Đánh giá kết quả thử nghiệm

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy thuật giải cho học sinh THPT thông qua dạy giải bài toán hình học bằng phương pháp vecto (Trang 77 - 79)

7. Cấu trúc của khóa luận

3.3.3.Đánh giá kết quả thử nghiệm

a. Về phương pháp

Với hình thức dạy giải các bài toán theo chuyên đề theo định hướng bồi dưỡng và phát triển tư duy thuật giải là cơ hội tốt cho học sinh phát huy được khả năng tự học tự nghiên cứu. Nếu rèn luyện cho học sinh có phương pháp kỹ năng, thói quen tự học, kết hợp với rèn luyện phát triển tư duy thuật giải thông qua việc dạy giải bài tập theo các hoạt động vào việc xây dựng các quy trình thuật giải sẽ tạo điều kiện cho các em hứng thú, say mê học tập bởi các em nắm được bản chất của vấn đề cũng như biết tự giải quyết vấn đề.

Tuy nhiên trong quá trình hướng dẫn học sinh giải toán theo định hướng bồi dưỡng và phát triển tư duy thuật giải cũng nên đưa ra những trường hợp đặc biệt để hướng học sinh có những suy nghĩ sáng tạo, không bị gò ép bởi cách giải theo hướng các bước quen thuộc mà sẽ tìm ra cách giải khác nhanh hơn trong những trường hợp riêng.

Cần xây dựng hệ thống bài toán giải theo các cấp độ khác nhau từ dễ đến khó để giúp đối tượng học sinh khá giỏi có niềm đam mê, tìm tòi và khám phá những vấn đề nảy sinh phức tạp hơn.

b. Về khả năng lĩnh hội

Với việc ra nội dung bài tập theo hệ thống bài tập từ trước, các em đã có ý thức chuẩn bị những nội dung kiến thức cần thiết để phục vụ cho việc giải toán.

Người giáo viên vừa kết hợp hướng dẫn, minh họa, gợi mở đã giúp học sinh sớm nhận ra được quy trình giải các bài toán cùng loại tránh hiện tượng giải theo máy móc, mẹo vặt.

c. Về kết quả thử nghiệm

- Khả năng thực hiện bài tập kiểm tra sau thử nghiệm của nhóm TN đã có sự khác biệt so với nhóm ĐC, thể hiện:

+ Tỷ lệ % điểm giỏi của nhóm thử nghiệm là 17,9%. (Tăng 10,2% so với nhóm đối chứng)

+ Tỷ lệ % điểm khá của nhóm thử nghiệm là 46,2%. (Tăng 15,4% so với nhóm đối chứng)

+ Tỷ lệ % điểm trung bình của nhóm thử nghiệm là 25,6%. (Giảm 18% so với nhóm đối chứng)

+ Tỷ lệ % điểm yếu của nhóm thử nghiệm là 10,3%. (Giảm 7,6% so với nhóm đối chứng)

Nhìn vào bảng số liệu ta thấy số học sinh thực hiện bài tập kiểm tra chính xác và đầy đủ ở nhóm TN chiếm tỉ lệ phần trăm lớn hơn. Qua đó ta thấy việc sử dụng một số biện pháp và giáo án giảng dạy đề xuất trong đề tài có tính khả quan.

Như vậy, ta thấy được khả năng nắm bắt kiến thức và vận dụng kiến thức, kỹ năng của học sinh vào việc giải quyết các bài toán đạt hiệu quả cao hơn. Qua đó thấy được tính khả thi của đề tài.

d. Kết luận về bài kiểm tra

Những nhận xét rút ra qua bài kiểm tra lớp thử nghiệm

- Phần trắc nghiệm khách quan hầu hết các em học sinh làm được.

- Phần tự luận: g Câu 1: Đại đa số các em giải được bài toán này, tuy nhiên

lập luận nhiều chỗ còn lúng túng chưa rõ ràng. Điều đó cho thấy học sinh đã nắm được cách giải bài toán theo thuật giải nhưng vận dụng chưa linh hoạt.

g Câu 2: Chỉ có ít học sinh làm được phần này, nguyên nhân

do vẫn còn một số hạn chế là học sinh vận dụng quy trình thuật giải chưa được linh hoạt và nhuần nhuyễn.

Ở lớp đối chứng: Do các ví dụ luyện tập chưa đa dạng nên khi gặp những tình huống mới học sinh thường lúng túng và rất khó tìm ra hướng giải quyết cho những bài toán đòi hỏi tư duy biến đổi phức tạp nên kết quả vẫn còn hạn chế.

e. Nhận xét

Kết quả thống kê ở bảng cho ta thấy số học sinh lớp thực nghiệm làm bài kiểm tra tốt hơn hẳn học sinh lớp đối chứng. Sự hơn hẳn đó là hợp lý vì những lý do sau:

+ Thứ nhất: Nội dung bài kiểm tra phản ánh đầy đủ các yêu cầu dạy học theo quy định của chương trình.

+ Thứ hai: Các bài toán được xây dựng quy trình tựa thuật giải từ đó góp phần phát triển và bồi dưỡng tư duy thuật giải cho học sinh.

+ Thứ ba: Học sinh làm quen với nhiều dạng bài tập giải bằng phương pháp vectơ. Việc làm quen với các dạng bài tập được xây dựng có hệ thống ở Chương II Không hề làm giảm kỹ năng giải toán mà trái lại củng cố, phát triển, bồi dưỡng tư duy thuật giải cho học sinh và các yếu tố của tư duy thuật giải.

+ Thứ tư: Bên cạnh thực hiện các yêu cầu toán học, học sinh lớp thực nghiệm còn được khuyến khích phát triển và đặc biệt được bồi dưỡng các yếu tố của tư duy thuật giải. Học sinh được học giải toán theo quy trình hợp lý,...

Một phần của tài liệu Bồi dưỡng tư duy thuật giải cho học sinh THPT thông qua dạy giải bài toán hình học bằng phương pháp vecto (Trang 77 - 79)