CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.1.1. Nguồn gốc và vai trò của cây cà phê
2.1.4.3. Yêu cầu về đất đai và khí hậu
2.1.4.3.1. Yêu cầu về đất đai.
+ Đất phải có kha năng thoát nước tốt vào mùa mưa và giữ nước tốt vào mùa khô để giảm thiểu cây chết trong mùa mưa và hạn hán trong mùa khô. Đối với cây cà phê vối thích hợp với loại đất có độ PH từ 4.5 trở lên.
+ Độ cao: Cà phê Rôbusta có thể trồng ở độ cao từ mặt nước biển đến 1000m, trên 1500m cây mọc rất chậm và ra nhiều lá hơn hoa.
+ Địa hình: Độ dốc của địa hình trồng cà phê thích hợp từ 5-12°.
+ Loại đất: Các loại đất tơi xốp, nhiều mùn,..thì đều trồng được cà phê.
Đặc biệt là đất đỏ bazan rất thích hợp cho việc trồng cà phê.
2.1.4.3.2. Yêu cầu về khí hậu.
+ Nhiệt độ: Nhiệt độ ảnh hưởng đến tiến trình sinh lý của cây cà phê. Đối với cây cà phê vối (Rôbusta) nhiệt độ tối hảo từ 24-30°C. Tuy nhiên ở nhiệt độ 15
°C trong thời gian dài sẽ gây hại cho cây cà phê.
+ Độ ẩm: Độ ẩm thích hợp cho cây cà phê voi là khoảng 85%, cho thời kỳ nở
hoa là 94-97%.
+ Anh sáng: Anh sáng rất cần cho sự quang hợp của cây. Đối với cây cà phê vối (Rôbusta) thì lượng ánh sáng thích hợp là 41.000 lux.
+ Gió: Cây cà phê thích hợp với những vùng im gió, gió mạnh sẽ ảnh đến cây trồng như: Gãy cành, rụng lá, bốc hơi nước.
2.1.4.4. Khái quát biện pháp trông và chăm sóc cà phê.
a. Chọn giống.
Hạt giống cần được lấy trên cây mẹ từ 6 tuổi trở lên, cây có năng suất đều, đạt từ 15-20 kg/cây, cây lấy giống phải không có sâu bệnh, quả to, dễ hái.
b. Ương giống.
Sau khi chọn giống ta tiến hành xử lý giống qua các công đoạn: Tách lớp vỏ, ủ lên men, rửa và phơi trong mát để giữ sức ndy mam. Sau đó có thể đem gieo vào bịch hoặc trên luống sau đó bứng vào bịch, sau 6-7 tháng cây con có thể cao từ 20-30cm và có từ 5-6 cặp lá thì có thể đem ra trồng.
c. chăm sóc.
+ Mỗi năm tối thiểu phải làm cỏ từ 4-5lần, làm sạch cỏ dai để thuận tiện cho việc bón phân, thu hoạch và hạn chế nguồn sâu bệnh.
+ Mỗi hố nên trông 1 cây và để từ 1-3 thân, khi cây cao từ 1,6-1,8m thì phai hãm dot để cho cây phát triển chiều ngang.
+ Hàng tháng phải vặt chổi vượt cho cây, cắt tỉa các cành xương cá, cành
khô và tạo hình cho cây.
+ Tạo hình bồn sâu từ 20-25cm, hình tròn hay vuông tuỳ theo sở thích và có
đường kính theo mép tán cây.
+ Bón phân xịt thuốc phải đúng liều lượng, tuỳ theo sự phát triển của cây để có lượng phân bón thích hợp.
d. Thu hoạch, phơi sấy và bảo quản.
Thu hoạch những cây đã chín trên 95%, sau 36 giờ phải đem chế biến khô
hoặc ướt. Ở nước ta chủ yếu là chế biến khô. Sau khi phơi xong có thể bảo quản
nơi khô ráo dưới dạng khô hoặc nhân đạt độ ẩm 12%.
e. Chăm sóc sau thu hoạch.
Sau khi thu hoạch xong ta phải cắt tỉa những cành già cỗi, cành xương cá, cành không có khả năng cho quả. Dọn dẹp vườn tược sau một thời gian dưỡng sức,
cây phân hoá mầm hoa day đủ, thông thường vào đầu tháng 2 dương lịch thì tiến
hành tưới nước cho cây bung hoa.
2.1.5. Các khái niệm, chỉ tiêu, sử dụng trong phân tích.
2.2.5.1. Hiệu quả kinh tế đối với sản xuất nông hộ.
Kinh tế nông hộ là một bộ phận của nên kinh tế quốc quốc doanh. Kinh tế nông hộ mang những đặc thù riêng và do đó hiệu quả kinh tế của nông hộ cũng
mang những đặc thù riêng.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của hộ gia đình thể hiện ở việc sử dụng đầy đủ hợp lý các yếu tố đầu vào như đất dai, lao động, vốn và các điều kiện sẵn có khác nhằm đem lại thu nhập, lơi nhuận cao nhất trên một đơn vị diện tích, trên một đồng vốn hoặc đồng chi phí bỏ ra để thoả mãn các nhu cau vật chất, tinh than, văn hoá xã hội,... của các thành viên trong hộ.
Hiệu quả kinh tế trong sản xuất kinh doanh của gia đình nông hộ được nâng lên không chỉ tạo ra sự phén vinh cho bản thân gia đình họ mà còn góp phan tăng trưởng kinh tế xã hội, góp phần đưa đất nước tiến lên trên con đường công nghiệp hoá hiện đại hoá. Kinh tế nông hộ là một bộ phận của kinh tế quốc dân.
2.1.5.2. Các chi tiêu, sử dung trong phân tích.
2.1.5.2.1. Các chỉ tiêu xác định kết quả sản xuất.
a. Năng suất cây trông: Năng suất cây trồng là chỉ tiêu cho biết sản lượng dat
được trên một đơn vi diện tích.
Tổng sản lượng thu hoạch
NS
Tổng diện tích
b. Doanh thu (giá trị sản lượng): La chỉ tiêu cho biết số tiền thu được ứng với mức sản lượng và đơn giá tiêu thụ.
TR = sản lượng * giá bán
c. Tổng chỉ phí.
+ Tổng chi phí trong thời kỳ xây dựng cơ bản.
TCob = chi phí vật chất + chi phí lao động
Trong đó chi phí vật chất gồm: Chi phí giống, máy móc, dây tưới, phân bón, thuốc
xịt, nhiên liệu, công cụ lao động và chi phí khác.
+ Tổng chỉ phí trên ha cho thời kỳ kinh doanh năm 2004.
TCka = chi phí vật chất + chi phi phân bổ của giai đoạn xây dựng cơ ban + lãi vay
+ chi phí lao động.
Chi phí vật chất bao gồm: Phân bón, thuốc xịt, nhiên liệu, chi phí khác.
d. Lợi nhuận: La phần chênh lệch khi lấy tổng doanh thu trừ đi tổng chi phí.
LN = TR - TC
e. Thu nhập. Là phan giá trị còn lại của sản xuất sau khi đã trừ đi khoản chi phí mua ngoài.
TN = TR - TC + chi phí lao động nhà = LN + chi phí lao động nhà
2.1.5.2.2. Các chỉ tiêu, công thức xác định hiệu quả sản xuất.
a. Tỷ suất lợi nhuận trên tổng chỉ phí.
TSLN =LN/TC.
Công thức tỷ suất lợi nhuận cho biết ý nghĩa là: Một đồng chi phí bỏ ra cho quá trình sản xuất thu được bao nhiêu đồng lợi nhuận. Tỷ suất này càng cao thì hiệu quả kinh tế đạt được càng cao.
b. Tỷ suất thu nhập trên tổng chỉ phí.
TSTN =TN/TC
Công thức này cho biết một đồng chỉ phí bỏ ra cho quá trình sản xuất thì thu về đựơc bao nhiêu đồng thu nhập.
c. Chỉ tiêu hiệu quả sử dụng chỉ phí.
TSDT = TR/TC
Chỉ tiêu nay cho biết một đồng chi phí bỏ ra cho quá trình san xuất thi thu về được bao nhiêu đồng doanh thu.
2.2. Phương pháp nghiên cứu.
2.2.1. Phương pháp thu thập số liệu.
Số liệu sơ cấp được thu thập bằng cách điều tra phỏng vấn 150 hộ trồng cà phê trên địa bàn xã Cư Ewi - Huyện Krông Ana - Tỉnh Đắk Lắk. Điều tra chọn mẫu theo tỷ lệ 3:4:3 tương ướng với độ tuổi của vườn cây (dưới 6 tuổi: từ 6-10 tuổi: trên 10 tuổi). Nghĩa là trong 150 hộ thì có: 45 hộ có vườn cây dưới 6 tuổi, 60 hộ có vườn cây từ 6-10 tuổi và 45 hộ có vườn cây trên 10 tuổi.
Số liệu thứ cấp được thu tập từ UBND xã thông qua các báo cáo của xã, niên giám thống kê huyện, niên giám thống kê Việt Nam năm 2002-2003.
2.2.2. Công cụ sử lý số liệu.
Sử dụng phần mềm Excel để xử lý.