Hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Bình Dương (2005

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Bình Dương (1997-2010) (Trang 97 - 108)

CUA BÌNH DƯƠNG GIAI ĐOẠN(2005- 2010)

3.2. Hoạt động thu hút vốn đầu tư nước ngoài ở Bình Dương (2005

~2010)

3.2.1. Tiếp tục đẩy mạnh công tác xây dựng cơ bản

3.2.1.1. Giai đoạn 2005 - 2010, tỉnh đã đề ra những kế hoạch phát triển hệ thống hạ tang kĩ thuật một cách cụ thé:

Phát triển hệ thống cơ sở hạ tang giao thông nói liền các khu đô thị. khu dân cư, vùng kinh tế, thỏa man nhu cầu giao thông trên địa bàn tinh va vùng kinh tế trọng

điểm phía Nam.

Cung cấp nước sinh hoạt đô thị: 205.800m'/ngay; nước sinh hoạt nông thôn 30.000m’/ngay, công nghiệp 150.000m’/ngay.

Cung cap điện năng đạt 4.500 triệu kWh/năm

Cáp quang hóa trên 90% mạng truyền dẫn nội tỉnh

Đạt 54 bưu cục và 76 điểm bưu điện văn hóa xã.

3.2.1.2. KẾ hoạch thực hiện:

Vẻ giao thông: Tập trung đầu tư đường Mỹ Phước - Tân Vạn, quốc lộ 13, ĐT 744, DT 741, cầu Thủ Biên, Cầu Phú Long, đường vành đai 3, 4,5, tuyến đường N2...

từng bước đầu tư đồng bộ các đường trong khu công nghiệp. cụm công nghiệp và các

khu đồ thị cũ va mới.

Nâng cấp hệ thỏng trục đường chính của tỉnh nỗi với đầu mdi giao thong của vùng, tạo hệ thống giao thông thuận lợi kết nối tỉnh với vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Mở rộng và xây dựng các tuyến đường liên huyện. các khu công nghiệp va khu Sinh viên thực hiện: Lẻ Thị Phượng Trang:97

Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thay Lẻ Van Dat

dan cư tập trung. Dam bảo giao thông thông suốt giữa nông thon, vùng nguyền liệu với

các khu sản xuất công nghiệp va giữa các huyện trong tỉnh. Tăng tỷ lệ bẻ tông hóa,

nhựa hóa hệ thong đường trong phạm vi toan tỉnh.

Đường thủy: Nao vét luồng rạch sông Sài Gòn. sông Đồng Nai và sông Thị Tỉnh.

phục vụ vận tải, cải tạo bờ sông phục vụ du lịch và dân sinh, nâng cap và xảy dựng hệ thông cảng An Sơn, cảng Thanh Phước, Cảng An Tay, cảng Dau Tiếng...

Cấp điện: Dau tư mới. mở rộng và nâng cấp công suất trạm nguồn đáp ứng nhu cầu sử dụng của tinh. Tập trung đầu tư lưới điện trong khu liên hợp, các khu công nghiệp. cải tạo lưới điện các huyện, từng bước nâng cao tiêu chuẩn và chất lượng điện.

đảm bảo mục tiêu cắp điện cho sản xuất va tiêu dùng. Phin đấu tới năm 2010 tổng

công suất đạt 2.500MVA. điện thương phẩm hang năm tăng bình quân 30%. Giải quyết cơ bản các hộ dân trong địa ban tinh đều dùng lưới điện quốc gia va các hinh

thức cung cấp điện nang khác.

Cap thoát nước: Mở rộng các nhà máy nước hiện có. triển khai nới các dự án khai thác nước mặt dé phục vụ cho nhu cầu sản xuất và tiêu ding. Chú trọng đầu tư nâng ty lệ cấp nước sạch ở nông thôn. Mục tiêu đến năm 2010 là đảm bảo cấp nước

đáp ứng nhu cau sản xuất, các khu công nghiệp và đô thị, 98% dân số được cung cấp

nước sạch. Hoàn chỉnh hệ thống thoát nước suối Giữa, suối Chợ, các khu đô thị, khu công nghiệp. kiểm tra, giám sát chặt chẽ tiến độ đầu tư xây dựng các nhà máy xử lý

nước thải theo quy hoạch va dự án được đuyệt tại các khu công nghiệp.

Các khu đô thị tập trung và các khu công nghiệp phải có quy hoạch hệ thống

thoát nước vả vệ sinh môi trường ở khu vực phía nam Bình Dương đã được phê duyệt,

ở các khu đô thị, khu dan cu...

Bưu chính viễn thông: Phát triển các khu dịch vụ đồng bộ. hiện đại. đa dạng đạt tiêu chuẩn ngang tầm với các quốc gia đang phát triển trong khu vực. nghiên cứu ứng dụng dịch vụ mới, đa dạng hỏa các sản phẩm nhưng phải đảm bảo việc thông suốt mạng lưới thông tin liên lạc trên địa bản tỉnh. Xây dựng mạng lưới điểm bưu điện văn

hóa xã tiền tiền, có bán kinh phục vụ ngày cảng giảm. đến năm 2010 phan dau dat tỷ lệ

42 máy điện thoại/ 00 dan.

Sinh viên thực hiện: Lẻ Thị Phượng Trang:98

Khóa luận tốt nghiệp Giang viên hướng dẫn: Thay Lê Văn Đạt

Trên cơ sở những mục tiêu và kế hoạch đã đề ra, tình đã di vào thực hiện và thu

được những thành quả khả quan trong công tác xây dựng cơ sở hạ tang, vật chất kĩ

thuật phục vụ cho nhu cầu phát triển kinh tế - xã hội ngày càng cao của tỉnh.

Trong năm 2007, Thị xã Thủ Dầu Một sẽ triển khai thi công 98 dự án đầu tư cơ sở hạ tầng với số von hơn 132 tỷ đồng. 8 tháng qua, khối lượng thực hiện các công

trình lả 97 ty đồng đạt 73% kế hoach/ năm.

Ngoải việc ưu tiên đầu tư từ ngân sách tỉnh đã vận dụng cơ chế thu hút các doanh nghiệp tham gia đầu tư nhiều công trình kết cấu hạ tang đáp ứng nhu cau phát triển kinh tế - xã hội khá nhanh của tỉnh.

Về giao thông: các công trình giao thông chủ yếu của tỉnh, giao thông bên trong các khu công nghiệp, khu đô thị được chú trọng dau tư trở thanh một mạng lưới giao thông kết nối các vùng trong tỉnh cũng như trong vùng kinh tế trọng điểm phía Nam.

Trong phong trào giao thông nông thôn, chỉnh trang đô thị các xã, phường. thị tran được nhân dân tích cực tham gia góp phần phát triển giao thông trên địa bản tỉnh.

Về cấp nước: tinh đã đầu tư xây dựng 15 nhà máy nước, đưa vao sử đụng 3 công trình cấp nước mới; nâng tổng công suất cấp nước toản tỉnh lên 267.800 m3/ngày đêm;

95,5% dan số thành thị được sử dụng nước sạch.

Về cắp điện: Đã đầu tư cải tạo, xây đựng mới nhằm tang công suất, nâng cao chất

lượng cung cấp điện phục vụ sản xuất và tiêu dùng. Tổng công suất trạm nguồn năm 2010 là 2.518 MVA gap 1,9 lần năm 2005; 100% xã, ấp, có điện.

Về quy hoạch, xây dựng đô thị:Trên cơ sở chương trình phát triển đô thị tới năm

2020 của Ban thường vụ tinh ủy, UBND tinh đã phê duyệt quy hoạch xây dựng vùng,

quy hoạch xây dựng đô thị Thuận An và Dĩ Án, quy hoạch chỉ tiết 1/500 khu đô thị mới trong khu liên hợp công nghiệp — dịch vụ và đô thị Bình Dương; đồng thời chỉ đạo tập trung hoàn thành, thâm định, phê duyệt trung tâm các xã. Đến nay, tỷ lệ đô thị hóa

toàn tỉnh ước tính tới 45%.

Toàn tỉnh hiện có 112 dy án đầu tư khu dân cư, nhà ở thương mại với tong diện

tích là 6.253 ha: trong đó có 28 dự án đã hoàn chỉnh. 38 dự án dang xây dung hạ tang

cơ sở và 46 dự án đang trong quá trình giải tỏa. đền bù. Các doanh nghiệp va hộ gia đình đã cho xây dựng 575000 m? nhà ở dé phục vụ cho trên 143000 công nhân va gần 42000 m? nhà ở phục vụ cho 6000 sinh viên [61, tr 11].

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phượng Trang:99

Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Lê Văn Đạt

~~ Về xây dựng khu công nghiệp: ngoài 15 khu cong nghiệp tập trung được xây

đựng trước đây, tinh đã hát triển thêm 13 khu công nghiệp, nâng tong diện tích các khu công nghiệp tập trung lên 8.751 ha (gap 2,7 lần năm 2005). Hiện đã có 24 khu đã đi vào hoạt động với trên 1200 doanh nghiệp đang sản xuất kinh doanh (gấp 1,8 lần

2005); tỷ lệ cho thuê dat bình quân đạt 60%. Đã hình thanh 8 cụm công nghiệp (tong điện tích gần 600ha). trong đó 3 cụm đã lap kin diện tích, 5 cum đang tiếp tục dén bi,

giải tỏa. khu liên hợp công nghiệp - dịch vụ đô thị Binh Dương đã hoan thành cơ bản

công tác giải phỏng mặt bằng, xây dựng các công trình tạo lực và các khu tái định cư

theo quy hoạch; có 6 khu công nghiệp đã đi vảo hoạt động và đang thu hút các dự án

đầu tư. Khu đô thị mới được phê duyệt quy hoạch chỉ tiết 1/500; hoản thành thi tuyển

phương án thiết kẻ, kiến trúc khu trung tâm chính trị - hành chính và đang tập trung đầu tư.

Năm 2010, tinh đã huy động được nhiều nguồn von tập trung đầu tư phát triển hạ ting kinh tế - xã hội của địa phương. khối lượng hoàn thành va giá trị giải ngân vến đầu tư xây dựng cơ bản do tỉnh và các huyện, thị quản lý đều đạt cao so với kế hoạch đề ra. Trong năm đã khởi công nhiều dự án trọng điểm. trong đó có 291 công trình hoàn thành đưa vào sử dụng, góp phan quan trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

Trong năm 2010, tổng giá trị cắp phát là 3.016 tỷ 753 triệu đồng, đạt 99,6% kế

hoạch điều hòa vốn năm 2010 và đạt 104% so với Nghị quyết HĐND tinh giao. Trong đó, giá trị cắp phát do tinh quản ly la 1.060 tỷ 163 triệu đồng; huyện, thị quản lý 1.965

tỷ 590 triệu đồng; giá trị khỏi lượng nghiệm thu vốn tỉnh quản lý là 991 tỷ 726 triệu đồng (đạt 92,8% kế hoạch), giá trị khối lượng nghiệm thu von huyện thị quản lý là 1.779 tỷ 882 triệu đồng (đạt 90,7% kế hoạch), giải ngân vốn ODA và vốn đối ứng là 129 tỷ 389 triệu đồng. Giá trị cấp phát vốn ngân sách huyện, thị, xã, phường đầu tư (ngoài chỉ tiêu kế hoạch tỉnh giao) đạt 380 tỷ 783 triệu đồng; giá trị khối lượng nghiệm

thu đạt 308 tỷ 395 triệu đông, đạt 87,9%...

Tinh đã phân bo vốn đẻ thực hiện các dự án hạ tang kinh tế, văn hóa — xã hội:

thực hiện chương trình mục tiêu quốc gia: thanh quyết toán các công trình hoàn thành có giá trị từ $00 triệu đồng trở xuống.

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phượng Trang: 100

Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thay Lẻ Van Dat

3.2.2. Công tác xây dựng hệ thông dịch vụ và đào tạo nguôn nhân

lực

Bình Dương đà liên tục phát triển các chính sách nhằm thu hút đầu tư nước ngoài. Dé tiếp tục hap dẫn nguồn FDI trong thời gian tới. Bình Dương đang tập trung

hoàn thiện dich vụ đi kèm, đầu tư nâng cao nguồn nhân lực, mớ rộng giao thông kết

nối...

Trong giai đoạn 2005 - 2010, các ngành dịch vụ như, bưu chính viễn thông, tài chính. ngân hàng. công nghệ thông tin, cấp điện. nước, vận tải chuyên dùng. thương

mại, du lịch...được tinh chú trọng phát triển mạnh, đa dang với nhiều thanh phân kinh

tế tham gia, đóng góp tích cực vào sự phát triển kinh tế của tỉnh.

Nhiéu siêu thị, trung tâm thương mại quy mô lớn và chợ nông thôn được các

thanh phần kinh tế đầu tư xây dựng đã góp phan thúc day thương mại phát triển. tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dich vụ trong giai đoạn này tăng 32,8% gap 4 lan

năm 2005.

Toàn tỉnh hiện có 35 ngân hang thương mại cố phần vả thương mại Nha nước, 4 ngân hàng liên doanh, | ngân hàng 100% vốn nước ngoải, 11 quỹ tn! dụng, 84 phòng giao dịch và 3 chi nhánh ngân hang. Tinh đã lắp đặt 520 máy ATM phục vụ cho nhu cau rút, gửi tiễn, thanh toán các dich vy va trả lương bằng tài khoản thẻ.

Bưu chính viễn thông của tỉnh không ngừng phát triển. việc sử dụng công nghệ thông tin đã phổ biến trong phạm vi toàn tinh. Đã kết nỗi mạng thông suất từ tinh đến các xã; 100% cơ quan nha nước va các đơn vị sự nghiệp có kết nói Internet. Việc cung

cấp một số dịch vụ anh chính công qua mạng Internet phục vụ nhân dân, doanh nghiệp

cỏ tiến bộ. việc ứng dụng công nghệ thông tin trong các doanh nghiệp phát triển nhanh, đến nay có trên 600 doanh nghiệp tham gia thương mại điện tử, giới thiệu sản phẩm và một số san giao dịch trên mạng.

Nền tảng để thu hút FDI của Bình Dương chính là chú trọng phát triển tốt các KCN lam đòn bẩy để hấp dẫn. Số lượng các KCN hiện nay lên 28 khu với tông diện

tích lên đến 8.751 ha (gap 2.7 lan năm 2005). Hiện có 24 KCN đã đi vào hoạt động.

Dưới góc nhin của nha dau tư thi hạ tang các KCN của tinh tốt, được quy hoạch đồng bộ, điểu này thích hợp dé DN phát huy hiệu quả trong dau tư. Điểm quan trọng nữa ma

Sinh viên thực hiện: Lẻ Thị Phượng Trang: 101

Khóa luận tốt nghiệp Giảng viên hướng dẫn: Thầy Lê Văn Đạt

nhà dau tư quan tâm là công tác chuẩn bị nguôn nhân lực đề ho trợ cho DN ma Binh

Dương đã làm, nhất là việc chủ đầu tư liên kết, hợp tác với các trường dao tạo đẻ chuân bị nguồn lực có trình 46, có thé đáp ứng cho các ngành hang thiên vé công nghệ

cao, sức cạnh tranh mạnh mà các DN lớn đỏi hỏi

Cùng với những van dé trên, Bình Dương còn được biết đến vẻ chính sách đối

với người lao động. Nhận thức vai trò quan trọng của lực lượng lao động nên các nhà

đầu tư hạ tầng KCN đã chú trọng xây dựng các công trình phục vụ cộng đồng như nhà ở tập thẻ, khu vui chơi giải trí, bệnh viện, trường học... cùng với việc thực hiện nhiều

chính sách đãi ngộ, chăm lo đời sống vật chất, tỉnh thần cho công nhân lao động.

Chính điều nay đã giúp người lao động thực sự được “an cư, lập nghiệp” khí đến làm việc tại Bình Dương. Đây cũng chính là nguồn nhân lực quan trọng quyết định đến sự thành công cho thu hút FDI, tạo sự hấp dẫn cho các nha đầu tư vào sản xuất kinh doanh. Nói như ông Kang Myoung Jun - Giám đốc Công ty TNHH DJV “Ngoài hạ

tang tốt, các dich vụ đi kèm như nhà ở công nhân, làng chuyên gia, các khu đô thị...

bên cạnh các KCN là cực ky quan trọng. Vấn dé này sẽ còn làm cho nha đầu tư an tim hơn khi chọn lựa và quyết định đầu tư”.

Binh đương đang là tỉnh thu hút được đông đảo lao động từ các tinh thảnh khác

trong cả nước, làm cho nguồn lao động của tỉnh ngày càng déi dao hơn. Tuy nhiên trong xu thế phát triển mới thì các nhà doanh nghiệp nước ngoài không chỉ đòi hỏi ở

đây đội ngũ lao động đông đảo mà các doanh nghiệp nước ngoải ngày cảng doi hỏi

hơn nữa về lực lượng lao động có chất lượng cao hay nói cách khác là lực lượng lao động có tay nghé, kĩ thuật cao. Trước đây, toàn tỉnh có 2 trường day nghề, 9 trung tâm dạy nghề do tỉnh quan lý; 2 trường vả | trung tâm do trung ương quản lý, và 13 cơ sở tư nhân có chức năng dao tạo nghẻ. Hàng năm dao tạo 14.000 — 15.000 người trong đó có 1,500 học sinh đài hạn. tuy nhiên các trường của tỉnh chưa đáp ứng đủ nhu cầu đào tạo cả vẻ số lượng va chất lượng. các khu công nghiệp phan nhiều sử dụng kĩ thuật tir thành phó Hỗ Chi Minh. Chính vi lẽ đó ma tinh đã chủ trương cho ra đời han trung tâm day nghé, dạy tiếng nước ngoài.. ngay trong khu công nghiệp nhằm đáp ứng lượng lao động qua dao tạo trực tiếp cho các công ty như trung tâm đào tạo kĩ thuật

Việt Nam — Singapore là trung tâm liên kết giữa Bình Dương và Singapore nhằm cung

cấp lực lượng lao động có tay nghẻ, kĩ thuật cao cho khu công nghiệp Việt Nam - Sinh viên thực hiện: Lẻ Thị Phượng Trang:102

Khóa luận tốt nghiệp Giang viên hướng dẫn: Thay Lê Văn Đạt

Singapore và các khu công nghiệp khác, hoặc cử người lao động sang nước ngoài học

tập. ngoài ra còn có sự ra đời của các trung tâm ngoại ngữ như: trường ngoại ngữ Việt

Mỹ, trung tâm ngoại ngữ Anh - Mỹ, Cambridge; trường ngoại ngữ - tin học quốc tế hội A - Mỹ (có vốn đầu tư của Singapore), trường ngoại ngữ quốc tế New

Zealand. ..cũng qua hình thức hợp tác đầu tư, người lao động được đảo tạo nâng cao tay nghé, tiếp thu kỹ năng, công nghệ, kinh nghiệm quản lý tiên tiến, tác phong công

nghiệp và thích ứng nhanh với cơ chế thị trường. đặc biệt là dự án xây dựng trường

Đại học Quốc tế Miễn Đông (DHQTMD) được xem là điểm nhắn hết sức quan trọng

trong việc cung cấp nguồn nhân lực chất lượng cao của vùng kinh tế trọng điểm phía Nam. Trường được xem là đi tiên phong trong việc gắn kết đào tạo với thực tiễn, phục

vụ cho tiến trình công nghiệp hoá, hiện đại hoá của dat nước.

Trường ĐHQTMĐ có tổng vốn dau tư 1.700 tỷ đồng do Becamex IDC làm chủ đầu tư được khởi công vào tháng 8-2009. Tuy chi trong thời gian ngắn nhưng với quyết tâm của chủ đầu tư, tiến độ thi công khá nhanh và đến nay bỏng dáng của một

ngôi trường hiện đại đã hình thành. Theo Becamex IDC, trường DHQTMD sẽ đào tạo

nhiều ngành nghề như điện - điện tử. công nghệ thông tin, cơ khí. kinh tế quản trị, môi

trường. kỹ thuật chế biến, điều dưỡng y - dược và các ngành nghề khác... Mục tiêu

chính của trường là đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, chuyên nghiệp theo nhu cau thực tiễn, góp phần tạo môi trường đầu tư thuận lợi, phục vụ cho sự phát triển kinh

tế - xã hội của Binh Duong, các tinh Miền Đông Nam bộ va vùng kinh tế trọng điểm

phía Nam.

3.2.3. Công tác quản lí nhà nước và tiếp thị, xúc tiến đầu tư vào

các khu công nghiệp và dịch vụ

Đẻ quảng bá hình ảnh cũng như những tiếm năng của tỉnh cho các doanh nghiệp

nước ngoài biết đến và đến đầu tư là một công việc hết sức quan trọng chính vì vậy mà chính quyền tỉnh rất quan tâm tới việc nảy.

Day mạnh hoạt động Maketing địa phương trong việc giới thiệu tinh hap dẫn của môi trường đầu tư của Binh Dương. giúp các nha đầu tư giảm thiểu chi phi tiễn bạc va thời gian, tạo tâm lí an tam khi đầu tư vào Binh Dương. Qua đó. ưu tiên trước hết là chăm lo chu đáo những nhà đầu tu đã tham gia vao sản xuất tại các khu công nghiệp;

Sinh viên thực hiện: Lê Thị Phượng Trang:103

Một phần của tài liệu Khóa luận tốt nghiệp Lịch sử: Chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài của tỉnh Bình Dương (1997-2010) (Trang 97 - 108)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(152 trang)