CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.1. Cơ sở lý thuyết
2.1.1. Thuyết hành vi có kế hoạch
Thuyết hành vi có kế hoạch (Theory of Planned Behavior - TPB) là một lý thuyết tâm lý học được phát triển bởi Icek Ajzen vào năm 1985 với mục đích nhằm giải thích và dự đoán hành vi của con người trong những tình huống cụ thể.
Thuyết TBP nhấn mạnh vai trò chủ yếu của ý định trong việc thực hiện một hành vi nhất định. Theo đó, ý định chứng tỏ và đo lường mức mà một cá nhân sẵn sàng & quyết tâm để thực hiện hành vi đó. Nói một cách đơn giản, khi mức ý định tăng, người đó sẽ càng có động lực và khả năng hành động càng cao theo đó. Thuyết này coi ý định là một yếu tố then chốt giúp dự đoán khả năng cá nhân sẽ hành động trong thực tế.
Thuyết này cho rằng hành vi của con người được quyết định bởi ba yếu tố chính độc lập về mặt khái niệm: thái độ đối với hành vi, chuẩn mực chủ quan (subjective norms) và NT kiểm soát hành vi (perceived behavioral control). Chi tiết cụ thể, yếu tố thái độ thể hiện sự đánh giá tích cực hoặc tiêu cực của một cá nhân về hành động. Với yếu tố chuẩn mực chủ quan, nó đề cập đến nhận thức áp lực từ xã hội hoặc những người xung quanh với hành động đó, và yếu tố NT kiểm soát hành vi đo lường mức cá nhân tin rằng họ có khả năng thực hiện hay không.
Hình 2.1. Thuyết hành vi có kế hoạch
Nguồn: Ajzen Icek (1991)
2.1.2. Lý thuyết nhận thức xã hội
Lý thuyết nhận thức xã hội của Albert Bandura (1960) được đề tài nghiên cứu dùng để phân tích cách mà người lao động trong ngành du lịch hình thành nhận thức về trách nhiệm xã hội qua các tương tác với môi trường làm việc và các chính sách của tổ chức. Với lý thuyết nhận thức xã hội hay Social Cognitive Theory (SCT), nó là một học thuyết trong tâm lý học giải thích cho sự hình thành nhận thức và hành vi của con người thông qua sự tương tác giữa cá nhân, hành vi và môi trường. Theo lý thuyết này, con người học hỏi không chỉ qua kinh nghiệm trực tiếp mà còn qua quan sát và mô phỏng hành vi của người khác.
SCT là phần mở rộng cho lý thuyết học tập xã hội (Social Learning Theory - SLT) của Albert Bandura trước đó cho rằng những hành vi mới của con người được hình thành thông qua sự quan sát và bắt chước hành vi của người khác. Đồng thời, lý thuyết SLT này nhấn mạnh tầm quan trọng của việc học thông qua quan sát, trong đó cá nhân có được kiến thức, kỹ năng, thái độ và niềm tin bằng cách quan sát hành động của người khác và những hậu quả đi kèm, dẫn đến việc mô hình hóa và áp dụng các hành vi được quan sát.
2.1.3. Mô hình về Trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp (CSR Pyramid Model) Mô hình Kim tự tháp Trách nhiệm Xã hội của Doanh nghiệp (CSR Pyramid Model) được phát triển bởi Archie B. Carroll (1991). Mô hình này là một công cụ quan trọng để phân tích trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp. Cụ thể, mô hình kim tự tháp này chia trách nhiệm của doanh nghiệp thành bốn cấp độ: trách nhiệm kinh tế, trách nhiệm pháp lý, trách nhiệm đạo đức và trách nhiệm nhân đạo.
Ở tầng thấp nhất của kim tự tháp, trách nhiệm kinh tế nằm thể hiện nghĩa vụ tạo ra lợi nhuận và đảm bảo vận hành hiệu quả của bất kì doanh nghiệp nào. Bên trên tầng thứ hai, trách nhiệm pháp lý yêu cầu doanh nghiệp phải tuân thủ các quy định của pháp luật. Với tầng thứ ba, trách nhiệm đạo đức liên quan đến các doanh nghiệp phải việc hành xử một cách công bằng và có đạo đức kinh doanh. Ở đỉnh kim tự tháp là trách nhiệm nhân đạo, nơi doanh nghiệp đóng góp tự nguyện vào các hoạt động phúc lợi của xã hội.
Mô hình này cho thấy một cách tiếp cận toàn diện đối với CSR rằng các doanh nghiệp không chỉ nên đạt được mục tiêu kinh tế mà còn cần thực hiện các trách nhiệm khác để trở nên phát triển bền vững.
Hình 2.2: Tháp mô hình trách nhiệm xã hội
Nguồn: Caroll (1991) 2.1.4. Mô hình Nhận thức và hành vi môi trường (Environmental Awareness and Behavior Model)
Mô hình Nhận thức và Hành vi Môi trường là một khung lý thuyết quan trọng trong tâm lý học môi trường và giáo dục. Mô hình này mô tả mối quan hệ giữa nhận thức về các vấn đề môi trường và hành vi bảo vệ hoặc phá hoại môi trường.
Theo mô hình, nhận thức về môi trường, như biến đổi khí hậu và ô nhiễm, là bước đầu tiên để hình thành hành vi bảo vệ môi trường. Tuy nhiên, chỉ có nhận thức cao là chưa đủ, để đánh giá đủ chúng ta sẽ còn cần các yếu tố như thái độ, giá trị cá nhân, và ý thức trách nhiệm.
Ý định hành vi cũng là yếu tố quan trọng, dự đoán khả năng thực hiện các hành động bảo vệ môi trường, như tái chế hay tiết kiệm năng lượng. Ngoài ra, các yếu tố bên ngoài như cơ sở hạ tầng và chính sách cũng ảnh hưởng lớn đến hành vi
này. Nếu điều kiện không thuận lợi, hành vi bảo vệ môi trường của cá nhân có thể bị hạn chế, bất kể nhận thức và ý định tốt đến đâu.
Hình 2.3. Mô hình nhận thức và hành vi môi trường
Nguồn: Ajzen (1991) 2.1.5. Mô hình phân tích tác động của Trách nhiệm xã hội doanh nghiệp đến hành vi người lao động (Impact of CSR on Employee Behavior Model)
Mô hình này nghiên cứu mối quan hệ giữa các hoạt động CSR và hành vi của người lao động. Nó cho rằng cam kết về trách nhiệm xã hội không chỉ ảnh hưởng đến hình ảnh bên ngoài mà còn tác động đến thái độ và hành vi của nhân viên. Đầu tiên, nhân viên cần nhận thức rõ về các hoạt động CSR như phát triển cộng đồng, bảo vệ môi trường và cải thiện điều kiện làm việc. Khi nhận thức này được củng cố, họ sẽ cảm thấy tự hào và tin tưởng vào giá trị đạo đức của công ty. Khi nhận thức về CSR tăng, cam kết tổ chức của nhân viên cũng gia tăng. Họ cảm nhận rằng doanh nghiệp không chỉ chú trọng lợi nhuận mà còn quan tâm đến các vấn đề xã hội, tạo mối liên kết tình cảm và thúc đẩy lòng trung thành.
Ngoài ra, CSR còn cải thiện sự hài lòng công việc bằng cách tạo ra môi trường làm việc tích cực và công bằng và giảm ý định nghỉ việc. Nhân viên cảm thấy đóng góp vào một mục tiêu lớn hơn, như họ đang đóng góp và hoàn thành nghĩa vụ với xã hội.