9. BÓ CỤC ĐÈ TÀI
1.2. CƠ SỞ LÍ LUẬN
1.2.1. Dạy học phát triển năng lực
1.2.1.1. Năng lực
Xu thé chung của Chương trình giáo dục phô thông nhiều nước trên thé giới trong những năm đầu thé ki XXI là chuyển từ day học cung cấp nội dung sang day học theo định hưởng phát triển năng lực người học.
- Theo từ điền Tiếng Việt, năng lực là khả năng, điều kiện chủ quan hoặc tự nhiên sẵn có để thực hiện một hoạt động nào đó; là phẩm chất tâm sinh lí và trình độ chuyên môn tạo cho con người kha nang hoàn thành một loại hoạt động nao đó với chất lượng
cao (Hoàng Phê, 2011, tr.848).
- Năng lực là khả năng huy động tông hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính tâm lí cá nhân khác nhau như hứng thú, niềm tin, ý chí... để thực hiện thành công một loại công việc trong bối cảnh nhất định (Trần Thị Thanh Thủy, 2018, tr.7)
- Theo Bern Meier và Nguyễn Văn Cường (2014), năng lực là khả năng thực hiện
có trách nhiệm và hiệu quả các hành động, giải quyết các nhiệm vụ, vấn đẻ trong những tình huéng khác nhau thuộc lĩnh vực nghề nghiệp. xã hội hay cả nhân trên cơ sở hiểu biết, kĩ năng, kĩ xảo và kinh nghiệm cũng như sự sẵn sàng hành động.
- Theo Lê Dinh Trung va Phan Thị Thanh Hội (2017), năng lực là những khả năng,
kĩ xảo học được hay sẵn có của cá nhân nhằm giải quyết các tình huống xác định cũng như sự sẵn sàng về động cơ, xã hội... và khá năng vận dụng các cách giải quyết vấn đề một cách có trách nhiệm và hiệu quả trong những tình huống linh hoạt bang những
phương tiện, biện pháp, cách thức phù hợp.
13
Qua những khái niệm trên, chúng ta thấy năng lực luôn gắn liên với khả năng thực hiện, các thao tác, nghĩa là làm được gì, chứ không dừng lại ở biết và hiéu những gì. Tuy nhiên, khả năng thực hiện (làm) phải có kiến thức, kĩ năng chứ không phải làm máy móc, mù quáng: đồng thời khả năng thực hiện với hứng thú và thai độ của người thực hiện.
Như vậy, có thể hiểu năng lực là khả năng vận dụng kiến thức, ki năng, kĩ xdo với hứng thú, ¥ chi, niềm tin... dé thực hiện thành công một hoạt động gan với tình huống cự
thể.
Trong quá trình giáo dục, năng lực của người học được hiểu là khả năng học sinh vận dụng các kiến thức, ki nang đã học cùng với hứng thú, thái độ. tính tích cực... dé giải quyết các nhiệm vụ học tập cũng như các van đề trong cuộc sống gắn liền với hoàn cảnh cụ thê. Chương trình giáo dục phô thông tông thé, đã định nghĩa năng lực: là thuộc tính
cá nhân được hình thành, phát triển nhờ tổ chất sẵn có và quá trình học tập, rèn luyện,
cho phép con người huy động tổng hợp các kiến thức, kĩ năng và các thuộc tính cá nhân khác như hứng thú, niềm tin, ¥ chí,... thực hiện thành công một loại hoạt dong nhất định, đạt kết qua mong muốn trong những điều kiện cụ thể
Theo Chương trình giáo dục phô thông tổng thé, cấu trúc năng lực của học sinh gồm:
- Nang lực cốt lõi: Là nang lực cơ bản, thiết yêu mà bat kì ai cũng cần phải có dé sông, học tập và làm việc hiệu quả, gồm:
+ Những năng lực chung được hình thành, phát triển thông qua tat cả các môn học
và hoạt động giáo dục.
+ Những năng lực đặc thù được hình thành, phát triển chủ yếu thông qua một số môn học và hoạt động giáo dục nhất định.
- Năng lực đặc biệt; Là năng khiếu vẻ trí tuệ, văn nghệ, thẻ thao, kĩ năng sống...
nhờ tô chat sẵn có ở mỗi con người.
1.2.1.2. Dạy học phát triển năng lực
Năng lực gắn liền với hai đặc trưng cơ bản sau:
- Năng lực được bộc lộ ở hoạt động (hành động) nhằm dap ứng những yêu cầu cụ thể trong điều kiện nhất định;
- Hoạt động phải có hiệu quả và đạt được kết quả mong muốn.
l4
Dạy học theo tiếp cận năng lực là cách dạy không chi tập trung vào việc hình thành kiến thức, kĩ năng, thái độ mà còn hướng vào việc phát triển khả năng vận dụng những gì đã học dé thực hiện một hành động/hoạt động nảo đó có ý nghĩa đối với người học trong
một hoàn cảnh nhất định.
Dạy học theo định hướng phát triển năng lực khắc phục được các hạn chế của đạy học theo nội dung, người học vận dụng được những kiến thức đã biết và hiểu vào thực
hành, liên hệ, ứng dụng vào các tình huống trong thực tế đời sống. Nhờ vậy mà học sinh không chi hiểu, biết mà còn biết cách tìm ra tri thức và vận dụng tri thức vào cuộc sông.
Mục tiêu cudi cùng của day học phát triển năng lực không chi dừng lại ở hệ thống kiến thức, khối lượng nội dung mà là năng lực cần có dé sống tốt hơn, làm việc hiệu quả hon, đáp ứng được những yêu cau của xã hội đang thay đôi nhanh chóng. Vì thế. nội dung kiến thức là nguyên liệu chủ yếu, là phương tiện dé đạt được mục đích cuối cùng là năng
lực.
Do đó, đạy học theo định hướng phát triển năng đòi hỏi người giáo viên phải biết lựa chọn nội dung dạy học và phương pháp đạy học, cách tô chức phù hợp. Người dạy phải lựa chọn những nội dung thiết thực, có ích cho người học, có thê vận dụng vào đời sông hàng ngày. Đông thời, phái thay đổi cách dạy học, cách thức tô chức và đánh giá kết
quả học tập của học sinh.
Chương trình giáo đục phố thông tông thé ban hành năm 2018 đã định hướng về
phương pháp dạy học và hình thức tô chức như sau:
+ Áp dụng các phương pháp tích cực hoá hoạt động của học sinh, trong đó giáo viên đóng vai trò tô chức, hướng dẫn hoạt động cho học sinh, tạo môi trường học tập thần thiện và những tình huông có van dé dé khuyến khích học sinh tích cực tham gia vào các
hoạt động học tập, tự phát hiện năng lực, nguyện vọng của bản than, rèn luyện thói quen
và khả nang tự hoc, phát huy tiềm nang và những kiến thức, ki nang đã tích luy được dé
phát triển.
+ Các hoạt động học tập của học sinh bao gồm hoạt động khám phá van dé, hoat động luyện tập và hoạt động thực hành (ứng dụng những điều đã học dé phát hiện và giải quyết những van dé có thực trong đời sông), được thực hiện với sự hỗ trợ của thiết bị dạy
học, đặc biệt là công cụ tin học và các hệ thông tự động hoá của kĩ thuật sé.
15
+ Các hoạt động học tap nói trên được tô chức trong và ngoài khuôn viên nhà
trường thông qua một số hình thức chủ yếu sau: học lí thuyết; thực hiện bài tập, thí
nghiệm, trò chơi, đóng vai, dự án nghiên cứu; tham gia xêmina, tham quan, cắm trại, đọc sách: sinh hoạt tập thê. hoạt động phục vụ cộng đồng. Tuy theo mục tiêu. tính chất của hoạt động, học sinh được tô chức làm việc độc lập, làm việc theo nhóm hoặc làm việc chung cả lớp nhưng phải bảo đảm mỗi học sinh được tạo điều kiện đề tự mình thực hiện
nhiệm vụ học tập và trải nghiệm thực tẾ.
Năng lực được hiểu theo nghĩa rộng bao gồm cả phẩm chất và năng lực theo nghĩa hẹp. Các phẩm chất và năng lực cần hình thành. phát triên cho học sinh được quy định trong Chương trình giáo duc phê thông tong thé gồm:
- 05 phẩm chất: yêu nước, nhân ái, chăm chi, trung thực. trách nhiệm.
- 10 năng lực cốt lõi:
+ 03 nang lực chung: năng lực tự chủ và tự hoc, năng lực giao tiếp và hợp tác, năng lực giải quyết vấn đề và sáng tạo;
+ 07 Năng lực đặc thù: năng lực ngôn ngữ, năng lực tính toán, năng lực khoa học,
năng lực công nghệ. năng lực tin học, năng lực thâm mi, năng lực thé chat.
1.2.2. Thực hành sinh học 1.2.2.1. Khái niệm
+ Khái niệm thực hành
Theo từ điền Tiếng Việt của Hoang Phê (2011).*TH là lam dé áp dụng lí thuyết vào
thực tế [nói khái quát] hay làm cho trở thành sự thật bằng những việc làm hoặc hành động cụ thể. Hoặc TH là làm theo trình tự, phép tắc nhất định” (Hoàng Phê, 201 1).
Theo Dinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thanh (2001), “TH là hoạt động của con người, mà
trong đó con người tác động lên vật chất trong quá trình sản xuất nhằm tạo ra sản phẩm”. Còn có thê hiểu TH là hoạt động dé ứng dụng những hiểu biết vào cuộc sông. là gan công việc cho
những lí thuyết thu được từ việc nghiên cứu, là thói quen hoặc từ phương thức con người thường sử dụng trong công việc (Đinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, 2001).
Mục đích của thực hành là tạo ra sản phẩm (trong giáo dục thì sản phẩm đó là tìm ra kiến thức, hình thành kĩ năng, cúng cô và hoàn thiện kiến thức).
Như vậy, từ quan điểm của các tác giả, cũng như phân tích nội hàm ở trên chúng tôi
đưa ra khái niệm thực hành (trong dạy học) như sau: Thực hành là làm hay thực hiện hoạt
16
dong dé khám pha kiến thức, hình thành kĩ năng hoặc củng có, hoàn thiện kiến thức (Đỗ
Thành Trung, 2019).
+ Khái niệm thực hành Sinh học
Theo Định Quang Báo, Nguyễn Đức Thành thực hành (Sinh học) là việc học sinh tự
mình trực tiếp quan sát, tiền hành các thí nghiệm, tập triển khai các quy trình ki thuật trong thực tế (chăn nuôi — trồng trot) (Dinh Quang Báo, Nguyễn Đức Thành, 2001).
Như vậy, THSH được xem là việc vận dụng các kiến thức lí thuyết của môn SH vào
việc thực nghiệm dé kiêm chứng các lí thuyết, các nguyên lí đã được phát hiện trước đó hoặc vận dung dé giải quyết các van dé trong học tập và trong thực tiễn sản xuất. Qua hoạt động TH thì người học hình thành được kĩ năng, năng lực (Đỗ Thành Trung, 2019),
1.2.2.2. Phân loại
Dựa vào dạng hoạt động thực hành và nội dung thực hành, thực hành Sinh học THPT được chia làm 2 loại:
* Thực hành quan sát
® Khái niệm
Năm 2019, Đỗ Thanh Trung cho rằng: Thực hành quan sát (THQS) là hoạt động người học tác động trực tiếp lên đối tượng cần quan sát, thông qua các giác quan trí giác trực tiếp dé hình thành kiến thức mới, Củng cố, hoan thiện kiến thức đã học dong
thời rèn luyện được các ki năng.
® Phân loại thực hành quan sát
- Theo đối tượng quan sát
+ Thực hành quan sát trong thiên nhiên: Loại thực hành này gắn với những hoạt động quan sát ngoài thiên nhiên, quan sát trên một không gian rộng, cần nhiều kiến thức
thuộc các lĩnh vực khác nhau dé giải quyết nhiệm vụ thực hành.
+ Thực hành quan sát mau vat: Thực hành quan sát — nhận biết, xác định mẫu vật (các kiến thức thông báo); Thực hành quan sát - giải phẫu, so sánh.
+ Thực hành quan sát quá trình (các kiến thức quy trình)
Loại TH này được dùng phô biến trong nghiên cứu quá trình sinh lí, các nhân tổ ảnh hưởng đến quá trình sinh lí. Tham gia loại hình TH này, học sinh hình thành được tri thức về tiến trình, xác định các thuộc tính chức năng theo thứ tự thời gian của các hiện tượng sinh học gắn với cầu trúc không gian.
17 - Theo mục đích dạy học :
+ Thực hành quan sát dé khám phá kiến thức (hình thành kiến thức mới): Là dang TH, trong đó GV tổ chức cho người học tiễn hành quan sát để chiếm lĩnh trí thức mới.
Trong loại thực hành này, GV là người hướng dẫn HS xác định mục đích quan sát, đối tượng quan sát, thực hiện các thao tác quan sát đề từ đó hình thành kiến thức.
+ Thực hành quan sát củng cỗ kiến thức: Là dạng bài TH mà GV sử dụng trong các
hoạt động củng cố, ôn tập, minh họa kiến thức. Loại TH này thường đặt ở cuỗi chương,
cuối mỗi phân học.
+ Thực hành quan sát rèn kĩ năng: là dạng TH mà GV sử dụng trong việc rèn các
KN của người học như KN quan sát, KN phân tích, KN so sánh, đối chiếu...
* Thực hành thí nghiệm
¢ Khái niệm
Khái niệm thí nghiệm: Theo Bùi Hiền (2013) và các cộng sự TN là: “mor thu pháp day học, nghiên cứu khoa học được thực hiện bằng cách làm thay đổi trong thực tiên hay trên lí thuyết các điều kiện diễn biến của một hiện tượng nào đó dé quan sát, tìm hiểu, kiểm tra và chứng mình một luận điểm hay một giả thuyết khoa học ”.
Theo Từ Dién Tiếng Việt (Hoàng Phê, 2011), Thứ nghiệm được hiểu là việc gây ra hiện tượng, mot sự biến đổi nào đó trong điều kiện xác định dé tìm hiểu, nghiên cứu,
kiểm tra hay chứng mình. Hoặc thí nghiệm được hiểu là làm thử dé rút kinh nghiệm.
Xuất phát từ khái niệm thực hành. khái niệm thí nghiệm. Đỗ Thành Trung cho răng:
“Thue hành thí nghiệm là hoạt động trong đó người học tự mình thực hiện các thi
nghiệm để hình thành kiến thức mới, củng cô hoặc hoàn thiện kiến thức đã được học, dong thời rèn kĩ năng làm thi nghiệm ”. (Đỗ Thành Trung, 2019)
® Phân loại thực hành thí nghiệm
- Có nhiều nghiên cứu về thực hành thí nghiệm, đặc biệt lả trong lĩnh vực khoa học thực nghiệm, các tác giả cũng phân chia theo nhiều cách khác nhau: Các tác giả Nguyễn Đức Thâm (2003), Nguyễn Ngọc Hưng, Phạm Xuân Qué (2003) trong giảng day vật lí đã chia TN thành: TN biểu dién và TN thực tập. Trong TN biêu dién chia thành TN mở đầu,
TN nghiên cứu hiện tượng (TN nghiên cứu khảo sát, TN nghiên cứu minh họa), TN củng
cố. Trong TN thực tap tác giả chia thành: TN trực diện va TN thực hành.
l§
- Theo tác gia D6 Thj Loan (2018) tùy vao các tiêu chi, TN được phan loại thành
các loại khác nhau:
+ Dựa vào chủ thé làm TN: thí nghiệm biểu điển của GV, TN của HS.
+ Dựa vào mục đích của lí luận dạy học, TN được chia thành: TN hình thành kiến thức mới; TN củng cố, minh họa; TN kiểm tra đánh giá.
+ Dựa vào dit liệu thu được (nội dung TN): TN định tính; TN định lượng
+ Dựa vào địa điểm tiến hành TN: TN trong phòng TN; TN ngoài đồng ruộng + Dựa vào thời gian cho kết quả TN: TN ngắn hặn, TN đài hạn
+ Dựa vào hình thức thực hiện: TN thực; TN ao; bài tập TN.
- Theo Đỗ Thành Trung (2019), TH thí nghiệm được chia thành các loại sau:
+ Theo thời gian cho kết quả thí nghiệm: Thực hành TN ngắn hạn (có kết quả ngay trong tiết học); Thực hành TN dai hạn là TN dién ra trong khoảng thời gian dài — trường dién (không quan sat ngay được trong tiết học).
+ Theo địa điểm tiến hành thí nghiệm: Thực hành TN trong phòng; Thực hành TN ở vườn trường; Thực hành TN ở ngoài đồng ruộng.
+ Theo mục dich của dạy học: Thực hành TN nhằm hình thành kiến thức mới: Thực hành TN nhằm củng cô, minh họa, hoàn thiện kiến thức; Thực hành TN kiểm tra — đánh giá; Thực hành TN nhằm rèn luyện KN.
1.2.2.3. Vai trò của thực hành Sinh hoc
SH là một bộ môn khoa học thực nghiệm, gắn liền với đời sông, hơn nữa, đối tượng
nghiên cứu và học tập của Sinh học cũng rat rộng lớn HS không thé quan sát, được day đú, chỉ tiết các hoạt động sống, quá trình sinh lí,... Vì thể, thông qua TH, người học có
thê tái hiện lại lại các hiện tượng, qua trình đó, giúp HS có một cái nhìn khách quan hơn về các hiện tượng, quá trình đó.
- TH la phương pháp đặc trưng trong day hoc, rèn luyện cho người học phương
pháp nghiên cứu khoa học như phong cách làm việc nghiêm túc, bố trí chỗ làm việc ngăn nắp, gọn gàng và khoa học, cân thận và thành thạo trong thao tác, khách quan trong mô tả các hiện tượng TN, các kết luận được đưa ra phải dựa trên những cơ sở lí thuyết chặt chế
(Cao Cự Giác, Lê Văn Năm, 2013). TH có tác dụng giáo dục, rèn luyện HS một cách
đồng bộ và toàn diện.
19
- THSH là phương pháp học tập có ưu thé nhất trong việc rèn luyện các KN, kĩ xảo SH cho người học nhất là các KN, thao tác sử dụng thiết bị TH, dụng cụ thí nghiệm, pha chế, sử dụng hóa chất. Rèn KN tư duy, quan sát, mô tả hiện tượng, phân tích kết qua TH
và kĩ năng vận dụng các kiến thức SH vào thực tiễn.
- Hình thành cho học sinh phương pháp nghiên cứu khoa học như phát hiện — giải
quyết vấn dé; dé xuất các van dé nghiên cứu, dự doan lí thuyết, lựa chọn dụng cụ hóa chat và xây dựng các phương án tiến hành thực nghiệm...
Mặt khác, TH có liên quan đến nhiều giác quan đo đó bắt buộc học sinh phải suy nghĩ, tìm tòi, tư duy sáng tạo có điều kiện phát triển. Cũng do phải thực hiện các thao tác, hành vì vậy mà kĩ năng, kĩ xảo ứng dụng ti thức vào cuộc sống của các em cũng được
hoàn thiện hơn.
Như vậy mực đích cot lõi của dạy thực hành là khám phá kiến thức, rèn các kĩ năng chứ không đơn thuần là minh họa cho các bài lí thuyết (Vũ Văn Vu, Mai Sỹ Tuan, Ngô Văn Hưng, Lê Dinh Tuan, 2011).
- TH có tác dụng giáo dục, rèn luyện HS một cách toàn diện, dap ứng được nhu câu đạo đức tốt nhất. Qua TH, HS có điều kiện hiểu biết về các mối quan hệ, cấu trúc. chức năng, mỗi quan hệ nhân quả. Do đó, các em nắm vững tri thức hon và có lòng tin sâu sắc hơn về những tri thức mà mình đã lĩnh hội (Đỗ Thanh Trung. 2019).
TH giúp học sinh hiểu rõ mối quan hệ cau trúc - chức năng, hiện tượng - bản chat, nguyên nhân - kết qua. TH phản ánh nội dung bài hoc, phối hợp nhiều giác quan, do đó phát triển tính tích cực học tap, tăng hoạt động độc lập của HS, kích thích tư duy, làm cho người học lĩnh hội tri thức tự lực, trực tiếp, qua đó tin tưởng, hiểu sâu hơn. Ngoài ra, TH còn tạo cơ hội cho HS trai nghiệm cuộc song lao động: két quả của hoạt động thực hành trở thành nguồn tri thức chủ yếu của HS chứ không phải tri thức đi vay mượn (Đỗ
Thành Trung. 2019).
1.2.3. Dạy học thực hành trong môn Sinh học 1.2.3.1. Khái niệm
Năm 2019, Đỗ Thành Trung đã đưa ra khái niệm dạy học Thực hành Sinh học như
sau: Day học thực hành Sinh học là một quá trình sư phạm, thông qua các hoạt động cua
minh, GV tổ chức cho HS tiến hành tác động lên đối tượng “song” (quan sát, làm thí