CHƯƠNG 4: PHƯƠNG ÁN CẢI TẠO, PHỤC HỒI MÔI TRƯỜNG, PHƯƠNG ÁN BỒI HOÀN ĐA DẠNG SINH HỌC
4.1 Phương án cải tạo, phục hồi môi trường đối với dự án khai thác khoáng sản
4.1.1 Lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường
4.1.1.1 Căn cứ đề xuất phương án
- Căn cứ vào điều kiện thực tế khai thác: Mỏ khai thác theo hình thức lộ thiên.
Khai thác theo từng tầng lần lượt từ trên xuống dưới.
- Căn cứ phương pháp khai thác, vào mặt bằng kết thúc khai thác khu vực dự án:
Cos kết thúc dự án bằng với cote mặt bằng tự nhiên.
- Căn cứ ảnh hưởng quá trình khai thác đến môi trường, cộng đồng dân cư xung quanh.
- Căn cứ vào nhu cầu sử dụng đất của địa phương.
- Căn cứ cấu tạo địa chất và chất lượng môi trường khu vực xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình.
- Giải pháp cải tạo, phục hồi môi trường phải đảm bảo không để xảy ra các sự cố môi trường, sức khỏe cộng đồng, dân cư xung quanh.
- Căn cứ yêu cầu cải tạo, phục hồi môi trường theo Nghị định số 08/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính phủ.
- Căn cứ theo hướng dẫn cải tạo môi trường theo Mẫu số 04, Mẫu số 20, Mẫu số 21 phụ lục kèm theo Thông tư số 02/2022/TT-BTNMT ngày 10/01/2022.
- Nghị định số 10/2021/NĐ-CP ngày 09/02/2021của Chính phủ về quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 11/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn một số nội dung xác định và quản lý chi phí đầu tư xây dựng;
- Thông tư số 12/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng ban hành định mức xây dựng;
- Thông tư số 13/2021/TT-BXD ngày 31/8/2021 của Bộ Xây dựng hướng dẫn phương pháp xác định các chỉ tiêu kinh tế kỹ thuật và đo bóc khối lượng công trình.
- Quyết định số 60/2019/QĐ-UBND, ngày 20/12/2019 của UBND tỉnh quyết định ban hành Bảng giá đất trên địa bàn tỉnh Quảng Bình, giai đoạn 2020 - 2024.
- Bộ đơn giá 66/QĐ-SXD ngày 12/01/2024 về công bố đơn giá nhân công tỉnh Quảng Bình năm 2024;
- Quyết định số 68/QĐ-SXD ngày 12/01/2024; về ban hành bảng giá ca máy tỉnh Quảng Bình năm 2024;
- Công văn số 3527/CBG-SXD ngày 26 tháng 12 năm 2024 của Liên Sở Xây dựng – Tài chính tỉnh Quảng Bình về Công bố giá vật liệu xây dựng tháng 12 năm 2024 trên địa bàn tỉnh Quảng Bình.
Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường khu vực Dự án được tổng hợp tại bảng sau:
Bảng 4.1. Nội dung cải tạo, phục hồi môi trường
Phương án 1 Phương án 2
- Khu vực khai trường:
Khai thác đến đâu hoàn nguyên môi trường đến đó.
- Kết thúc quá trình khai thác mặt bằng khu mỏ với khu 1 Cos cao đáy mỏ thấp nhất:
Khối 1-122 là +6,0m; khối 2-122 là +7,0m; khu 2 Cos cao đáy mỏ thấp nhất:
Khối 1-121 là +10,0m; khối 3-122 là +14,5m.
+ Ổn định bờ mỏ để đảm bảo an toàn.
+ Sườn tầng: gia cố, cậy bẩy đá treo, nạo vét rãnh thoát nước chân tầng.
+ Các mặt tầng kết thúc khai thác mỏ:Trồng xen kẽ cỏ và cây keo lá tràm trên các mặt tầng
+ Đáy moong khai thác cuối cùng: san gạt tạo mặt bằng.
+ Trồng xen kẽ cỏ và cây keo lá tràm trên diện tích đáy khai trường.
- Khu vực khai trường:
Khai thác đến đâu hoàn nguyên môi trường đến đó.
- Kết thúc quá trình khai thác mặt bằng khu mỏ với khu 1 Cos cao đáy mỏ thấp nhất:
Khối 1-122 là +6,0m; khối 2-122 là +7,0m; khu 2 Cos cao đáy mỏ thấp nhất:
Khối 1-121 là +10,0m; khối 3-122 là +14,5m.
+ Ổn định bờ mỏ để đảm bảo an toàn.
+ Sườn tầng: gia cố, cậy bẩy đá; nạo vét rãnh thoát nước chân tầng.
+ Mặt tầng kết thúc khai thác mỏ:Trồng xen kẽ cỏ và cây keo lá tràm trên các mặt tầng
+ Đáy moong khai thác cuối cùng: san gạt tạo mặt bằng.
+ Trồng xen kẽ cỏ và cây keo lá tràm trên diện tích đáy khai trường.
- Hồ lắng: San lấp hồ lắng, đổ đất trồng xen cỏ và keo lá tràm
- Hồ lắng: Giữ lại hồ để cung cấp nước tưới tiêu cho khu vực.
Nạo vét hồ; lập biển cảnh báo, làm hàng rào và trồng keo lá tràm quanh hồ.
- Khu vực văn phòng, khu phụ trợ tại khu mỏ tháo dỡ công trình xây dựng, đào hố, đổ đất, trồng xen cỏ và keo lá tràm.
- Khu vực văn phòng, các khu phụ trợ:
tháo dỡ công trình xây dựng, đào hố, đổ đất, trồng xen cỏ và keo lá tràm.
- Tuyến đường vận tải: san gạt, đào hố, đổ đất và bổ sung cây xanh 2 bên các tuyến đường tại mỏ.
Nạo vét các rãnh thoát nước.
- Tuyến đường vận tải: san gạt, đào hố, đổ đất và bổ sung cây xanh 2 bên các tuyến đường tại mỏ.
Nạo vét các rãnh thoát nước.
Báo cáo ĐTM Dự án: “Đầu tư XDCT khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”
Theo hướng dẫn tại theo hướng dẫn của mẫu số 20 phụ lục II của Thông tư 02/2022/TT-BTNMT Quy định chi tiết thi hành một số điều của NĐ số 08/2022/NĐ- CP ngày 10/01/2022 của CP sửa đổi, bổ sung một số điều của các nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật BVMT và quy định quản lý hoạt động dịch vụ QTMT:
Phương án cải tạo, phục hồi môi trường được lựa chọn là trồng cây nhằm tái tạo hệ sinh thái và môi trường khu vực Dự án gần nhất với trạng thái ban đầu.
4.1.1.2 Đề xuất phương án
Dự án đầu tư khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có diện tích 22 ha (trong đó khu 1 diện tích 12,0 ha và khu 2 diện tích 10,0 ha).
Tại khu 1 (xã Cự Nẫm) do có một phần diện tích đất trồng lúa nước còn lại (LUK), đất nuôi trồng thủy sản (NTS) và đất trồng cây lâu năm (CLN) của hộ gia đình cá nhân sử dụng nên để không ảnh hưởng đến diện tích đất lúa, đảm bảo an ninh lương thực và thuận lợi cho việc thực hiện. Diện tích khai thác khu 1 để lại 0,5 ha , diện tích khai thác còn lại 11,5ha.
Theo báo cáo thăm dò các đá trầm tích thuộc tập 2 phân bố trên toàn bộ diện tích mỏ, thành phần thạch học chủ yếu đá cát, bột kết, đá phiến sét, màu nâu vàng đến nâu đỏ. Đánh giá chung điều kiện địa chất công trình của khu mỏ tương đối ổn định, không có hiện tượng trượt lở, sụt lún xảy ra.
Theo hướng dẫn tại Phụ lục I Mẫu số 04, Mẫu số 20, Mẫu số 21 Thông tư 02/2022/NĐ-CP ngày 10/01/2022 của Chính Phủ sửa đổi bổ sung một số điều của các Nghị định quy định chi tiết, hướng dẫn thi hành Luật Bảo vệ môi trường, thì Dự án không có nguy cơ tạo dòng thải axit, vì vậy để lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường Công ty đưa ra 2 phương án cải tạo phục hồi môi trường như sau:
* Đánh giá sự ảnh hưởng của các phương án
Bảng 4.2. So sánh hiệu quả 2 phương án cải tạo, phục hồi môi trường sau khai thác
Chỉ tiêu so sánh Phương án 1 Phương án 2
- Về tiềm năng sử dụng đất
Sau khi kết thúc dự án: 1,0 ha diện tích quy hoạch đất ở nông thôn tại khu 1 sẽ được tiến hành phục hồi môi trường và hoàn trả mặt bằng và toàn bộ diện tích khai thác còn lại và khu vực phụ trợ của mỏ trở thành đất lâm nghiệp (rừng
Sau khi kết thúc dự án: 1,0 ha diện tích quy hoạch đất ở nông thôn tại khu 1 sẽ được tiến hành phục hồi môi trường và hoàn trả mặt bằng và toàn bộ diện tích khai thác còn lại và khu vực phụ trợ của mỏ trở thành đất lâm nghiệp
Chỉ tiêu so sánh Phương án 1 Phương án 2 trồng cây keo lá tràm xen cỏ:
phù hợp với điều kiện đất đồi và khí hậu Quảng Bình và Gỗ dùng trong xây dựng, quả có thể chế biến thực phẩm, tạo các tầng cây gồm cây gỗ lớn, cây bụi, và thảm cỏ để tái thiết hệ sinh thái).
(rừng trồng cây keo lá tràm xen cỏ: phù hợp với điều kiện đất đồi và khí hậu Quảng Bình và Gỗ dùng trong xây dựng, quả có thể chế biến thực phẩm, tạo các tầng cây gồm cây gỗ lớn, cây bụi, và thảm cỏ để tái thiết hệ sinh thái) và diện tích hồ lắng được để lại để điều hòa không khí và sử dụng nước làm mục đích tươi nước cho cây trồng.
- Tính khả thi về phương pháp thi công, thực hiện dự án
Khá thi, biện pháp thi công không phức tạp. Đảm bảo tính bền vững môi trường
Khả thi, Biện pháp thi công và chăm sóc cần nhiều thời gian. Không trả lại mặt bằng như ban đầu vì để lại 02 hồ lắng phục vụ đảm bảo nguồn nước tưới tiêu.
- Tính phù hợp với yêu cầu sử dụng đất của địa phương
Phù hợp do gần trả lại hiện trạng môi trường khu vực trước đây là đồi núi
Phục hồi sinh thái, bảo tồn đa dạng sinh học
Không trả lại mặt bằng như ban đầu.
Cải thiện đất, tăng độ che phủ cây xanh
- Thời gian cần thiết để hoàn thành dự án
Tiết kiệm thời gian phục hồi hơn so với phương án 2 do tăng trưởng nhanh, có thể khai thác sau 5-7 năm. Thích hợp để trồng phục hồi đất cằn cỗi hoặc đất bị xói mòn trong thời gian ngắn.
Thời gian chăm sóc và trồng cần nhiều hơn phương án 1 do xen cây ăn quả và cây
- Về chi phí cho hoạt động cải tạo, phục hồi môi trường
Với phương án này chi phí cho cải tạo phục hồi là: khoảng 5.367.143.793 đồng (chi tiết xem phần dự toán)
Chi phí cao. Tổng chi phí theo dự toán là:
5.444.962.258 đồng
- Các tác động tới Các tác động môi trường Các tác động môi trường
Báo cáo ĐTM Dự án: “Đầu tư XDCT khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”
Chỉ tiêu so sánh Phương án 1 Phương án 2
môi trường trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường
không khí, môi trường nước được hạn chế đáng kể do khối lượng san gạt vận chuyển nhỏ, thời gian thi công ngắn.
không khí, môi trường nước được hạn chế đáng kể do khối lượng san gạt vận chuyển nhỏ, thời gian thi công ngắn.
- Khả năng xảy ra sự cố nghiêm trọng trong và sau khi phục hồi môi trường
Hạn chế khả năng xảy ra sự cố trong quá trình thi công.
Hạn chế xảy ra các sự cố trong quá trình thi công
- Tác động tới hệ sinh thái khu vực mỏ
Cải thiện lớn vì toàn bộ diện tích đã được phủ xanh, trở thành hệ sinh thái rừng trồng, bảo tồn đa dạng sinh học
Cải thiện đất, tăng độ che phủ cây xanh
- Tính khả thi về các biện pháp khắc phục những điểm hạn chế của phương án
Phủ xanh trên toàn bộ diện tích khai thác vừa đem lại lợi ích kinh tế cho nhân dân, góp phần cải thiện môi trường khu vực.
Vốn đầu tư lớn, phương thức thi công phức tạp, thời gian thực hiện dài.
c. Tính toán chỉ số phục hồi đất
Việc tính toán chỉ số phục hồi đất có ý nghĩa to lớn trong quá trình cải tạo phục hồi môi trường sau khi kết thúc quá trình khai thác. Nó giúp cho chủ dự án cũng như các nhà quản lý có kế hoạch và định hướng hoạt động ngay từ giai đoạn quy hoạch và thiết kế mỏ. Chỉ số phục hồi đất cũng phản ánh tính khả thi, những giá trị có thể mang lại và tính bền vững của phương án cải tạo lựa chọn.
Chỉ số phục hồi đất được xác định theo biểu thức sau:
Ip = (Gm-Gp)/Gc Trong đó:
Gm: Giá trị đất đai sau khi phục hồi, dự báo theo giá thị trường tại thời điểm tính toán;
Gp: Tổng chi phí phục hồi đất để đạt được mục đích sử dụng;
Gc: Giá trị nguyên thủy của đất đai trước khi hoạt động ở thời điểm tính toán (theo đơn giá của Nhà nước);
Căn cứ theo Quyết định số 29/2020/QĐ-UBND ngày 24/12/2020 của UBND tỉnh Quảng Bình và Quyết định số 40/2019/QĐ-UBND ngày 20/12/2019 về việc ban hành quy định về bảng giá đất giai đoạn 2020-2024 trên tỉnh Quảng Bình.
+ Đất trồng rừng sản xuất (vị trí 1) xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là 7.000 đồng/m2, đất ở nông thông (KV 2 và VT1) là 83.000 đồng.
- Với phương án 1:
Tại thời điểm tính toán phần diện tích đất sau khi phục hồi là đất rừng sản xuất.
toàn bộ diện tích bàn giao cho địa phương là đất rừng sản xuất có đơn giá 6.000 đồng/m2. - Với phương án 2:
Tại thời điểm tính toán, toàn bộ diện tích đất bàn giao cho địa phương là cây rừng sản xuất có đơn giá là 7.000 đồng/m2, đất ở nông thông (KV 2 và VT1) là 83.000 đồng.
Tổng hợp chỉ số phục hồi đất của hai phương án:
Bảng 4.3. Chỉ số Ip của hai phương án
Phương án Gc Gm Gp Ip
Phương án 1
Đất rừng sản xuất
2.265.000.000 2.265.000.000 5.360.710.627 -1,3
Phương án 2
Đất rừng sản xuất và 1 phần để lại hồ nước
2.265.000.000 2.265.000.000 5.438.529.092 -1,4
Trên cơ sở các đánh giá phân tích ở trên cùng kết quả chỉ số phục hồi đất của hai phương án cho thấy, việc lựa chọn phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo phương án 1 hoặc 2 đều có tính khả thi, nằm trong khả năng thực hiện của chủ dự án. Căn cứ vào những chỉ tiêu so sánh về tiềm năng sử dụng đất, các tác động tới môi trường trong quá trình cải tạo, phục hồi môi trường, khả năng xảy ra sự cố nghiêm trọng trong và sau khi phục hồi môi trường thì còn một yếu tố khá quan trọng là dựa trên sự phù hợp với yêu cầu thực tiễn tại địa phương nơi thực hiện dự án là Phương án 1. Cụ thể phương án lựa chọn:
* Đối với khai trường khi kết thúc khai thác:
- Thực hiện cải tạo đường thoát nước xung quanh khu vực khai thác, kết thúc khai thác năm nào tiến hành cải tạo đến đó.
- Hết năm 1: 1,0 ha diện tích quy hoạch đất ở nông thôn tại khu vực 1 sau khi khai thác trong năm đầu tiên của dự án sẽ được tiến hành phục hồi môi trường và hoàn trả mặt bằng cho địa phương.
- Diện tích còn lại là đất rừng sản xuất: tiến hành khai thác hết năm nào tiến hành trồng cây keo lá tràm xen kẽ cỏ voi trên toàn bộ diện tích khai thác, chăm sóc trong 3 năm đầu sau đó bàn giao cho địa phương quản lý.
* Đối với khu vực phụ trợ tiến hành cải tạo sau khí kết thúc khai thác.
- Tháo dỡ các công trình phụ trợ, san gạt.
Báo cáo ĐTM Dự án: “Đầu tư XDCT khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”
- San lấp hệ thống mương thoát nước mưa.
- Trồng cây xanh chăm sóc trong 3 năm đầu sau đó bàn giao lại cho địa phương quản lý.
* Rãnh thoát nước, hố gas: Cải tạo rãnh thoát nước, khe suối tiếp nhận nước thải mỏ. Khơi thông dòng chảy, nạo vét bùn rác từ các loại chất thải cuốn theo bề mặt vào nguồn tiếp nhận, tần suất 6 tháng/lần, chiều dài nạo vét 910m.
*) Quy hoạch sử dụng đất của địa phương:
Theo Quyết định số 1282/QĐ-UBND ngày 10/05/2021, UBND huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Quy hoạch sử dụng đất giai đoạn 2021÷2030, huyện Bố Trạch và Quyết định 138/QĐ-UBND ngày 19/01/2024, UBND tỉnh Quảng Bình về việc phê duyệt Kế hoạch sử dụng đất năm 2024 huyện Bố Trạch, khu mỏ Dự án được quy hoạch là khu vực khai thác khoáng sản với địa hình đồi thấp thoải với độ cao từ 6,77 - 46,89 m, gồm các dãy đồi kéo dài theo phương á vĩ tuyến, có đặc điểm chung là đỉnh đồi dạng vòm, sườn thoải 5 - 15° đổ về hướng Bắc và Nam, nằm hai bên đường TL560 và tuổi thọ mỏ của Dự án là 17 năm. Tính đến thời điểm kết thúc khai thác mỏ chưa có quy hoạch sử dụng đất cho khu vực Dự án nói riêng và huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình nói chung. Tuy nhiên, căn cứ vào tình hình thực tế của khu mỏ Dự án và lân cận, xung quanh khu mỏ là với thảm thực vật chủ yếu là rừng sản xuất phát triển dày xen cây bụi và quặng laterit. Vì vậy, khi kết thúc khai thác, để khu mỏ trở lại gần nhất với trạng thái ban đầu, tiến hành trồng cây keo lá tràm phủ xanh toàn bộ khai trường.
Việc lựa chọn cây keo lá tràmđể trồng nhằm cải tạo và phục hồi môi trường tại xã xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình là một quyết định có cơ sở dựa trên nhiều yếu tố sinh thái, kinh tế, và hiệu quả phục hồi. Dưới đây là những lý do chính cho việc chọn loài cây này:
- Khả năng sinh trưởng tốt trên đất suy thoái
+ Thích nghi với đất cằn cỗi và suy thoái: Cây keo lá tràm có khả năng sinh trưởng trên nhiều loại đất khác nhau, bao gồm cả đất cằn cỗi và bị suy thoái, như đất có độ dinh dưỡng thấp, đất nghèo, và đất bạc màu.
+ Khả năng cải thiện chất lượng đất: Loài cây này thuộc họ Đậu (Fabaceae), có khả năng cố định đạm từ khí quyển nhờ vi khuẩn nốt sần ở rễ. Điều này giúp cải thiện độ phì nhiêu của đất, cung cấp dinh dưỡng và nâng cao chất lượng đất qua thời gian.
- Phù hợp với điều kiện khí hậu và thổ nhưỡng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình:
+ Xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có điều kiện khí hậu nhiệt đới gió mùa, với mùa mưa và mùa khô. Cây keo lá tràm là cây gỗ thân mềm, có khả năng chịu nhiệt và chịu hạn rất tốt, thích nghi hoàn hảo với kiểu khí hậu này.
+ Khu vực Xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình có