Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 4 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI CUỘC SỐNG
1.1. Tổng quan nghiên cứu vấn đề
1.1.1. Các công trình nghiên cứu về HĐTN ở trường Tiểu học.
Nói đến lịch sử giáo dục thì phải nói tới tư tưởng giáo dục về học tập thông qua trải nghiệm. Tư tưởng này, đã xuất hiện từ thời cổ đại và từng bước được phát triển bởi các nhà giáo dục trên thế giới và hơn nữa đối với các nước phát triển về giáo dục họ coi đây là triết lý giáo dục và họ dần dần phát triển giáo dục quốc gia theo những góc độ khác nhau ví như:
Một trong những nghiên cứu quan trọng về lĩnh vực này được thực hiện bởi Lazarus và Folkman (1984), nhấn mạnh vai trò của cách tiếp cận đối phó trong việc xác định cách mà con người phản ứng với căng thẳng và áp lực trong cuộc sống hàng ngày. Các tác giả này đã đề xuất mô hình “đối phó” nhằm mô tả cách mà cá nhân sử dụng các chiến lược để giải quyết vấn đề và thích ứng với tình huống xung đột.
Nghiên cứu gần đây của Masten và Powell (2003) cũng đã nắm bắt sự phát triển của khả năng thích ứng trong suốt quá trình đời. Họ nhấn mạnh vai trò của môi trường xã hội, gia đình, và cộng đồng trong việc hỗ trợ quá trình hình thành và phát triển khả năng thích ứng của cá nhân.
Nghiên cứu về HĐTN theo hướng PTNLTƯ cũng đã mở ra các ứng dụng thực tiễn quan trọng. Ví dụ, trong lĩnh vực giáo dục, việc áp dụng các PPGD có chủ đích hướng tới việc phát triển kỹ năng thích ứng và đối phó với các tình huống phát sinh có thể giúp HS học cách tự giải quyết vấn đề và vượt qua những khó khăn.
Trong lý thuyết của David A Kolb đã chỉ ra rằng "Học thông qua trải nghiệm là phương pháp học theo đó kiến thức, kĩ năng được rút ra từ quá trình chuyển đổi kinh nghiệm. Học thông qua trải nghiệm khá tương đồng với học tập thông qua các trải nghiệm thực tế, những khác biệt ở chỗ là nó gắn với kinh nghiệm và cảm xúc cá nhân". Lý thuyết "Học từ trải nghiệm" là một cách tiếp cận về quá trình học tập của HS trong các lĩnh vực về nhận thức. Thúc đẩy nhận thức xã hội có thể thông qua can thiệp giáo dục. Song, hình thành nhân cách đòi hỏi trải nghiệm thực tiễn. Triết lý của A. Kolb đề cao vai trò trải nghiệm định hướng, có sự dẫn dắt, tạo nên quá trình học tập hiệu quả và thú vị, trái ngược với mô hình tự phát, thiếu định hướng. Trải nghiệm có định hướng góp phần làm giàu thêm kiến thức và kỹ năng sống.
Bài viết của tác giả Phó Đức Hoà về “HĐTN thay thế HĐGD ngoài giờ lên lớp” cấp tiểu học. Các cuốn tài liệu về HĐTN ở bậc tiểu học – Nxb ĐHSPHN và sách giáo khoa bộ môn HĐTN ở trường tiểu học của Nxb GDVN cũng đã nêu rất rõ về vấn đề cấp thiết việc tổ chức HĐTN cho HS cấp tiểu học.
Theo tác giả HĐTN theo hướng PTNLTƯ với cuộc sống là một quá trình tổ chức cụ thể, điều chỉnh có mục đích thói quen, thích ứng môi trường mới, thay đổi để phù hợp môi trường cụ thể để có khả năng ứng xử, giải quyết có hiệu quả tình huống trong cuộc sống.
1.1.2. Các công trình nghiên cứu về HĐTN và quản lý HĐTN ở trường tiểu học.
Theo một nghiên cứu của Smith và đồng nghiệp (2018), việc tích hợp các HĐTN vào giáo trình tiểu học có thể tạo ra môi trường học tập đa dạng và kích thích, từ đó khuyến khích sự phát triển toàn diện của HS. Các hoạt động như thăm quan ngoại khóa, thảo luận nhóm, và dự án dựa trên vấn đề thực tế đều được ĐG cao trong việc phát triển kỹ năng thích ứng và giải quyết vấn đề . Nghiên cứu trong lĩnh vực giáo dục của Johnson (2020) đã tập trung vào vai trò của người GV trong công tác quản lý HĐTN. Kết quả cho thấy rằng,
việc GV tổ chức và hướng dẫn các HĐTN một cách có chủ đích và linh hoạt có thể tăng cường sự tham gia và hứng thú của HS. Sự hỗ trợ từ GV cũng rất quan trọng trong việc xây dựng lòng tự tin và khả năng tự lập cho HS khi họ tham gia vào các hoạt động thực hành.
Một góc nhìn khác được đề cập trong nghiên cứu của Chen và Lee (2019) là về vai trò của CMHS trong quá trình PTNLTƯ của HS ở cấp tiểu học. Các CMHS được xem là đối tác quan trọng, họ có thể cung cấp sự hỗ trợ và khuyến khích cho con em trong việc tham gia vào các HĐTN ngoại khóa và học hỏi từ các trải nghiệm đời sống hàng ngày.
Ngoài ra, nghiên cứu của Smith (2017) đã nhấn mạnh vai trò của môi trường học tập trong việc thúc đẩy NLTƯ của HS. Một môi trường tích cực, hỗ trợ và đa dạng có thể khuyến khích sự tò mò, sáng tạo và sự tự tin của HS khi họ tiếp xúc với các HĐTN.
Đỗ Lê (2020) đã tiến hành một nghiên cứu về ảnh hưởng của quản lý HĐTN đối với sự phát triển của NL tự chủ và tư duy sáng tạo ở HS tiểu học.
Kết quả của nghiên cứu này đã xác nhận rằng việc tạo ra môi trường học tập thú vị và đa dạng có thể khuyến khích HS PTNLTƯ và sáng tạo [6].
Một nghiên cứu khác được thực hiện bởi Trần Đặng (2021) đã tập trung vào việc phân tích hiệu quả của các phương pháp quản lý HĐTN trong việc phát triển kỹ năng xã hội cho HS tiểu học. Kết quả của nghiên cứu này đã đề xuất rằng việc sử dụng các HĐTN có cấu trúc có thể giúp HS phát triển kỹ năng giao tiếp và làm việc nhóm [7].
Trong nghiên cứu giáo dục khác của Trần Hoàng (2022) đã đề cập và nhấn mạnh thêm về vai trò của người GV trong công tác quản lý HĐTN trong các trường tiểu học và ảnh hưởng của học đối với sự rèn luyện PTNLTƯ của các HS tiểu học. Sự ảnh hưởng ấy thông qua việc các GV sẽ thiết kế và duy trì ra một môi trường học tập tích cực, khuyến khích cho sự PTNL toàn diện cho
Các kết quả NCKH trên, đã cung cấp một cái nhìn toàn diện về tầm quan trọng của HĐTN và công tác quản lý HĐTN ở cấp tiểu học và ảnh hưởng của nó đối với sự phát triển về nhận thức, KNS, nhân phẩm của mọi HS. Đặc biệt, chúng chỉ ra rằng không chỉ việc truyền đạt kiến thức mà còn việc tạo ra một môi trường học tập kích thích và PTNLTƯ là quan trọng.
1.1.3. Phân tích và bình luận
Như vậy quan niệm về HĐTN và quản lý HĐTN rất quan trọng. Mặc dù đã có khá nhiều quan điểm về giáo dục, học tập nhưng đa số các lý thuyết đó đều đề cập đến cách dạy và học thông qua các HĐTN sẽ giúp HS ghi nhớ lâu, chủ động tiếp thu kiến thức một cách nhanh chóng, được tham gia vào thực tế của HĐGD đó và kết hợp linh hoạt giữa lí thuyết và thực hành trong thực tiễn.
Với những đặc thù riêng về lịch sử, văn hoá, địa lý địa phương, về đội ngũ CBQL giáo dục, GV và HS của Cụm 1 quận Hà Đông, Hà Nội và đặc biệt là những đặc thù trong thực trạng quản lý HĐTN cho HS tiểu học trên địa bàn đã thôi thúc tác giả thực hiện nghiên cứu đề tài “Quản lý HĐTN cho HS lớp 4 các trường Tiểu học trên địa bàn Cụm 01 quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo hướng PTNLTƯ với cuộc sống” này. Tác giả mong muốn thông qua đề tài này đóng góp được một số giải pháp hữu hiệu nhằm nâng cao chất lượng tổ chức HĐTN cho HS lớp 4 các trường Tiểu học trên địa bàn Cụm 1 quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo hướng PTNLTƯ với cuộc sống.