CHƯƠNG 1: THÔNG TIN VỀ DỰ ÁN
1.1 Thông tin chung về dự án
1.1.1 Tên dự án
Dự án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng”
xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
1.1.2 Chủ dự án
- Tên chủ đầu tư: CÔNG TY TNHH MIỀN TÂY
- Địa chỉ: thôn Chợ Cuồi, xã Tiến Hóa, huyện Tuyên Hóa, tỉnh Quảng Bình.
- Đại diện bởi: Bà Phạm Thị Tâm Chức danh: Giám đốc - Mã số thuế: 0700269447
- Điện thoại: 0989076169/0905921898 - Thời gian thực hiện Dự án: 17 năm
- Giấy đăng ký doanh nghiệp: số 3100432626 do Phòng đăng ký kinh doanh - Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Quảng Bình cấp lần đầu ngày 15/01/2007, đăng ký thay đổi lần thứ 4 ngày 30/09/2020.
1.1.3 Vị trí địa lý của dự án
Dự án thuộc địa phận xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình, diện tích 21,53 ha gồm 2 khu. Trong đó, khu 1 thuộc xã Cự Nẫm, diện tích 11,5 ha, khu 2 thuộc xã Sơn Lộc, diện tích 10,0 ha. Diện tích dự án được giới hạn bởi các điểm góc có tọa độ trong bảng 1-1.
Bảng 1. 1. Toạ độ các điểm góc khu vực dự án Điểm góc
Hệ tọa độ VN2000 KTT 1050, múi chiếu 60
Hệ tọa độ VN2000
KTT 1060, múi chiếu 30 Khu vực (diện tích)
X(m) Y(m) X(m) Y(m)
A 1951379,57 651427,82 1951444,49 545355,93
Khu 1:
11,53 ha thuộc xã Cự
Nẫm B 1951379,75 651467,45 1951444,46 545395,56
C 1951402,40 651534,27 1951466,76 545462,51 D 1951453,98 651620,78 1951517,88 545549,29 3 1951466,60 651929,70 1951528,88 545858,29 4 1951243,89 651930,21 1951306,15 545857,62 5 1951176,74 651539,59 1951241,07 545466,63 6 1951239,59 651429,42 1951304,51 545356,80 7 1951502,07 652027,58 1951563,82 545956,36
Khu 2: 10,0 ha thuộc xã
Sơn Lộc 8 1951508,18 652444,88 1951567,72 546373,70
9 1951264,86 652446,17 1951324,39 546373,70 10 1951264,91 652028,65 1951326,65 545956,17
Khu vực dự án có địa hình địa hình đồi thấp thoải với độ cao từ 6,77 - 46,89 m, gồm các dãy đồi kéo dài theo phương á vĩ tuyến, có đặc điểm chung là đỉnh đồi dạng
Báo cáo ĐTM Dự án: “Đầu tư XDCT khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”
vòm, sườn thoải 5 - 15° đổ về hướng Bắc và Nam, nằm hai bên đường TL560. Địa hình được cấu thành bởi đá cát, bột, sét kết hệ tầng Rào Chan. Trên bề mặt địa hình thảm thực vật chủ yếu là rừng sản xuất phát triển dày xen cây bụi và quặng laterit.
Diện tích dự án Hình 1.1: Hình ảnh vị trí khu vực Dự án (nguồn Google map) 1.1.4 Hiện trạng quản lý, sử dụng đất của Dự án
- Hiện trạng sử dụng đất:
Khu đất đề xuất thực hiện dự án có hiện trạng là đất trồng cây cao su, không nằm trong khu vực cấm và tạm thời cấm hoạt động khoáng sản trên địa bàn tỉnh Quảng Bình;
không thuộc khu đất rừng tự nhiên theo Chỉ thị 13-CT/TW ngày 12/1/2017 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; không thuộc đất quốc phòng; không chồng lấn với các dự án khác đã cấp trên địa bàn tỉnh và thuộc diện tích đất sử dụng khai thác khoáng sản theo Quy hoạch sử dụng đất cuối kỳ (2016-2020) tỉnh Quảng Bình được phê duyệt tại Nghị quyết số 45/NQ-CP ngày 09/5/2018 của Chính phủ và Quy hoạch, Kế hoạch sử dụng đất của huyện Bố Trạch.
Hiện tại dự án đã kết thúc công tác thăm dò và đánh giá trữ lượng. Toàn bộ địa hình và thân nguyên liệu vẫn nguyên trạng chưa bị tác động khai thác làm thay đổi so
Khu 1
Khu 2
với điều kiện nguyên thủy. Công ty đang tiến hành lập hồ sơ và các thủ tục để trình các cơ quan chức năng để được cấp phép khai thác.
Tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án: 21,53 ha.
- Giao thông:
Khu vực dự án có điều kiện giao thông thuận lợi; khu 1 và khu 2 phân bố gần kề TL560. Từ Quốc lộ 1A đoạn qua cầu Gianh khoảng 0,8km rẽ về phía Tây theo TL560 khoảng 10km là đến khu mỏ. Ngoài ra, có thể đi từ đường Hồ Chí Minh, đoạn qua xã Cự Nẫm rẽ phải khoảng 1km về phía Đông Bắc là đến khu mỏ. Nhìn chung, điều kiện giao thông đến khu mỏ thuận lợi cho quá trình vận chuyển khoáng sản.
- Hệ thống mạng sông suối:
+ Trong diện tích khu vực dự án không có sông, suối chảy qua, chỉ xuất hiện các rãnh cạn có nước chảy tạm thời vào mùa mưa. Toàn bộ khu vực khai thác đều nằm trên mực xâm thực địa phương.
+ Nguồn tiếp nhận nước sau xử lý của dự án là sông Đào nằm phía Bắc của dự án, cách 70m..
- Các đối tượng kinh tế - xã hội:
Trong vùng nghiên cứu chủ yếu là người Kinh sinh sống với mật độ thưa. Nghề nghiệp chủ yếu của nhân dân trong vùng là làm nông nghiệp, lâm nghiệp và một ít làm nghề buôn bán nhỏ.
Trên địa bàn các xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc có cơ sở hạ tầng tương đối phát triển;
trung tâm hành chính của các xã xây dựng kiên cố, hệ thống điện lưới quốc gia, các trạm truyền thông, trường học và trạm y tế đã được đầu tư xây dựng khang trang
Hiện tại khu vực mỏ chưa đấu nối hệ thống điện lưới, Công ty sẽ kết hợp với điện lực địa phương để đấu nối điện cho mục đích sinh hoạt, chiếu sáng trong giai đoạn xây dựng cơ bản mỏ.
1.1.5 Khoảng cách từ dự án tới khu dân cư và khu vực có yêu tố nhạy cảm về môi trường
Trong toàn bộ diện tích thực hiện dự án không có hộ dân, không có diện tích rừng đặc dụng, khu bảo tồn thiên nhiên hay cây công nghiệp có giá trị.
- Một số đối tượng gần khu vực Dự án
+ Nằm giữa hai khu 1 và khu 2 là đường tỉnh lộ ĐT560, cách đường tỉnh lộ khoảng 50m.
+ Phía Bắc khu mỏ cách 70m là các hộ dân thuộc xã Cự Nẫm và sông Đào Chảy từ đông bắc về tây nam.
+ Phía Nam khu mỏ cách 200m là dân cư thuộc xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc.
+ Phía tây và phía đông khu mỏ đều là đất trồng cao su của hộ dân.
+ Phía Tây Bắc khu mỏ thuộc xã Cự Nẫm có một phần diện tích trồng lúa nước,
Báo cáo ĐTM Dự án: “Đầu tư XDCT khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”
đất nuôi trồng thủy sản và đất trồng cây lâu năm.
+ Trong vòng bán kính 1km xung quanh dự án không có dự án nào thực hiện.
- Không có mồ mả nào nằm trong khu vực Dự án, do vậy không cần phải di dời và cải táng. Nhìn chung, việc chiếm dụng diện tích đất đai để tiến hành khai thác đá sét tại khu vực này ảnh hưởng không nhiều đến môi trường xung quanh. Công ty cũng sẽ tạo điều kiện thu nhận lao động địa phương vào làm việc tại Công ty khi Dự án đi vào hoạt động.
1.1.6 Mục tiêu, quy mô, công suất, công nghệ và loại hình Dự án a. Mục tiêu
- Khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng cung cấp cho các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
- Mở rộng sản xuất kinh doanh, đa dạng hoá sản phẩm, đảm bảo sản xuất của doanh nghiệp ngày càng ổn định và phát triển bền vững.
- Tạo công ăn việc làm, thu nhập cho nhân dân địa phương, góp phần cải tạo nâng cấp cơ sở hạ tầng trên địa bàn.
- Góp phần phát triển công nghiệp khai khoáng, đảm bảo cung cấp quặng laterit làm phụ gia xi măng cho các nhà máy xi măng trên địa bàn tỉnh Quảng Bình; tăng nguồn thu cho địa phương.
b. Loại hình dự án
Dự án đầu tư xây dựng công trình khai thác laterit thuộc Công trình sản xuất vật liệu xây dựng, sản phẩm xây dựng, công trình không sử dụng vật liệu nổ (có công suất dưới 1 triệu m3/năm). Theo mục 1.2.1.1 phần b của Thông tư số 06/2021/TT-BXD ban hành ngày 30 tháng 6 năm 2021: thì mỏ thuộc công trình cấp III, đầu tư xây dựng công trình khai thác mới hoàn toàn, nhóm B
c. Quy mô
Tổng nhu cầu sử dụng đất của dự án: 21,53 ha.
d. Trữ lượng
Trữ lượng địa chất được phê duyệt, trữ lượng huy động vào khai thác và trữ lượng khai thác (sau khi trừ trữ lương để lại bờ mỏ) được tổng hợp ở bảng ...
Bảng 1. 2. Bảng Trữ lượng quặng laterit
Khu SHK
Trữ lượng quặng trạng thái tự nhiên (nghìn tấn) Trữ lượng địa chất
được phê duyệt theo QĐ số 1270/QĐ-
HĐTLQG
Trữ lượng huy động vào khai
thác
Trữ lượng khai thác
Khu 1 (xã Cự Nẫm)
1-122 179 161 149,238
2-122 287 287 275,036
Khu 2 (xã Sơn Lộc)
1-121 206 206 200,157
3-122 229 229 224,179
Tổng 901 883 848,610
e. Công suất
Mỏ quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình được khai thác với công suất là 50.000 tấn/năm.
f. Tuổi thọ mỏ
Tuổi thọ của dự án bao gồm thời gian xây dựng cơ bản và thời gian khai thác trên cơ sở trữ lượng có thể khai thác và công suất theo thiết kế. Tuổi thọ của dự án được xác định theo công thức sau:
T = T1 + T2 = 0,5 + 16,5 = 17,0 năm Trong đó:
T1: Thời gian xây dựng cơ bản, T1 = 6 tháng = 0,5 năm;
T2: Thời gian mỏ khai thác theo công suất thiết kế;
T2 =
000 . 50
460 . 23 610 .
848
A V
V XDCB 16,5 năm
V: Trữ lượng khai thác, V = 848.610 tấn.
VXDCB: Khối lượng quặng laterit thu hồi trong quá trình xây dựng cơ bản, VXDCB
= 23.460 tấn (theo lịch khai thác).
A: Công suất thiết kế, A = 50.000 tấn/năm.
Vậy tuổi thọ dự án làm tròn là 17 năm.
- Chế độ làm việc của mỏ được xác định như sau:
- Số ngày làm việc trong năm: 300 ngày;
- Số tháng làm việc trong năm: 12 tháng;
- Số ngày làm việc trung bình trong tháng: 25 ngày;
- Số ca làm việc trong ngày: 1 ca;
Báo cáo ĐTM Dự án: “Đầu tư XDCT khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”
- Số giờ làm việc trong ca: 8 giờ.
g. Công nghệ khai thác
Sử dụng hệ thống khai thác khấu theo lớp bằng vận tải trực tiếp bằng ô tô.