CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ THUYẾT VÀ MÔ HÌNH NGHIÊN CỨU
2.4. Giả thuyết nghiên cứu
Thông qua khảo lược các nghiên cứu liên quan về trách nhiệm xã hội, tổng kết lại một vài điểm như sau có ảnh hưởng lên nhận thức về trách nhiệm xã hội dưới bối cảnh doanh nghiệp.
Kế hoạch chiến lược công ty
Theo Andersen (2000), lập kế hoạch chiến lược chính thức là một phương pháp toàn diện và hệ thống giúp xác định định hướng vận hành tổng thể cho công ty.
Việc xác định được chiến lược cho công ty là một cốt lõi quan trọng trong việc giúp doanh nghiệp sống sót và tăng trưởng trong kinh doanh, cũng như là giúp cho toàn bộ nhân viên, cán bộ trong công ty sẽ hiểu được công ty mình làm việc đang đi theo hướng hoạt động nào và thay đổi hành vi phù hợp và cống hiến.
Bên cạnh đó, để lập nên một kế hoạch chiến lược hiệu quả thì doanh nghiệp cần phải đánh giá được môi trường kinh doanh, bao gồm cả môi trường bên trong và môi trường bên ngoài để nhận biết được cơ hội và thách thức mà doanh nghiệp có thể có. Theo Carroll và đồng sự (1984), nhấn mạnh rằng việc đánh giá môi trường bên ngoài và bên trong là cần thiết để thực hiện chiến lược CSR, vì nó cung cấp thông tin đủ quan trọng giúp lãnh đạo công ty có thể đưa ra các quyết định trong môi trường kinh doanh biến động khôn lường và không chắc chắn.
Ngoài ra, theo Fineman và đồng sự (1996) chỉ ra rằng việc đánh giá các vấn đề không thuộc thị trường, như trách nhiệm xã hội đối với cộng đồng và môi trường, là một phần của lập kế hoạch chiến lược chính thứ của doanh nghiệp. Vì thế, ta có thể nói rằng CSR thuộc về phạm vi nhất định trong kế hoạch chiến lược của doanh nghiệp, đặc biệt là với bối cảnh kinh doanh hiện đại thì điều đó càng được củng cố khi phát triển bền vững đang trở thành mục tiêu hàng đầu của bất kì doanh nghiệp nào, nó sẽ củng cố cho nhận thức về CSR nếu có lồng ghép thêm yếu tố môi trường và văn hóa địa phương đối với ngành du lịch.
Vì thế, nghiên cứu cho rằng CSR và kế hoạch chiến lược của công ty có mối liên hệ chặt chẽ và đặt ra giả thuyết như sau:
H1: Kế hoạch chiến lược công ty có ảnh hưởng thuận chiều đến nhận thức về CSR của người lao động đối với bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương
Chương trình đạo đức
Chương trình đạo đức là một hệ thống bao gồm các chính sách, quy định, và quy trình được thiết lập bởi một tổ chức nhằm thúc đẩy hành vi đúng đắn và đảm bảo
tuân thủ các nguyên tắc đạo đức trong quá trình hoạt động. Một chương trình đạo đức tốt sẽ định hướng các quy tắc và hướng dẫn cho nhân viên tuân thủ được nguyên tắc nghề nghiệp và đạo đức nghề, từ đó giúp tạo nên một văn hóa tổ chức đề cao các giá trị đạo đức và trách nhiệm xã hội. Theo nghiên cứu của Trevino, Weaver, và Cochran (1999), các tổ chức có chương trình đạo đức thường tham gia nhiều hơn vào các hoạt động CSR, bởi vì các chương trình này tập trung vào tầm quan trọng của hành vi đạo đức trong mọi hoạt động kinh doanh, bao gồm cả trách nhiệm xã hội và môi trường.
Ngoài ra, nghiên cứu của Kaptein (2011) chỉ ra rằng những chương trình đạo đức toàn diện, bao gồm các khóa đào tạo về đạo đức, hướng dẫn quy tắc ứng xử, có tác động tích cực đến nhận thức CSR, giúp nhân viên điều chỉnh hành vi của họ phù hợp với các mục tiêu xã hội và môi trường của doanh nghiệp. Điều này cho thấy vai trò quan trọng của các chương trình đạo đức trong việc hình thành thái độ và hành vi của nhân viên đối với CSR.
Vì thế, đề tài đặt ra giả thuyết chương trình đạo đức sẽ có ảnh hưởng tích cực đến nhận thức của người lao động về CSR.
H2: Chương trình đạo đức có ảnh hưởng thuận chiều đến nhận thức của người lao động về CSR đối với bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương
Giao tiếp nội bộ
Giao tiếp nội bộ đóng vai trò quan trọng trong việc nâng cao nhận thức của nhân viên về trách nhiệm xã hội doanh nghiệp (CSR). Khi giao tiếp rõ ràng và hiệu quả, nhân viên sẽ hiểu rõ hơn về các giá trị và mục tiêu CSR mà doanh nghiệp đang theo đuổi, từ đó tăng cường sự cam kết. Theo Morsing và cộng sự (2008), việc truyền đạt thông tin liên tục và minh bạch, rõ ràng trong nội bộ tổ chức giúp nhân viên nhận thức tốt hơn về CSR và đóng góp tích cực vào các hoạt động liên quan.
Bên cạnh đó, theo nghiên cứu của Kim và cộng sự (2010), khi nhân viên được thông tin đầy đủ về các hoạt động CSR và tầm quan trọng của chúng, họ có xu hướng ủng hộ và tham gia tích cực hơn. Vì thế, nghiên cứu tin rằng và đặt ra giả thuyết giữa giao tiếp nội bộ và nhận thức của người lao động sẽ có mối quan hệ với nhau, nếu giao tiếp nội bộ truyền tải được những giá trị của CSR mang lại và những định hướng
hoạt động trách nhiệm xã hội của doanh nghiệp như bảo vệ môi trường, bảo tồn văn hóa địa phương sẽ khiến họ hiểu rõ và nhận thức được những lợi ích hoạt động mang lại, từ đó tăng tính trách nhiệm và cam kết khi tham gia các hoạt động này.
H3: Giao tiếp nội bộ sẽ có ảnh hưởng thuận chiều đến nhận thức của người lao động về CSR đối với bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương
=> Qua những tổng hợp trên, đề tài đề xuất 4 nhân tố được đưa vào mô hình nghiên cứu gồm: (1) Kế hoạch chiến lược của công ty, (2) Chương trình đạo đức, (3) Giao tiếp nội bộ.