Chương 1: CƠ SỞ LÍ LUẬN VỀ QUẢN LÝ HOẠT ĐỘNG TRẢI NGHIỆM CHO HỌC SINH LỚP 4 THEO HƯỚNG PHÁT TRIỂN NĂNG LỰC THÍCH ỨNG VỚI CUỘC SỐNG
2.3. Thực trạng hoạt động trải nghiệm cho học sinhh lớp 4 trong phạm vi các trường Tiểu học Cụm 1, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo hướng phát triển năng lực thích ứng với cuộc sống
2.3.3. Thực trạng triển khai phương thức tổ chức hoạt động trải nghiệm
Bảng 2.6. Kết quả điều tra thực trạng triển khai phương thức HĐTN ở các Trường Tiểu học trên địa bàn Cụm 1 quận Hà Đông, Thành phố Hà Nội theo hướng PTNLTƯ với cuộc sống ở mức sau:
TT Phương thức
Mức độ thực hiện
Trung bình
Thứ Rất bậc
thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
chưa bao
giờ
1
Phương thức khám phá (thực địa, thực tế, tham quan, cắm trại, dã ngoại, …)
23 26 12 6 5 3.77 1
2
Phương thức thể nghiệm, tương tác (diễn đàn, giao lưu, trò chơi, sân khấu hoá, sắm vai,…)
20 22 17 3 10 3.54 3
3
Phương thức cống hiến (hoạt động tình nguyện, hoạt động nhân đạo, chiến dịch,
…)
23 24 8 8 9 3.61 2
4
Phương thức nghiên cứu (khảo sát, điều tra, dự án nghiên cứu, hoạt động nhóm sở thích, sáng tạo công nghệ, …)
20 24 10 10 8 3.52 4
Bảng số liệu trên cho thấy thực trạng triển khai phương thức tổ chức HĐTN HS lớp 4 trong phạm vi các trường tiểu học Cụm 1, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo hướng PTNLTƯ với cuộc sống được CBQL và GV được ĐG ở mức độ thực hiện từ 3,52 đến 3,78.
Phương thức được ĐG tối ưu và sử dụng nhiều nhất là Phương thức khám phá (thực địa, thực tế, tham quan, cắm trại, dã ngoại, …), với X= 3,78.
Việc thực hiện Phương thức nghiên cứu (khảo sát, điều tra, dự án nghiên cứu, hoạt động nhóm sở thích, sáng tạo công nghệ, …) với X = 3,53 phương pháp này là một trong những phương pháp cơ bản, có tác dụng phát huy triệt để tính tích
cực, chủ động và sáng tạo nhưng lại chưa được sử dụng nhiều bằng các phương thức khác.
2.3.4. Thực trạng thực hiện các loại hình HĐTN cho HS lớp 4 trong phạm vi các trường tiểu học Cụm 1, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo hướng PTNLTƯ với cuộc sống.
Bảng 2.7. Kết quả điều tra thực trạng thực hiện các loại hình HĐTN cho HS lớp 4 trong phạm vi các trường tiểu học Cụm 1, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo hướng PTNLTƯ với cuộc sống như sau:
TT
Các loại hình hoạt động
Mức độ thực hiện
Trung bình
Thứ Rất bậc
thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
chưa bao
giờ 1 Sinh hoạt
dưới cờ 50 20 2 0 0 4.66 1
2 Sinh hoạt
lớp 40 30 2 0 0 4.52 2
3
HĐGD theo chủ đề
22 23 14 13 0 3.75 3
4 Hoạt động
CLB 15 20 17 10 10 3.27 4
Bảng số liệu trên cho thấy thực trạng thực hiện các loại hình HĐTN cho HS tiểu học theo hướng PTNLTƯ với cuộc sống được CBQL và GV ĐG từ mức độ khá đến tốt.
Loại hình được sử dụng nhiều nhất là Sinh hoạt dưới cờ, với X = 4.67 . Loại hình hoạt đông sinh hoạt dưới cờ được tổ chức thường xuyên, hằng tuần ở tất cả các trường vì vậy loại hình này rất quen thuộc với tất cả cán bộ, GV nhân viên và HS. Tuy nhiên vì điều kiện thực tế sân trường không có mái che
dưới cờ chỉ được diễn ra ở trong lớp, không gian chật hẹp hơn... Loại hình sinh hoạt lớp là một giờ học trong chương trình chính khoá nên cũng được sử dụng thường xuyên, hằng tuần, với X = 4.6 và đứng thứ hai trong bảng số liệu thống kê, tuy nhiên Đối với giờ sinh hoạt lớp, 55,6% luôn luôn tổ chức giờ sinh hoạt lớp đầy đủ các phần, 41,67% thường xuyên và có 2,78% là thỉnh thoảng tổ chức. Có thể thấy rằng, vẫn còn GV chưa tổ chức giờ sinh hoạt lớp một các nghiêm túc, không tổ chức giờ sinh hoạt lớp theo đúng quy trình. Tiết sinh hoạt còn nhám chán, thiếu hấp dẫn. Nguyên nhân của những tiết sinh hoạt thiếu hấp dẫn là HS không có cơ hội cùng tham gia điều hành giờ sinh hoạt lớp; nội dung giờ sinh hoạt lớp khô cứng, lặp đi lặp lại, thiếu đa dạng, chưa đáp ứng nhu cầu thực tế của HS; hình thức tổ chức giờ sinh hoạt lớp đơn điệu.
Loại hình hoạt động theo chủ đề đứng thứ ba với X = 3.67 đây cũng là loại hình được các trường quan tâm và thực hiện nhưng chưa được thường xuyên và CSVC cũng như thời gian để tổ chức loại hình này còn eo hẹp. Tuy nhiên, hoạt động này diễn ra không thường xuyên, GV vẫn nặng về lí thuyết, nhiều HS ở nhà còn chưa tự giác thực hiện các nhiệm vụ. Hơn nữa, một số GV lớp 5 do chưa bán sát chương trình GDPT mới nên cũng chưa nắm được điểm nhấn đặc biệt quan trọng này, chưa biết hoạt động này được tổ chức trên lớp theo các tiết hoạt động của chủ đề giáo dục.
Loại hình CLB với X = 3.64 thấp nhất đứng thứ 4 trong bảng số liệu, với loại hình CLB được các trường chú trọng và thực hiện tuy nhiên loại hình CLB sẽ thực hiện ngoài giờ chính khoá vì vậy thời gian dành cho loại hình này không được nhiều như các loại hình trên.
2.3.5. Thực trạng KTĐG HĐTN cho HS lớp 4 trong phạm vi các trường tiểu học Cụm 1, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo hướng PTNLTƯ với cuộc sống.
KTĐG trong HĐTN cần tuân thủ theo các định hướng chung về ĐG giáo dục đã nêu trong Chương trình GDPT 2018.
Bảng 2.8. Kết quả điều tra thực trạng KTĐG HĐTN cho HS lớp 4 trong phạm vi các trường tiểu học Cụm 1, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo hướng PTNLTƯ với cuộc sống như sau:
TT Nội dung ĐG
Mức độ thực hiện
Trung bình
Thứ bậc Rất
thường xuyên
Thường xuyên
Thỉnh thoảng
Hiếm khi
chưa bao
giờ
1
ĐG vì sự tiến bộ về hành vi của HS
26 28 7 6 5 3.88 1
2
ĐG trên sản phẩm, hồ sơ hoạt động
19 24 8 10 11 3.41 4
3 Tự ĐG 21 25 12 8 6 3.65 3
4 ĐG đồng
đẳng 22 27 11 5 7 3.72 2
KTĐG hoạt động HĐTN cho HS lớp 4 trong phạm vi các trường tiểu học Cụm 1, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo hướng PTNLTƯ với cuộc sống được ĐG có điểm trung bình từ 3.42 đến 3.89. Trong đó, việc thực hiện “ĐG vì sự tiến bộ về hành vi của HS” có điểm trung bình là 3.89 (xếp thứ nhất). Tiếp theo, việc thực hiện “ĐG đồng đẳng” có điểm trung bình là 3.72 (xếp thứ hai).
Xếp thứ 3 là việc thực hiện “Tự ĐG” với điểm trung bình là 3.65.
Thực tế, dù đã được tiếp cận Chương trình GDPT 2018, tuy nhiên việc vận dụng HĐTN cho HS lớp 4 trong phạm vi các trường tiểu học Cụm 1, quận Hà Đông, thành phố Hà Nội theo hướng PTNLTƯ với cuộc sống của GV chưa được đồng bộ nên gây ra không ít khó khăn trong công tác KTĐG. Chính vì vậy, một số hình thức còn hạn chế đó là: “ĐG trên sản phẩm, hồ sơ hoạt động”