Tình hình phát triển kinh tế

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Thực trạng và một số đề xuất nhằm hỗ trợ sản xuất cà phê cho nông hộ tại xã Cư Ewy huyện Krông Ana - tỉnh Đắk Lắk (Trang 33 - 42)

3.2. Điều kiện kinh tế- xã hội

3.2.1. Tình hình phát triển kinh tế

Xã Cư Ewi là xã thuộc vùng 3 của huyện nền kinh tế còn nghèo, cơ sở hạ tầng còn thấp kém cho nên các loại thuế đất nông nghiệp ở đây đang được miễn giảm kể cả đất trồng cà phê ngoài ra nhà nước còn đầu tư cơ sở hạ tầng như điện, đường, trường, tram,..nhim thúc đẩy phát triển kinh tế, giảm khoảng cách chênh lệch giữa miễn núi với đồng bằng, giữa nông thôn với thành thị.

Trước năm 1985 phân lớn dân cư ở đây là dân tộc Êđê đời sống thấp kém chủ yếu là du canh, du cư phát rừng làm nương rẫy để trông lúa, ngô,..Cơ sở hạ tầng hầu như chưa có gì.

Sau năm 1985 dân di cư từ Miền Bắc vào đã làm cuộc cách mạng chuyển đất rừng thành đất vừơn, rẫy thời kỳ đầu chủ yêu là trồng lúa, bắp, đậu các loại,..nhằm đáp ứng nhu cầu lương thực cho gia đình, chăn nuôi là chính và một phần đất được sử dụng trông cây cà phê.

Nhung từ năm 1995 có sự chuyển dich cơ cấu trong san xuất, người dân chuyển từ sản suất lương thực sang trồng cây công nghiệp dài ngày như: Cà phê, điều,..có thé nói đây là vùng chuyển dịch cơ cấu cây trông tương đối trễ lại gặp giá cà phê giảm mạnh (năm 2000-2002) làm cho đời sống của người dân trên địa bàn xã gặp rất nhiều khó khăn. Nhưng nhờ có sự quan tâm của nhà nước và chính quyền địa phương như: Miễn thuế đất nông nghiệp, đầu tư cải thiện cơ sở hạ tầng (kéo điện đến 26/26 thôn buôn, đầu tư xây dựng hệ thống kênh mương, đập chứa nước,...), đồng thời

có sự tăng giá cà phê trở lại, đa canh trong sản suất và chuyển dịch cơ cấu từ trồng trọt sang chăn nuôi do đó đời sống của người dân ngày càng được cải thiện.

Theo số liệu thống kê của UBND xã tổng thu nhập thực tế năm 2004 khoảng 95,457 tỷ đồng trong đó: Trồng trọt là 53,707 tỷ đồng, chăn nuôi 20,303 tỷ đồng. Công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp (sản xuất gạch ngói, chế biến hạt điều, nấu rượu,...) 7,285 tỷ, xây dựng cơ bản 5,125 tỷ. Thương nghiệp, dịch vụ (buôn bán cà phê, phân bón, vận chuyển...) 9,330 tỷ. Khai thác (đá, rừng nguyên liệu) 0,707 tỷ. Năm 2004 tổng thu nhập thực tế giảm so với năm 2003 là 17,378 tỷ chủ yếu là do sản lượng nông nghiệp giảm vì do ảnh hưởng của nắng hạn.

Cuối năm 2004 toàn xã có 597 hộ nghèo chiếm 17,37%, 406 hộ giàu chiếm 11,81% và 2434 hộ trung bình, khá chiếm 70,82%.

Bảng 4: Một Số Chỉ Tiêu Kinh Tế Cơ Bản Của Xã Cư Ewi Năm 2001-2004.

Chỉ tiêu Dvt 2001 2002 2003 2004

GDP bq/người Trđ/người 3,97 4,16 5,54 4,67

Tốc độ tang GDP % 17,86 18,78 2590 21/32 Cơ cấu GDP % 100,00 100,00 100,00 100,00

Nông lâm nghiệp % 79,56 78,94 78,13. 75,40 CN-TTCN-XDCB-KT % 10,92 11,43 11,97 — 13,74 TN-DV % 9,52 9,63 9,90 10,86

Ngôn: Niên giám thống kê huyện Krông Ana.

Biểu dé 1: Cơ Cấu GDP Của Xã Năm 2004.

TNNõng lâm nghiệp CN-TTCN-XDCB-KT TN-DV

Iủ

GDP bình quân/người năm 2001 là 3,97 triệu/người tăng liên tục qua hai năm 2002, 2003 đặc biệt là năm 2003 do giá cà phê tăng, được mùa nên thu nhập

của người dân tăng lên đáng kể 5,53 triệu đồng/người. Còn năm 2004 thu nhập

bình quân đâu người giảm còn lại 4,67 triệu đổng/người thấp hơn năm 2003 nhưng vẫn cao hơn năm 2001, 2002.

Cơ cấu GDP trên 75% là từ nông nghiệp, năm 2004 do hạn hạn hán vào cuối năm nên san lượng nông nghiệp giảm từ 10-20% so với năm 2003 làm cho tốc độ tăng GDP âm (-21,32%). Qua đó cho thấy nền kinh tế của xã vẫn chủ yếu là nền kinh tế nông nghiệp, các ngành công nghiệp, dịch vụ, tiểu thủ công nghiệp còn kém phát triển.

3.2.2. Tình hình dân số và lao động.

3.2.2.1. Tình hình dân số.

Tính đến ngày 1/12/2004 toàn xã có 26 thôn buôn gồm 3437 hộ có tổng dân số là 20622 người, mật độ dân số trung bình 345người/km”, tỷ lệ tăng dân số là 1,8%, trong khi đó tỷ lệ của cả nước là 1,44%. Toàn xã có 13 dân tộc cùng chung sống trong đó dân tộc Kinh chiếm 67%, dân tộc Êđê 15%, dân tôn tộc Tày chiếm 7% còn lại dân tộc tiểu số khác chiếm 11% gồm Nùng, Thái, Mường, Giarai, H mông, Thổ, Hoa, Chăm, K’ho,

Mnông.

Bảng 5: Tình Hình Nhân Khẩu Của Xã Tháng 12/2004.

Chỉ tiêu Dvt Số lượng Tỷ trọng (%) Tổng số hộ Hộ 3437

Tổng nhân khẩu Người 20622 100,00 Nam Người 10061 48,79 Nữ Người 10561 5121 Số nhân khẩu bình quân Người 6

Nguồn: UBNN xã.

Toàn xã nữ chiếm 51,21% tương đương 10561 người, nam chiếm 48,79%

tương đương 10061 người. Số nhân khẩu bình quân/hộ là 6người/hộ.

3.2.2.2. Tình hình lao động.

Theo số liệu điều tra của địa phương năm 2004 tổng số người lao động là 10630 người chiếm 51,55% dân số toàn xã trong đó nam chiếm 50,48%, nữ chiếm 49,52%

tổng số lao động. Dưới tuổi lao động chiếm 39,36%, trên tuổi lao động chiếm 9,09%.

Bảng 6:Tình Hình Dân Số Của Xã Theo Độ Tuổi Lao Động.

Thành phần Số lương (người) Tỷ trọng (%) Dưới tuổi lao động 8117 39,36 Trong tuổi lao động 10630 91,55

+ Nam 5366 50,48 +Nữ 5264 49,52

Trên tuổi lao động 1875 9,09 Tổng số 20622 100.00

Nguồn : UBNN xã.

Qua số liệu cho thấy dân số của xã là dân số trẻ tổng số người dưới tuổi lao động và trong độ tuổi lao động là 18747 người chiếm tới 90,91% trong tổng dân

of

SỐ.

Biểu đồ 2: Tình Hình Dân Số Của Xã Năm 2004 Chia Theo Độ Tuổi Lao Động.

m9.oo

@ 51.55

E1 Dưới tuổi lao động

® Trong tuổi lao động 1] Trên tuổi lao động

Trong 10630 người ở độ tuổi lao động thì có khoảng 7973 người hoạt động trong lĩnh vực nông nghiệp chiếm 75%, công nhân - viên chức 1125 người chiếm 9,2% di học 467 người chiếm 4,4%, làm thuê trong nông nghiệp 86 người chiếm

0,8%.

Bảng 7: Tình Hình Lao Động Phân Theo Ngành Nghề.

Ngành nghề Số lượng (người) Ty trọng (%) Sản xuất nông nghiệp 7973 75

Buôn bán- dịch vụ 1125 10,6 Công nhân viên chức 979 9.2 Đi học 467 4,4 Lam thué néng nghiép 86 0,8

Tổng số người lao động 10630 100 Nguồn: UBNNxã.

Lao động trong nông nghiệp chiếm tới 75%, trong khi đó lao động làm trong các ngành nghé khác chỉ chiếm 19,8%. Do đó chính quyền địa phương, cũng như các cấp phải tìm cách tạo điều kiện phát triển sản xuất nông nghiệp để giảm tình trạng thất nghiệp, nâng cao thu nhập và cải thiện đời sống cho người dân trên địa

bàn xã.

Biểu đồ 3: Tình Hình Lao Động Phân Theo Ngành Nghê.

NLN m BB-DV OCNVC ủ1ĐH

@LTNN

3.2.3. Tinh hình san xuất nông nghiệp của xã trong những năm qua.

3.2.3.1. Tình hình sử dụng đất đai.

Tổng diện tích đất đai của xã là 5985 ha bình quân mỗi hộ trên địa bàn xã năm 2004 là 1,74 ha/hộ, 0,290 ha/một nhân khẩu và 0,53 ha/một lao động nông

nghiệp.

Năm 2002 diện tích đất nông nghiệp là 4452,9 ha chiếm 74,4% tổng diện tích đất đai trong đó: 2052,4 ha chiếm 34,3% là đất trồng cây công nghiệp lâu năm gồm có cà phê, tiêu, điều, ...I 136,7 ha, đất nương rẫy chiếm 19,3%, vườn tạp chiếm 7,9%, đất trồng lúa chiếm 10,7%, đất ao hỗ chiếm 2,2%, đất có rừng chiếm 1,4%, đất chuyên dùng 6,0%, đất ở chiếm chiếm 1,9%, đất hoang hoá, chưa dùng chiếm 16,8%.

Đến năm 2004 diện tích đất nông nghiệp của xã giảm xuống còn 4237,8 ha chiếm 70,8% giảm 3,6% so với năm 2002. Là do một phần đất nông nghiệp chuyển sang đất chuyên dùng như làm đường liên xã, liên thôn, làm hệ thống thuỷ lợi,...(đất chuyên dùng năm 2004 là 9,2% tăng 3,2 so với năm 2002) và bên cạnh đó đất ở năm 2004 cũng được tăng lên chiếm 3,2%, tăng 1,2% so với năm 2002.

Bảng 8: Tình Hình Sử Dụng Đất Đai Của Xã Năm 2002-2004.

Loại đất Năm Cơ Nam Co Năm Co 2002 cấu 2003 cấu 2004 cấu

(ha) (%) (ha) (%) (ha) (%) Tổng diện tích 5985,0 100 5985 100 5985 100 + Đất nông nghiệp 4452,9 74,3 4423 73,9 4237,8 70,8

- Cây lâu nam 20522,4 343 2032,5 34,0 1986,7 33,2 - Mau 1156,7 19,3 11547 19,3 1103,9 18,4 - Vườn tạp 474,2 7,9 471,2 7,9 462,8 Td

- Trồng lúa 639,0 10,7 4970 8,3 448,0 7,5 - Ao, hé 130,6 2/2 267,0 4,5 236,0 3,9 + Đất có rừng SX 82,0 1,4 82,0 1,4 82,0 1,4 + Đất chuyên dùng 358,0 6,0 387,9 6,5 550,4 9,2 + Đất ở 116,4 1,9 1243 2,1 192,4 3,2 + Đất hoang, chưa sử dụng 975,7 16,3 967 16,2 922,4 15,2

3.2.3.2. Tình hình xan suất nông nghiệp.

® Trồng trọt: Xã Cư Ewi có điều kiện tương đối thuận lợi cho san xuất nông nghiệp đặc biệt là cây cà phê vối, hồ tiêu, điều. Tuy nhiên tốc độ và quy mô diện tích cũng như quy mô phát triển phụ thuộc vào giá cả của mỗi loại sản phẩm trên thị trường. Sản suất lương thực cũng là thế mạnh của xã.

Bang 9: Diện Tích, Năng Suất Và GTSL Cây Trồng Của Xã Năm 2002-2004.

Nguồn: UBNNxã.

Năm 2002 Năm 2003 Năm 2004 Loại cây DT NS gtsl| DT NS gtsl DT NS gts]

(ha) kg/ha (ty) (ha) kg/ha (ty) (ha) kg/ha (ty)

Ca phé 1225 3 184 1510 3,2 48,5 1510 3 45,3 Tiéu 91 2 3,3 100 2 3,6 107 2 3,9

Diéu 174 2 3,1 213 2 6,0 254 2 7,2

Lia 639 6 7,7 497 6 66,1 448 5,5 5,5

Bắp 545 8 5,2 453 8 4,5 345 8 3,3

Dau 317 15 2,4 271 15 2,0 222 15 1,8

Khoai sắn 61 15 0,9 57 15 0,9 50 15 0,7 Bong vai 47 2 0,5 40 2 0,4 4 2 0,04 Mia 67 30 0,4 50 30 0,3 50 30 0,4

Gừng 0 0 0 0 0 0 3 10 0,15 Cây ăn quả 30 15 0,9 35 15 1,1 35 12 0,9 Nguồn: UBNN xã.

Cây cà phê là cây chủ lực của xã: Năm 2002 do giá cà phê xuống thấp. Nên nhiều nông dân đã bỏ hoang và chặt phá một phần diện tích cà phê làm cho diện tích cà phê thu hoạch chỉ còn lại 1225 ha chiếm 38% TDT gieo trồng và đem lại GTSL 18,4 tỷ đồng. Nhưng năm 2003 do giá cà phê nhích lên và điều kiện thời tiết tương đối thuận lợi nên nông dân đã chăm sóc lại diện tích cà phê đã bỏ hoang đưa TDT cà phê được thu hoạch năm 2003 lên 1510 ha chiếm 47% TDT gieo trồng và mang lại GTSL năm 2003 là 48,5 tỷ đồng. Còn năm 2004 tuy diện tích cà phê không đổi nhưng do thời tiết không thuận lợi, nắng hạn gay gắt vào cuối năm làm cho năng suất cà phê năm 2004 giảm đáng kể chỉ đạt 3 tấn/ha (giảm 0,2 tấn/ha so với năm 2003), do đó GTSL của năm chỉ đạt 45,3 tỷ đồng, giảm so với năm 2003 là 3,2 ty đồng .

Bên cạnh cây cà phê thì cây hồ tiêu, cây điều đang được nhân dân và chính quyển xã đầu tư phát triển năm 2002 TDT là 265ha, GTSL 6,408 tỷ đồng. Đến năm 2004 TDT cây hồ tiêu và cây điều 361 ha tăng 96 ha, GTSL 10,964 tỷ tăng 4,556 tỷ. Nguyên nhân là do giá hạt điều nguyên liệu tăng, chi phí dầu tư ít, lại chống chị được hạn hán cho nên diện tích cây điều tăng lên. Theo báo cáo của xã cây điều dang được coi là cây công ngiép chủ lực của xã sau cây cà phê.

Bên cạnh cây công nghiệp thì cây lúa, bắp, cũng là cây lương thực chủ lực của xã năm 2002 TDT gieo trồng của hai loại cây này là 1184ha, GTSL là 12,9 tỷ đồng. Nhưng năm 2003-2004 diện tích và GTSL của hai loại cây nay liên tục giảm, đặc biệt là năm 2004 TDT còn lại 793ha, giảm 393ha, GTSL 8,54 tỷ đồng, giảm 3 tỷ. Nguyên nhân là do năm 2004 nắng hạn kéo dài làm giảm diện tích gieo trồng cũng như sản lượng và bên cạnh đó một phần diện tích chuyển sang trồng cây khác có khả năng chịu hạn và cho GTSL cao hơn.

Ngoài ra san xuất nông nghiệp của xã còn canh tác các loại cây lương thực, cây công nghệp khác như: Khoai sắn, đậu các loại, bông vải, mía, gừng,...và cây ăn quả chủ yếu là bơ, sầu riêng, mít. Các loại cây này có diện tích nhỏ so với cây

công nghiệp dài ngày (cà phê, tiêu, điều), cây lương thực chủ lực (lúa, bắp). Năm 2002 TDT các loại cây này là 520 ha, GTSL là 5,05 tỷ đồng còn năm 2004 là 364ha, giảm 156ha và GTSL là 3,38 tỷ đồng, giảm 1,67 tỷ đông nguyên nhân chủ yêu là do nắng hạn.

® Chăn nuôi: Toàn xã có những chuyển dịch mạnh trong chăn nuôi, đặc biệt là chăn nuôi dai gia súc và phát triển ram rộ phong trào nuôi dê đã đẩy giá trâu, bò và dê giống lên mức kỷ lục từ trước đến nay. Theo thống kê toàn xã có 3500 con bò, 6200 con dê, 1800 con heo, 29000 con gia cầm. Tuy dịch cúm gia cầm xẩy ra trên

diện rộng nhưng trên địa bàn xã không bị ảnh hưởng do xã thuộc vùng sâu, vùng xa và quy mô nuôi nhỏ lẻ theo hộ gia đình.

Bảng 10: Tình Hình Chăn Nuôi Của Xã Cư Ewi Năm 2004.

Vật nuôi Trâu bò Dê Heo Gia cầm Tổng (con) 3500 6200 18000 29000

Nguồn: UBNNxã.

2.2.4. Cơ sở hạ tang.

2.2.4.1. Giao thông vận tai, thông tin liên lạc, điện nước.

+ Giao thông vận tải: Toàn xã có 50 km đường liên xã, 60 km đường liên thôn nhưng chủ yếu là đường cấp phối, toàn xã có 5 cây cầu trong đó có 2 cầu mới xây trị giá 120 triệu đồng. Hang năm xã vận động nhân dân đóng góp tién, công lao động để tu sửa, nâng cấp, làm mới đường liên thôn, liên xã.

+ Thông tin liên lạc: Toàn xa có 135 hộ lắp đặt máy điện thoại (chiếm 3,9%), một bưu điện văn hoá nằm cạnh UBNN xã. Đại đa số các hộ đều có phương tiện truyền thanh, truyền hình. Hệ thống truyền thanh công cộng của xã được lắp đặt đến tất cả các thôn.

+ Điện nước:

- Điện: Đến nay toàn xã có 26/26 thôn đã có điện sinh hoạt và san xuất.

Trong đó 98,6% số hộ đã có điện còn 1,4% chưa có điện do những hộ này ở xa vùng dân cư và không có kinh phí mắc.

- Nước sinh hoạt: 100% số hộ sử dụng nứơc giếng đào. Nhưng năm 2004 do han hán keo dài cho nên khoảng 30%số hộ thiếu nước sinh hoạt và phai đi xin các

hộ khác.

- Nước sản xuất: Chủ yếu là nguồn nước tự nhiên ao, hồ, suối và các đập chứa. Năm 2004 mùa mưa kết thúc sớm nắng hạn kéo dai vào cuối năm đã làm cho nguồn nước tưới cạn kiệt, hàng trăm ha lúa, bắp cháy khô, hàng trăm ha cà phê thiếu nước tưới. Hiện nay 5/6 đập chứa nước của xã đã cạn kiệt bên cạnh đó nguồn nước ngầm cũng cạn kiện. Đứng trước tình hình đó xã đã đầu tư 250 triệu để tu sửa lại đập chứa, bê tông hoá hệ thống kênh mương.

3.2.4.2. Văn hoá, giáo dục, y tế.

+ Văn hoá: Xã thường xuyên tổ chức hoạt động văn hoá văn nghệ, thể dục thể thao để chào mừng các ngày lễ lớn trong năm. 23/26 thôn có đội bóng đá, bóng chuyển và xã thường xuyên tổ chức các giải bóng đá, bóng chuyền liên thôn để thắt chặt tình đoàn kết của nhân dân trong xã.

+ Giáo dục: Năm học 2003-2004 toàn xã có 11 trường học tổng số học sinh

6681 học sinh ,với 318 giáo viên, 181 phòng học trong đó:

- Khối mẫu giáo có 03 trường với 1129 cháu, 33 phòng học, 38 giáo viên.

- Khối tiểu học có 05 trường, 3265 học sinh, 112 phòng học va 160 giáo viên.

- Khối trung học cơ sở có 03 trường, 2287 học sinh, 68 phòng học và 120

giáo viên.

- Khối trung học phổ thông có 603 học sinh, số học sinh THPT ít là do trường THPT không nằm trên địa ban xã, học sinh phải đi học xa, điều kiện kinh tế của nhiều gia đình gặp khó khăn.

- Kết quả năm học vừa qua: Tốt nghiệp khối trung học cơ sở đạt 78,3%, khối tiểu học đạt 99,07%.

- Ngoài ra xã còn có khoảng 356 sinh viên đang theo học tại các trường

trung học chuyên nghiệp, cao đẳng, đại học cụ thể như sau:

Bảng 11: Tình Hình Giáo Dục Của Xã Năm 2003-2004

Trường Số lượng (người) Ty trọng (%) Mau gido 1129 14,80 Tiéu hoc 3265 42,80

Trung hoc co sé 2287 29,90

Trung học phổ thông 603 7,90

Trung học chuyên nghiệp 143 1,90

Cao đẳng 85 1,10

Dai hoc 128 1,60

Téng 7640 100,00 Nguồn: UBND xã.

+ Y tế, kế hoạch hoá gia đình.

Xã có 2 trạm y tế gồm 12 giường bệnh, 10 cán bộ chuyên môn trong đó có 2 bác sỹ, 4 y sỹ, 2 điều dưỡng và 2 hộ sinh.

- Công tác y tế năm 2004: Về phòng chống sốt rét trạm y tế đã tẩm màn cho 2407 hộ với 26192 cái điều trị sốt rét cho 52 trường hợp. Về bệnh lao đã điều trị 11 ca phát hiện mới 7 ca. Về tiêm chủng đã tiêm phòng viêm gan B cho trẻ 1 tuổi mũi 3 cho 221/230 cháu đạt 96,1%, tiêm phòng uốn ván cho phụ nữ mang thai

là 122/127 trường hợp đạt 88,9%.

Về công tác khám chữa bệnh và cấp thuốc tại trạm y tế dam bảo trực 24/24 giờ, khám cấp thuốc miến phí cho 14728/11835 người đạt 124,5%, điều trị nội trú 369 bệnh nhân = 1907 ngày đạt 176,5% công suất giường bệnh.

- Về dân số kế hoạch hoá gia đình. Khám phụ khoa 1800/1646 lượt chị em đạt 126% kế hoạch, điều trị phụ khoa 1359/1400 người đạt 95% kế hoạch, khám thai lần 1 cho 486/486 người đạt 100% kế hoạch, đặt vòng cho 141/140 người dat

100,7% kế hoạch, đình san 26/26 người đạt 100%.

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Kinh tế nông lâm: Thực trạng và một số đề xuất nhằm hỗ trợ sản xuất cà phê cho nông hộ tại xã Cư Ewy huyện Krông Ana - tỉnh Đắk Lắk (Trang 33 - 42)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(103 trang)