PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU

Một phần của tài liệu Các nhân tố Ảnh hưởng Đến nhận thức của người lao Động trong ngành du lịch về trách nhiệm xã hội Đối với việc bảo vệ môi trường và văn hóa Địa phương tại tp hồ chí minh (khóa luận tốt nghiệp Đại học ) (Trang 36 - 41)

3.1.1. Phương pháp nghiên cứu định tính

Dựa trên khung lý thuyết và việc tổng hợp các nghiên cứu liên quan cả trong nước và quốc tế, nghiên cứu xây dựng mô hình lý thuyết để xác định các yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người lao động về trách nhiệm xã hội trong ngành du lịch tại TP. Hồ Chí Minh, liên quan đến việc bảo vệ môi trường và gìn giữ văn hóa địa phương.

Đồng thời, tác giả đã nghiên cứu và hoàn thiện bảng câu hỏi dùng cho việc khảo sát. Qua đó, mô hình nghiên cứu đã xác định 3 yếu tố chính bao gồm: Kế hoạch chiến lược của công ty (KH), Chương trình đạo đức (CT), và Giao tiếp nội bộ (GT).

3.1.2. Phương pháp nghiên cứu định lượng

Sau khi hoàn thành việc phát BKS và thu thập SL, nghiên cứu áp dụng phần mềm Excel để tiến hành mã hóa và sàng lọc thông tin, chỉ giữ lại các phiếu khảo sát hợp lệ. Tiếp theo, phần mềm SPSS 20 sẽ được áp dụng để thực hiện các kiểm định cần thiết và xây dựng mô hình hồi quy phân tích dữ liệu.

Kiểm định độ tin cậy của thang đo từ hệ số Cronbach’s Alpha: Cronbach (1951) đã giới thiệu hệ số tin cậy cho thang đo song hành và thang đo tương đương.

Cần lưu ý rằng hệ số Cronbach's Alpha chỉ áp dụng cho TĐ có từ 3 BQS trở lên.

khoảng từ 0 đến 1 là giá trị của hệ số này.

Về mặt lý thuyết, hệ số Cronbach's Alpha càng cao thì mức độ nhất quán nội tại của thang đo càng lớn. Tuy nhiên, nếu hệ số Cronbach's Alpha vượt quá 0.95, có thể xảy ra tình trạng trùng lặp trong các biến, cho thấy sự khác biệt giữa các biến quan sát không rõ ràng. Một biến có hệ số tương quan biến tổng lớn hơn 0.3 được coi là đạt yêu cầu. Hệ số Cronbach's Alpha từ 0.6 trở lên cho thấy thang đo có độ tin cậy chấp nhận được, và để đảm bảo độ tin cậy cao hơn, hệ số này nên nằm trong khoảng từ 0.7 đến 0.8.

Phân tích nhân tố khám phá EFA: đây là một phương pháp phân tích thống kê được sử dụng để giảm thiểu số lượng biến quan sát có mối liên hệ với nhau, tạo

thành một tập hợp biến ít hơn (gọi là các nhân tố). Các nhân tố này mang lại ý nghĩa dễ hiểu hơn nhưng vẫn giữ lại phần lớn thông tin từ tập hợp biến ban đầu (Hair và cộng sự, 1998).

+ Kiểm định Bartlett: Kiểm định được áp dụng này để phân tích có mối tương quan xảy ra giữa các biến tham gia vào phân tích nhân tố khám phá EFA hay không. Khi kiểm định, ta có giả thuyết H0: Không có mối tương quan giữa các biến quan sát. Nếu sig kiểm định Bartlett <

0.05, chúng ta bác bỏ H0 và kết luận các biến tham gia vào EFA có sự tương quan với nhau, ngược lại, nếu sig > 0.05, chúng ta chấp nhận H0.

+ Hệ số KMO: Hệ số KMO dùng để xem xét và đánh giá độ lớn của hệ số tương quan giữa hai biến với độ lớn của hệ số tương quan riêng từng phần của chúng (Kaiser, 1974). Để có có thể dùng EFA, hệ số KMO phải lớn hơn 0.05. Theo Hutcheson & Sofroniou (1999) đã đề xuất:

o KMO ≥ 5: Tối thiểu

o 5 < KMO ≤ 0.7: Không có gì đặc biệt o 7 < KMO ≤ 0.8: Hiệu quả

o 8 < KMO ≤ 0.9: Rất hiệu quả o KMO > 9: Xuất sắc

+ Trị số Eigenvalue: trị số phổ biến tin dùng thường xuyên trong định rõ và liệt kê số lượng các yếu tố trong EFA phân tích. Với tiêu chí này, nhân nào có chỉ số này > 1 thì mới được giữ lại.

Phân tích tương quan Pearson: Thực hiện phân tích tương quan Pearson nhằm mục tiêu đánh giá sự liên kết tuyến tính giữa BPT và các BĐL. Ngoài ra, phương pháp này còn giúp phát hiện hiện tượng đa cộng tuyến khi các biến độc lập có sự tương quan mạnh mẽ với nhau. Để xác định có tồn tại TQTT giữa hai biến hay không, ta cần kiểm tra giá trị sig; nếu giá trị này nhỏ hơn 0.05, điều đó cho thấy có mối liên hệ tuyến tính.

Hệ số tương quan (r) là chỉ số phản ánh mức độ tương quan tuyến tính giữa hai biến. Khoảng từ -1 đến 1 là giá trị của hệ số này nằm trong. Càng gần đến -1 hoặc 1, sự TQTT càng mạnh. Nếu giá trị tiến gần 1, điều đó biểu thị tương quan dương;

nếu gần -1, đó là tương quan âm. Ngược lại, nếu giá trị gần 0, mức độ TQTT sẽ yếu hơn.

Phân tích mô hình hồi quy đa biến: Đây là giai đoạn nhằm kiểm tra và đánh giá mức độ cũng như hướng tác động của biến độc lập đối với biến phụ thuộc. Trong đó, ký hiệu 𝑌𝑖 đại diện cho biến phụ thuộc và 𝑋𝑖 đại diện cho biến độc lập.

Kiểm định đa cộng tuyến: Để xác định hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường được sử dụng là hệ số phóng đại phương sai (VIF). Thông thường, nếu VIF lớn hơn 10, điều này cho thấy đã xuất hiện đa cộng tuyến. Tuy nhiên, trong thực tế, chỉ khi VIF nhỏ hơn 2 thì mới coi là không vi phạm giả định về đa cộng tuyến.

Mô hình hồi quy k biến: 𝒀𝒊 = 𝜷𝟏+ 𝜷𝟐𝑿𝟐𝒊+ 𝜷𝟑𝑿𝟑𝒊+ ⋯ + 𝜷𝒌𝑿𝒌𝒊+ 𝑼𝒊 Kiểm định hiện tượng tự tương quan: Để xác định hiện tượng đa cộng tuyến, chỉ số thường được sử dụng là hệ số phóng đại phương sai (VIF). Thông thường, nếu VIF lớn hơn 10, điều này cho thấy đã xuất hiện đa cộng tuyến. Tuy nhiên, trong thực tế, chỉ khi VIF nhỏ hơn 2 thì mới coi là không vi phạm giả định về đa cộng tuyến.

Kiểm định ý nghĩa thống kê của các tham số hồi quy riêng: Tiến hành kiểm tra các tham số của mô hình hồi quy với (k) biến tại mức ý nghĩa 5% để xác định liệu các tham số có ý nghĩa thống kê hay không.

Giả thuyết:

𝐻0: 𝛽2 = 0;

𝐻1: 𝛽2 ≠ 0;

Tính toán tham số t cùng với n – k bậc tự do, công thức: 𝑡 = 𝛽̂ − 𝛽2 2

𝑆𝑒𝛽̂2

Trong đó:

+ 𝛽̂: Tham số hồi quy mẫu 2

+ 𝛽2: Tham số hồi quy cần kiểm định

+ 𝑆𝑒𝛽̂ : Sai lệch của tham số hồi quy trong mẫu 2

Giả thuyết sẽ bị bác bỏ nếu ước tính giá trị t vượt qua mức ý nghĩa 0.05 đã xác định. Điều này chứng tỏ rằng biến độc lập có tác động tích cực đến biến phụ thuộc.

Giá trị p thu được từ quá trình tính toán sẽ được sử dụng để đánh giá mức độ ý nghĩa thống kê của mô hình.

3.2. Quy trình nghiên cứu đề tài

Đề tài nghiên cứu của sử dụng đồng thời kết hợp 2 phương pháp là phương pháp nghiên cứu định tính và phương pháp nghiên cứu định lượng, quy trình cụ thể như sau:

Bước 1: Xác định mục tiêu nghiên cứu

Việc dựa vào thực tiễn giúp xác định các vấn đề nghiên cứu một cách rõ ràng, tạo tiền đề cho việc thiết lập mục tiêu, đưa ra giả thuyết nghiên cứu và xác định phạm vi của đề tài nghiên cứu.

Bước 2: Xây dựng cơ sở lý thuyết

Dựa trên những cơ sở lý thuyết liên quan CSR và tổng quan các nghiên cứu, công trình nghiên cứu có liên quan đến Nhận thức về CSR của người lao động, đề tài đã xác định được khung lý thuyết phù hợp làm cơ sở để đưa ra các nhân tố phù hợp và khoa học. Từ đó, đề xuất mô hình phù hợp với bài nghiên cứu.

Bước 3: Xây dựng thang đo

Sau khi hoàn thiện khung lý thuyết và đề xuất mô hình nghiên cứu, đề tài được tiến hành phương pháp nghiên cứu định tính thông qua việc tham khảo các chuyên gia để tinh chỉnh và hoàn thiện thang đo. Tiếp theo, một bảng câu hỏi khảo sát được xây dựng để thu thập dữ liệu, hỗ trợ cho quá trình nghiên cứu định lượng.

Bước 4: Thu thập và xử lý dữ liệu

Sau khi hoàn tất việc xây dựng bảng câu hỏi, nghiên cứu được tiếp tục với việc thu thập dữ liệu từ các doanh nghiệp trên địa bàn TP.HCM, những người hoạt động trong lĩnh vực, ngành nghề du lịch. Dữ liệu sau khi được thu thập sẽ được mã hóa và xử lý bằng phần mềm Excel và SPSS nhằm loại bỏ những phản hồi không phù hợp.

Bước 5: PPNC định lượng

Sau khi mã hóa và chọn lọc dữ liệu, nghiên cứu được sử dụng phần mềm SPSS 20 để kiểm tra độ tin cậy của thang đo thông qua chỉ số Cronbach's Alpha. Bước này giúp loại bỏ những biến quan sát có độ tin cậy thấp. Tiếp theo, tiến hành phân tích nhân tố khám phá (EFA) nhằm đánh giá độ tin cậy cũng như giá trị của thang đo.

Những nhân tố đạt yêu cầu sẽ được sử dụng để thực hiện mô hình hồi quy.

Bước 6: Thảo luận kết quả nghiên cứu

Sau khi có kết quả nghiên cứu định lượng, đề tài được so sánh với các nghiên cứu trước đó để đưa ra đề xuất và gợi ý về các hàm ý quản trị liên quan đến những yếu tố ảnh hưởng đến nhận thức của người lao động về trách nhiệm xã hội trong ngành du lịch ở địa bàn thành phố Hồ Chí Minh. Những hàm ý này giúp cho các doanh nghiệp, nhà nước hiểu rõ hơn về nhận thức của của người lao động trên thành phố Hồ Chí Minh về trách nhiệm xã hội, bên cạnh đó cung cấp cơ sở cho các nghiên cứu tương lai trong lĩnh vực này.

3.3. Xây dựng thang đo

Dựa trên khung lý thuyết và các nghiên cứu liên quan, nghiên cứu đã đề xuất một thang đo gồm 4 biến độc lập: (1) Kế hoạch chiến lược của công ty, (2) Chương trình đạo đức, (3) Giao tiếp nội bộ và 1 biến phụ thuộc là “Nhận thức của người lao động về trách nhiệm xã hội”. Thang đo Likert với 5 mức độ được áp dụng trong nghiên cứu này để đo lường các biến quan sát, với quy ước điểm số cụ thể như sau:

(1) Hoàn toàn không đồng ý (2) Không đồng ý lắm (3) Trung lập

(4) Đồng ý lắm (5) Hoàn toàn đồng ý

Ngoài các TĐ trên, nghiên cứu còn dùng thang đo định danh để thu thập thêm dữ liệu cá nhân của những người tham gia khảo sát như: giới tính, vị trí làm việc, thời gian làm việc, tuổi người lao động.

Bảng 3.1: Xây dựng thang đo

STT Yếu tố Biến quan sát hiệu

THAM KHẢO

1

Kế hoạch chiến lược

công ty (KH)

Công ty có chiến lược rõ ràng về bảo vệ môi trường và văn hóa địa phương trong các hoạt động kinh doanh du lịch.

KH1

Andersen (2000), Carroll và đồng sự (1984) Công ty có chiến lược phát triển du

lịch bền vững, gắn liền với việc bảo vệ môi trường và bảo tồn văn hóa địa phương.

KH2

Công ty có các chính sách hỗ trợ cụ thể cho cộng đồng địa phương để phát triển kinh tế và bảo tồn văn hóa.

KH3

Kế hoạch chiến lược của công ty bao gồm các mục tiêu dài hạn liên quan đến trách nhiệm xã hội đối với môi trường và văn hóa.

KH4

2

Một phần của tài liệu Các nhân tố Ảnh hưởng Đến nhận thức của người lao Động trong ngành du lịch về trách nhiệm xã hội Đối với việc bảo vệ môi trường và văn hóa Địa phương tại tp hồ chí minh (khóa luận tốt nghiệp Đại học ) (Trang 36 - 41)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(86 trang)