Chương 2 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH CÔNG TY MAY BÌNH THUẬN – NHÀ BÈ – XÍ NGHIỆP MAY TUY PHONGBÌNH THUẬN – NHÀ BÈ – XÍ NGHIỆP MAY TUY PHONG
2.3 CƠ CẤU TỔ CHỨC
Hình 2.1: Sơ đồ bộ máy tổ chức của Công ty Cổ Phần May Bình Thuận – Nhà Bè – Xí nghiệp may Tuy Phong.
Nguồn: Phòng tổ chức hành chính (2022)
Ban Giám đốc.
Ban Giám đốc của Công ty gồm có Tổng Giám đốc và 3 Phó Tổng Giám đốc. Bao gồm Phó Tổng Giám đốc phụ trách Hành chính, Phó Tổng Giám đốc phụ trách Sản xuất và Phó Tổng Giám đốc thường trực. Tổng Giám đốc Tổng Công ty do Hội đồng quản trị bổ nhiệm, là người điều hành hoạt động hàng ngày của Công ty và chịu trách nhiệm trước Hội đồng quản trị về việc thực hiện các quyền và nhiệm vụ được giao. Tổng Giám đốc là người đại diện theo pháp luật của Công ty.
Tổng giám đốc: tổ chức thực hiện cá nghị quyết của Hội Đồng quản trị và Đại hội đồng ổ đông, kế hoạch kinh doanh và kế hoạch đầu tư của Công Ty; xây dựng quy chế
trích lập và sử dụng các quỹ từ lợi nhuận sau thế, kiến nghị về cơ cấu số lượng phòng ban của Công ty, đề xuất các biện pháp nâng cao hiệu quả sản xuất kinh doannh và quản lý công ty, chuẩn bị báo cáo tài chính,...
Phó tổng giám đốc: chịu sự phân công công tác của Tổng giám đốc, hoàn thành những công việc mà Tổng giám đốc giao phó. Đồng thời hổ trợ Tổng Giám Đốc trong công tác quản lý Công ty, trực tiếp chỉ đạo hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty (trong phạm vi công việc được ủy quyền)
Khối quản lý:
Phòng Kế Hoạch - Xuất Nhập Khẩu: tiến hành đàm phán các hợp đồng xuất nhập khẩu, lập kế hoạch sản xuất ngắn hạn và dài hạn, điều phối, theo dõi, điều chỉnh và
cân đối sản xuất, cân đối đơn hàng. Cung ứng vật tư, nguyên liệu sản xuất, quản lý kho hàng, phối hợp với phòng kế toán và các bộ phận khác thực hiện kế hoạch giá thành sản phẩm, tiêu thụ sản phẩm, tìm kiếm và phát triển thị trường trong và ngoài nước. Dựa vào kế hoạch sản xuất đầu tháng,lên lịch thông báo giao hàng theo tuần. Điều động, cân đối giữa các Tổ trưởng tại các bộ phận nhằm đảm bảo tiến độ giao hàng. Theo dõi báo cáo hàng ngày: tiến độ ra hàng thành phẩm tại các chuyền may, tiến độ giao nhận hàng.
Phòng kế toán: có nhiệm vụ quản lý giám sát mọi hoạt động về tài chính của Doanh nghiệp, quản lý các khoản thu – chi, theo dõi nguồn vốn tại công ty và các đon vị trực thuộc. Tham mưu cho Ban Giám Đốc về mặt tài chính cũng như phối hợp với các phòng ban chức năng trong việc thực hiện mục tiêu chung của Công Ty.
Phòng tổ chức – hành chính: là bộ phận trực tiếp quản lý con dấu của công ty, tiếp nhận khách hàng cho ban Giám Đốc, quan hệ với chính quyền quản lý công văn đến và đi. Có nhiệm vụ quản lý, phân bổ, điều động CNV phù hợp với năng lực của từng người nhằm phát huy hết khả năng người lao động vào những vị trí thích hợp. Ngoài ra còn có nhiệm vụ lập kế hoạch về đào tạo cán bộ cũng như nâng cao trình độ tay nghề
cho CNV. Hạch toán toàn bộ hoạt động sản xuất kinh doanh, thực hiện thanh toán với khách hàng, quản lí và sử dụng tiết kiệm hợp lí các vật tư thiết bị tiền vốn trong sản xuất.
Theo dõi công tác tổ chức nhân sự, xét thi đua, tính bảo hiểm cho công nhân viên. Thực hiện các chính sách, chế độ nguyên tắc về tài chính lên giám đốc và các phòng ban liên quan. Theo dõi ghi chép hoạch toán đầy đủ, chính xác, kịp thời các nghiệp vụ kinh tế
phát sinh về vốn kinh doanh, thu, chi, thanh toán công nợ. Phát lương cho nhân viên,...
Phòng quản lý chất lượng: bộ phận này chịu trách nhiệm kiểm tra chất lượng nguyên phụ liệu, vật tư mua vào và thành phẩm trước khi nhập kho.
Phòng cơ điện: có trách nhiệm phụ trợ cho quá trình sản xuất ở công ty phụ trách công tác bảo trì, bảo quản máy móc, thiết bị, đồng thời chế tạo các công cụ phục vụ cho sản xuất.
Phòng kỹ thuật: chịu trách nhiệm về kỹ thuật sản phẩm, nghiên cứu các mẫu mới, tính toán và quyết định các thông số kỹ thuật của sản phẩm, thiết kế và may mẫu để đưa sản xuất hàng loạt. Nghiên cứu sử dụng các loại máy móc thiết bị công nghệ, quản lý nâng cấp và đổi mới thiết bị công cụ, kiểm tra theo dõi chất lượng sản phẩm.