So với vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thì điều kiện tự nhiên, lich sử khai thác lãnh thổ cũng như thành phần dân
tộc sinh sống trên lãnh thổ có sự khác biệt giữa các vùng. Vì vậy, sự khác biệt về địa danh giữa các vùng cũng có sự khác biệt.
Nhưng để so sánh sự khác biệt về địa danh giữa các vùng với nhau,
em chỉ tập trung so sánh ở ba mảng địa danh lớn, đó là địa danh tự
nhiên, địa danh hành chính và địa danh chỉ các công trình xây dựng
giữa các vùng với nhau.
§.3.1. Vé địa danh tự nhiên.
Qua kết quả thống kê và phan loại địa danh vùng Duyên Hải
Nam Trung Bộ, chúng ta có thể dé dàng nhận thấy địa danh tự
nhiên của vùng có một số khác biệt so với vùng Đông Nam Bộ và
vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long thể hiện ở số lượng địa danh
mang tên đảo (80 địa danh), địa danh mang tên bãi (54 địa danh), địa danh mang tên hòn(78 địa danh),địa danh mang tên đèo (15
địa danh)... “Trong khi đó, những địa danh mang tên đảo, bãi,
hòn đèo ở vùng DNB va ĐBSCL lại chiếm số lượng rất ít như
theo thống kê của Nguyễn Công Triểu (khóa luận tốt nghiệp — Bước đầu tìm hiểu đanh vùng Đông Nam Bộ) đã thống kê địa
danh mang tên bãi ở vùng DNB chỉ c615 địa danh..Nguyén nhân
của sự khác biệt này là vùng DHNTB có hình dáng lãnh thổ kéo dai,cé một mặt gíap biển với đường bờ biển kéo dài, lại có nhiều đảo và quần đảo chạy dọc theo bờ biển do đó,số lượng địa danh mang tên đảo, bãi , hòn..của vùng DHNTB nhiều hơn so với vùng
PNB và vùng ĐBSCL.
Trong khi đó,các địa danh mang tên dòng chảy ở vùng
Duyên Hải Nam Trung Bộ lại không phong phu“ như vùng Đông
Nam Bộ và đặc biệt là vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long. Chúng ta có thể dé dang nhận thấy do đặc điểm tự nhiên của vùng ĐBSCL là vùng đồng bằng rộng lớn nằm ở hạ lưu sông Mê Kông
, với đặc trưng của vùng sông nước, nhiều kênh rạch .Vì vậy, số
lượng địa danh mang tên dòng chảy ở vùng ĐBSCL rất phong
phú (nhiều nhất nước). với những từ chỉ tên dòng chảy đặc trưng
COOOL: 9g 060 đc... '/ỷ }2ỷ U69 6944904640024, 04 MM
SVTH: Nguyễn Duy Hồng 63
GVHD: Thạc sỹ Tran Văn Thành Khoá luận tốt nghiệp
ee ee
chất Nam Bộ mà chúng ta thấy it phổ biến ở các vùng khác như : kinh, rạch, ..Ngoài ra,ở vùng ĐBSCL chúng ta thấy cơ một số từ chỉ tên các dạng địa hình như: “Bưng”(Bưng Trôm), “Giéng”
(Giéng Trôm), “Lung” (Lung Bông), “Trap” (Trip Ring Rình),
“Vam"(Vam Cé)..hdu như không thấy gặp ở vùng Duyên Hải
Nam Trung Bộ mà chỉ phổ biến ở vùng Đông Nam Bộ và vùng Đồng Bằng Sông Cửu Long.
§.3.2.Vé địa danh hành chính.
Đặc điểm khác biệt vé địa danh hành chính giữa vùng
Duyên Hải Nam Trung Bộ so với vùng Đông Nam Bộ và vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long thể hiện ở chỗ :
Về số lượng địa danh mang tên xã, phường, thị trấn trực thuộc quận, huyện ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ (858 địa
danh), ít hơn vùng Đông Nam Bộ (926 địa danh, theo thống kê
của Nguyễn Công Triều). Trong đó, một số địa danh mang tên từ chung với số lượng địa danh tương đối nhiều (trên 10 địa danh)ở
vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ như “Tam ”(Tam Kỳ) “Cam”
(Cẩm Lệ), “Đại ”(Đại Lộc), “Điện” (Điện Bàn), “Duy ”(Duy
Xuyên), “Trà "(Trà Bồng), “Quế "(Qué Sơn), “Cam”(Cam Ranh),
*Diên "(Diên Khánh), “Nghĩa "(Nghĩa Trung), “Tịnh” (Tịnh
Sơn), “Vinh” (Vinh Trinh), “Vạn” (Vạn Gia), “Phước ”(Phước
Tường), “Tiên "(Tiên Phước), “Lão ”(An Lão) ...chúng ta thấy rất Ít gặp ở vùng Dong Nam Bộ và ở vùng Đồng Bằng Sông Cửu
Long.
5.3.3.Vé địa danh chỉ các công trình xây dựng:
Địa danh chỉ tên các công trình xây dựng ở vùng Duyên Hải Nam
Trung Bộ có một số đặc điểm khác so với vùng Đông Nam Bộ và vùng
Đồng Bằng Sông Cửu Long :
Về địa danh mang tên cau thì số lương địa danhở vùng DHNTB ít hơn so với vùng Đồng Bằng Sông Cui Long .Trong đó,đặc biệt làhệ thống cầu khỉ ở vùng ĐBSCL chúng ta hiếm thấy gặp ở vùng Duyên
Hải Nam Trung Bộ.
Về tên đường, ngoài các tuyến đường chính như quốc lộ 1A, tuyến đường sắt Bắc — Nam, đường tỉnh lộ. chúng ta thấy địa danh mang tên
đường (trong đó kể cả các địa danh chỉ đường mang tên người, là
“..“. . . ư kg kg g .. th gu g U16 6 00090049046 00200/0004494004010/0444204949400#24e491#e49e9049e9e00494e 42244 sgeeuereedrga
SVTH: Nguyễn Duy Hồng 64
GVHD: Thạc sỹ Trần Văn Thành Khoá luận tốt nghiệp
.ỷˆ._.__._."“ /Ä/ÍýẰỡẽÄ íẽÄẰ ee m 440044 e ... ..
những nhân vật có những cống hiến cho dân tộc và kể cả những địa danh , những sự kiện lịch sử được lấy ở vùng khác để đặt tên cho đường
của vùng như: Hai Bà Trưng - đường Hai Bà Trưng , Xô Viết Nghệ Tĩnh - đường Xô Viết Nghệ Tĩnh) ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ
(394 địa danh) ít hơn so với vùng Đông Nam Bộ (540 địa danh). Lý do
các chum đô thị ở vùng Đông Nam Bộ phát triển rất nhanh cả về quy
mô và số lượng trong đó, TP.Hồ CHi Minh là thành phố lớn nhất nước.
Trong khi đó hệ thống đô thị ở vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ tương
đối nhiều nhưng quy mộ không lớn, các tuyến đường nội thị rất ít.
Về tên khu công nghiệp, khu chế xuất: vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ chỉ có 8 địa danh, trong khi đó vùng Đông Nam Bộ có đến 53
địa danh ( nhiều nhất cả nước).
Ngoài ra một số công trình xây dựng khác như: nhà xường, nhà
máy, khu chung cư... . ở vùng Đông Nam Bộ cũng nhiều hơn so với
vùng Duyên Hải Nam Trung Bộ do vùng này có cơ sở hạ tầng phát triển hơn cả về quy mô lẫn chất lượng.
'M.L..._._.._._.._.. ..._._._.__ _..._. _.._. ...._.._...
SVTH: Nguyễn Duy Hồng 65
GVHD: Thạc sỹ Tran Văn Thành Khoá luận tốt nghiệpSPL OPAEOLEELREEBBELEABELLBLLELLLELRLLER LEBLLBRLLLLLLLER 0070070000 4070/7 0273 BLE ME
CHUONG 6