (Trang 55 - 58)

5. BỐ CỤC TRÌNH BÀY

2.5.4 Tình hình nợ quá hạn của ngân hàng

Nợ xấu là những khoản tín dụng bao gồm cả gốc và lãi hoặc gốc hoặc lãi không thu được khi đến hạn. Ở Việt Nam nợ xấu là các khoản nợ thuộc các nhóm 3, 4, 5 theo quyết định số 493/2005/QĐ-NHNN ngày 22/4/2005 và luật sửa đổi bổ sung 18/2007/QĐ- NHNN của Thống đốc Ngân hàng Nhà nước. Nợ xấu là các khoản nợ có mức độ rủi ro cao, khả năng thu hồi chậm hoặc không thể thu hồi làm ảnh hưởng hiệu quả hoạt động kinh doanh của ngân hàng. Chỉ tiêu nợ xấu cho thấy một số nhận xét về chất lượng tín dụng của ngân hàng.

Bảng 2.9 Bảng tình hình nợ xấu của ngân hàng TMCP Phương Tây

Đvt: triệu đồng

( Nguồn bộ phận kinh doanh của ngân hàng TMCP Phương Tây)

chỉ tiêu Năm Chênh lệch

2009 2010 2011 2010/2009 2011/2010 số tiền tỷ trọng % số tiền tỷ trọng % số tiền tỷ trọng % số tiền % Số tiền %

Nông, lâm, thủy 2.709 36,45 4.586 32,26 3.586 31,98 1.877 69,29 -1.000 -21,81

CN,TTCN, XD 1.214 16,33 1.044 7,34 1.044 9,31 -170 -14,00 0 0

Thương mại - dịch

vụ 1.170 15,74 5.714 40,20 3.714 33,12 4.544 388,38 -2.000 -35

khác 2.340 31,48 2.870 20,19 2.870 25,59 530 22,65 0 0

a) Ngành nông nghiệp, lâm nghiệp và thủy sản

Tiền thân của ngân hàng TMCP phương Tây là một ngân hàng nông thôn nên phần lớn khách hàng thuộc về nông nghiệp và thủy sản. Đây là những ngành chịu ảnh hưởng lớn của điều kiện khí hậu và thời tiết. Rủi ro trong ngành này chủ yếu đến từ thiên tai, dịch bệnh và sự thay đổi thời tiết ngoài dự báo. Các khoản vay để sản xuất mùa vụ, chăn nuôi đa phần là những khoản vay ngắn hạn với thời hạn tương đương với thời hạn một vụ mùa. Những năm gần đây, khí hậu Việt Nam thay đổi thất thường làm cho nhiều người dân điêu đứng và không trả được nợ ngân hàng đúng thời hạn tạo nên những khoản nợ quá hạn cho ngân hàng. Cụ thể, năm 2009 nợ quá hạn của ngành nông, lâm ,thủy sản là 2.709 triệu đồng chiếm 36.45% cao nhất trong tổng nợ quá hạn, là do mưa lũ kéo dài, dịch heo tai xanh, rầy nâu trên ruộng lúa làm người dân không thể trả nợ ngắn hạn. Sang năm 2010 là năm mà các ngành nông, lâm, thủy sản phải điêu đứng với các đợt rét đậm làm trâu, bò chết hàng loạt, cúm gia cầm, cá tra là mặt hàng xuất khẩu chủ lực của ngành thủy sản thị bị các đối tác kiện tụng không xuất được hàng, bên cạnh đó giá vật tư lên cao là nguyên nhân đẩy nợ quá hạn lên cao mức 4.586 triệu đồng chiếm 32.36% trong tổng nợ quá hạn, đồng thời tăng 1.877 triệu đồng , tương ứng tăng 69,29% so với năm 2009. Đến năm 2011 nợ quá hạn của ngành có phần giảm đáng kể. Cụ thể năm 2011 nợ quá hạn của ngành nông, lâm, thủy sản là 3.586 triệu đồng chiếm 31,98%, đồng thời giảm 1.000 triệu đồng tương ứng giảm 21,81% nguyên nhân là trong năm 2011 chính phủ có điều chỉnh lãi suất tăng cường đẩy mạnh công tác phòng ngừa dịch bệnh, xuất khẩu thủy sản được thuận lợi hơn nhờ đó đã giúp nông dân có điều kiện để thanh toán nợ cho ngân hàng giảm bớt nợ xấu.

b) Ngành công nghiệp, xây dựng, tiểu thủ công nghiệp

Nhìn chung, nợ quá hạn của ngành CN,TTCN,XD trong 3 năm vẫn giữ tỷ trọng tương đối trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng và có xu hướng ổn định qua các năm. Cụ thê, năm 2009 là 1.214 chiếm 16,33% trong tổng nợ quá hạn, nguyên nhân là do còn ảnh hưởng khủng hoảng kinh tế năm 2008 gía vật liệu tăng, sản xuất đình trệ, lao động không có việc làm… nhưng sang năm 2010 và 2011 nợ quá hạn cùng là 1.044 triệu đồng giảm 170 triệu đồng so với năm 2009. Nguyên nhân có sự chuyển biến tích cực đó là do đã được qua cơn khủng hoảng kinh tế, được sự hỗ trợ từ chính phủ, kiềm chế lạm phát, các gói kích thích tăng trưởng kinh tế, , bên cạnh những doanh nghiệp được sự hỗ trợ từ Chính phủ có thể vượt khó khăn.

C) Ngành thương mại, dịch vụ

Nợ quá hạn của nhóm ngành này có sự biến động tăng giảm qua các năm. Cụ thể, năm 2009 là 1.170 triệu đồng chiếm 15,74%, sang năm 2010 là 5.714 triệu đồng chiếm 40,20% cao nhất trong tổng nợ quá hạn trong năm 2010, tăng 4.544 triệu đồng tương ứng tăng 388,88% gấp nhiều lần so với năm 2009, vì chịu ảnh hưởng chung của toàn bộ hệ thống kinh tế, các ngành thương mại ,dịch vụ cũng chịu không ít khó khăn do lạm phát tăng cao, giá cả tăng cao, những cơn lốc công nghệ tiên tiến ngày càng xâm nhập sâu rộng vào Việt Nam, các công nghệ cũ không đáp ứng được nhu cầu hiện tại không cạnh tranh lại các công nghệ tiên tiến từ nước ngoài làm cho các doanh

năm 2011 đã có chiều hướng giảm xuống cụ thể là 3.714 triệu đồng giảm 2.000 triệu đồng tương ứng giảm 35% so với năm 2010 nguyên nhân

Do các doanh nghiệp đầu tư vào các công nghệ mới để thu hút khách hàng, được sự hỗ trợ chính phủ để tiếp tục hoạt động cạnh tranh…

d) Các ngành khác

Ngoài các ngành chính ở trên, ngành hàng TMCP Phương Tây đã mở rộng thị trường hoạt động sang nhiều ngành nghề khác nhằm phân tán rủi ro. Vì là nhóm ngành mang thu nhập thiếu ổn định nên khả năng trả nợ của khách hàng thường thâp. Mặc khác, nền kinh tế thị trường phức tạp, gây khó khăn cho tất cả các ngành kinh tế. Tỷ trọng nợ quá hạn này tương đối cao trong tổng nợ quá hạn của ngân hàng. Năm 2009 là 2.340 triệu đồng chiếm 31,48%, sang năm 2011 là 2.870 triệu đồng tăng 530 triệu đồng tương ứng tăng 22,65% so với năm 2009 và giữ nguyên mức độ đó trong năm 2011.

Một phần của tài liệu phân tích rủi ro tín dụng tại ngân hàng thương mại cổ phần phương tây sở giao dịch cần thơ (Trang 55 - 58)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(67 trang)
w