Thực trạng về giống sản xuất và kỷ thuật chăm sóc cà phê tại các hộ điều

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Thực trạng và một số đề xuất nhằm hỗ trợ sản xuất cà phê cho nông hộ tại xã Cư Ewy huyện Krông Ana - tỉnh Đắk Lắk (Trang 56 - 60)

KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

Bang 15: Lượng Sản Xuất Và Tiêu Thụ Cà Phê Trên Thế Giới Từ 2000-2005

4.4.2. Thực trạng về giống sản xuất và kỷ thuật chăm sóc cà phê tại các hộ điều

tra.

Nguồn giống chủ yếu tại các hộ điều tra là tự ương theo kết quả điều tra có 96 hộ tự ương giống để trồng, chiếm 74,8% tổng số cây giống, do tự ương nên giá cây giống rẻ (bình quân 980đ/cây) vì họ tận dụng được công nha và chi phí vận chuyển. Còn đi mua tại các vườn ương giống của nông dân trong xã là 30 hộ, chiếm 13,8% tổng số cây, mức giá bình quân 1.230đ/cây. Mua tại viện là 24 hộ với số lượng 37.190 cây, chiếm 11,4%, mức gía bình quân 1.402đ/cây.

Bảng 21: Tình Hình Nguồn Cung Cấp Giống Tại Các Hộ Điều Tra.

Nguồn giống Số hộ (hộ) Sô lượng (cây) Tỷ lệ (%) Giá BQ (đ/cây)

Tự ương 96 243461 74,8 980 Mua nông hộ khác 30 44750 13,8 1230 Mua tại viện 24 37190 11,4 1402

Tổng 150 325401 100 1204

Nguồn: Điều tra, TTTH.

Nguồn giống tại các vườn ứng giống trong xã thường có chất lượng không cao vì do nguồn giống ở đây không được chọn lựa cẩn thận, chủ vườn ương chỉ chú ý đến lợi nhuận nhiều hơn là chất lượng giống. Cho nên những hộ nào không có khả năng ương giống thì nên mua giống tại viện vì chất lượng giống ở đây rất tốt, có khả năng chống sâu bệnh và cho năng suất cao.

Nhưng hộ có chất lượng giống tốt thường là hộ tự ương và mua giống tại vie#n còn những hộ có chất lượng giống trung bình, xấu là do họ đi mua ở những vườn ương giống trong xã, mua lại vườn cây cà phê của người khác,...

Bang 22: Tình Hình Chất Lượng Cây Giống Tại Các Hộ Diéu Tra.

Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Số lượng (cây) Tỷ lệ (%) Tốt 130 270736 83,20

Trung bình 14 42165 12,96

Xấu 6 12500 3,84 Tổng 150 325401 100,00

Nguồn: Điều tra, TTTH

Nhìn chung chất lượng giống tương đối tốt (cây giống to, khoẻ, ít bị sâu bệnh phá hại, cây phát tốt,...). Theo điều tra thì có 83,20% giống có chất lượng tốt, còn chất lượng giống trung bình và xấu chiếm 16,80% (chất lượng giống trung bình chiếm 12,96%, xấu chiếm 3,84%).

Trên thực tế không phải ai cũng có kha năng chọn giống và nếu có chon thì họ cũng chỉ chọn theo hình thức bên ngoài, còn chất lượng bên trong như nguồn gen, khả năng chống sâu bệnh thì họ không làm được qua điều tra cho thấy.

Bảng 23: Tình Hình Chọn Giống Trước Khi Trồng Tại Các Hộ Điều Tra.

Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Cơ cấu (%) Số lượng (cây) Tỷ lệ (%) Chọn 102 68,00 224205 68,90 Không chọn 48 32,00 101196 31,10

Tổng 150 100,00 325401 100,00

Nguồn: Điều tra, TTTH Phần lớn những hộ chọn giống chủ yếu là người Kinh và một số ít dân tộc Tày vì họ có trình độ, có khả năng áp dụng kỷ thuật vào việc chọn giống cũng như ương giống. Bên cạnh đó họ cũng ý thức được tầm quan trọng của việc chọn giống thì sẽ mang lại hiệu quả kinh tế cao trong quá trình san xuất. Trong khi phần lớn dân tộc tiểu số (Êđê, Nung, Khơme và một số dân tộc Tày) đều không có khả năng chọn giống vì họ có trình độ học vấn thấp, thậm chí mù chữ cho nên họ không ý thức được tầm quan trọng của việc chọn giống. Do đó chính quyển dia phương phải tăng cường công tác khuyến nông để tập huấn cho họ, giúp họ có khả năng chọn giống cũng như sản xuất tốt hơn.

Bên cạnh chọn giống thì kỷ thuật chăm sóc cung rất quan trọng, kỷ thuật chăm sóc chủ yếu là kinh nghiệm thực tế kết hợp với tham khảo sách, báo về kỷ thuật trồng và chăm sóc cà phê cũng như tham gia các lớp tập huấn khuyến nông về cách thức bón phân, cắt cành và xịt thuốc,...

Bảng 24:Tình Hình Tham Khảo Tài Liệu Vea Kỷ Thuật Trồng Và Chăm Sóc Cà

Phê.

Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tý lệ (%) + Không tham khảo 58 38,67 - Không cần thiết 16 10,67 - Kinh nghiệp thực tế 42 28,00 + Tham khảo 92 61,33 - Không áp dụng 0 0,00

Không cần thiết 0 0,00 Kinh nghiệp thực tế 0 0,00 - Áp dụng 92 61,33 Tổng 150 100,00

Nguồn: Điều tra, TTTH Trong 150 hộ diều tra có 58 hộ không tham khảo sách, báo, tivi,..vé ky thuật trồng và chăm sóc cà phê, với lý do không cần thiết là 10,67%, dùng kinh nghiệm thực tế 28%. Còn tham khảo có 92 hộ, chiếm 61,33%, phần lớn các hộ này đều áp dụng vào thực tế và đều mang lại hiệu quả kinh tế.

Trên thực tế người daân trên địa bàn xã ít khi áp dụng khoa học kỷ thuật vào việc chăm sóc cà phê mà họ chỉ dựa trên kinh nghiệm thực tế đúc kết được từ sản xuất người dân chỉ đơn thuần coi kỷ thuật chăm sóc chỉ là làm cỏ, bỏ phân, cắt cành xịt thuốc,..theo số lượng, co#n chaát 1#6#ng thì ít khi họ để ý tới, chẳng hạn như giai đoạn ra hoa thì cần bón loại phân gì, xịt thuốc gi liều lượng bao nhiêu, lúc cắt cành thì nên loại bỏ những cành nào là phù hợp thì họ ít khi quan tâm tới. Ho không quan tâm tới việc cây hấp thụ được bao nhiêu lượng phân bón cũng như lượng thuốc xịt.

Chính vì điều đó kỷ thuật chăm sóc là rất cần thiết. Để giúp người dân áp dụng đúng khoa hoc kỷ thuật vào quá trình san xuất nhằm mang lai năng suất cao cho cây trồng, vật nuôi thì người dân phải tích cực tham gia vào các lớp khuyến nông và chính quyển xã thường xuyên tổ chức các lớp tập huấn một cách ro#ng rãi cả về chiều sâu lẫn chieàu rộng.

Bảng 25: Tình Hình Tham Dự Các Lớp Tập Huấn Kỷ Thuật Trồng Và Chăm

Sóc Cà Phê Tại Xã.

Chỉ tiêu Số hộ (hộ) Tỷ lệ (%) + Không tham gia 122 81,33 - Không được mời 47 31,33

- Kinh nghiệm thưc tế Tả 50,00

+ Tham gia 38 18,67 - Không áp dụng 0 0

Không có điều kiện 0 0 Kinh nghiệm thực tế 0 0

- Có áp dụng 38 18,67 Không hiệu quả 0 0 Có hiệu quả 38 18,67 Tổng 150 100,00

Nguồn: Điều tra, TTTH Qua điều tra thì không phải ai cũng có diéu kiện để tham gia. Trong 122 hộ, chiếm §1,33% tổng số hộ không tham gia thì có 47 hộ, chiếm 31,33% với lý do không được mời và 75 hộ, chiếm 50,00% với lý do sử dụng kinh nghiệm thực tế là chủ yếu. Còn 38 hộ, chiếm 18,67% tham gia vào các lớp tập huấn và họ đều áp dụng vào quá trình san xuất, nhờ sự giúp đỡ tận tinh cũng như áp dụng đúng khoa học kỷ thuật trồng, chăm sóc nên vườn cây của họ phát triển rất tốt và cho năng suất rất cao.

Kết hợp giữa kinh nghiệm thực tế với việc tham khảo cũng như tham gia các lớp tập huấn vào kỷ thuật chăm sóc cà phê ta thấy đối với vườn cây cà phê kinh doanh thông thường người ta vặt chổi từ 4-5lần/năm, chủ yếu là vặt chổi vượt mọc từ thân, cành tăm mọc trên các cành cấp I, cấp II. Cắt cành từ 1-2lần/năm, chủ yếu là cắt cành khô, cành già cỗi,...Còn việc tưới nước và bón phân thì tuỳ thuộc vào thời tiết mỗi năm cũng như nguồn vốn của tường nhà. Nếu việc đầu tư vặt chồi, cắt cành, tưới nước và bón phân đúng kỷ thuật thì năng suất đạt được sẽ cao hơn dẫn tới hiệu quả kinh tế đạt được cũng cao hơn.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Thực trạng và một số đề xuất nhằm hỗ trợ sản xuất cà phê cho nông hộ tại xã Cư Ewy huyện Krông Ana - tỉnh Đắk Lắk (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)