Đánh giá, dự báo các tác động

Một phần của tài liệu Báo cáo dtm dự Án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng” tại xã cự nẫm và xã sơn lộc, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 119 - 136)

3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp và công trình bảo vệ môi trường trong

3.2.1 Đánh giá, dự báo các tác động

3.2.1.1 Đánh giá, dự báo các tác động có liên quan đến chất thải 3.2.1.1.1 Tác động do bụi và khí thải

a. Tác động của bụi

Bụi phát sinh từ hoạt động khai thác đá sét - Bụi phát sinh do hoạt động xúc bốc:

Khối lượng sét khai thác hàng năm là 50.000 tấn/năm. Vậy tổng khối lượng xúc bốc là: 50.000 tấn.

Theo phương pháp đánh giá nhanh của Tổ chức y tế thế giới WHO thì bụi phát sinh trong công đoạn xúc bốc: 0,17kg/tấn.

Như vậy, tải lượng bụi phát sinh do hoạt động san gạt, xúc bốc sét nguyên liệu và đất đá kẹp:

𝑄𝑠𝑔 = 50.000 × 0,17 = 8500 kg/năm - Bụi phát sinh trong công đoạn vận chuyển:

Tùy theo điều kiện chất lượng đường sá, chất lượng xe vận chuyển mà lượng bụi phát sinh nhiều hay ít. Đặc biệt nồng độ bụi sẽ tăng cao trong những ngày khô, nắng gió. Bụi do nguyên vật liệu rơi vãi khi vận chuyển cuốn theo gió phát tán vào không khí gây nên ô nhiễm cho các khu vực xung quanh.

Kết thúc giai đoạn XDCB, tuyến đường hào mở mỏ và tuyến đường vận chuyển đều được lu lèn, ra khỏi khai trường là đường tỉnh lộ, vận tốc ô tô là 40km/h. Thải lượng bụi phát tính toán như công thức 3.2, với đường được lu lèn s = 5,7 thì khi xe vận chuyển trên đường có tải lượng bụi là 1,41 kg bụi/(lượt xe.km) đối với xe trọng tải 12 tấn.

Quãng đường vận chuyển quặng laterit vận tải trong mỏ khoảng 35km, với lượng laterit vận chuyển là 50.000 tấn/năm, được chở trên xe tải trọng 12 tấn, lượng xe dự tính vận chuyển đá sét là 4.167 chuyến/năm. Lượng bụi phát sinh trong quá trình vận chuyển là:

𝑄𝑣𝑐 = 1,41 × 1 × 4167 = 5.875𝑘𝑔/𝑛ă𝑚 - Bụi sinh ra do sử dụng nhiên liệu:

Theo Tài liệu thiết kế cơ sở, Dự án sử dụng các loại thiết bị có sử dụng dầu Diezel

như máy xúc, xe phun nước và ô tô vận chuyển đá 12 tấn. Lượng nhiên liệu sử dụng trung bình năm trong giai đoạn hoạt động sản xuất là 105.846 lít dầu Diezel. Với khối lượng riêng của dầu Diezel là 0,833 kg/lít, khối lượng dầu cần dùng hàng năm tại giai đoạn hoạt động sản xuất là 88.170 kg (88,170 tấn dầu).

Căn cứ theo tài liệu của WHO, lượng bụi sinh ra khi đốt cháy 1 tấn dầu diesel cho các thiết bị vận tải và máy móc cỡ lớn là 4,3kg bụi/tấn dầu Diezel. Như vậy bụi phát sinh ước tính do hoạt động của máy móc trong giai đoạn hoạt động sản xuất của Dự án là:

𝑄𝑛𝑙 = 4,3 × 88,170 = 379 𝑘𝑔/𝑛ă𝑚

+ Đánh giá tác động của bụi trong không khí tại khai trường trong giai đoạn khai thác:

Xem xét nguồn phát sinh bụi tại khu vực khai trường giai đoạn khai thác như một nguồn mặt, khi đó nồng độ bụi phát sinh tại khu vực được áp dụng khái niệm về mô hình “Hộp cố định” và được tính theo công thức 3.3.

Tải lượng bụi phát sinh được tính bằng tổng lượng bụi phát sinh/diện tích phát sinh bụi; trong đó tổng lượng bụi phát sinh bằng lượng bụi sinh ra do quá trình san gạt, xúc bốc, bụi do vận chuyển trong khu vực khai trường, bụi từ quá trình sử dụng nhiên liệu trong giai đoạn khai thác. Tổng khối lượng bụi là:

𝑄𝑡 = 𝑄𝑠𝑔+ 𝑄𝑣𝑐 + 𝑄𝑛𝑙 = 8.500 + 5.875 + 379 = 14.754 𝑘𝑔/𝑛ă𝑚 = 1,71𝑔/𝑠 Từ đó, ta có:

Khu 1: 𝑀 =𝑄𝑡

𝑆 = 1,71

115300 = 0,000015 𝑔/𝑚2. 𝑠 Khu 2: 𝑀 =𝑄𝑡

𝑆 = 1,71

100000 = 0,000017 𝑔/𝑚2. 𝑠

Thay vào công thức 3.3, tính được nồng độ bụi phát sinh trong giai đoạn vận hành, tổng hợp ở bảng 3.18.

Bảng 3.18. Nồng độ bụi tại khu vực khai thác trong giai đoạn vận hành – Khu 1 STT Chiều cao xáo trộn

H (m)

Nồng độ bụi C (mg/m3) Hướng gió Đông Bắc

1 10 0,51

2 30 0,26

3 50 0,21

4 75 0,19

Hướng gió Tây Nam

1 10 0,51

Báo cáo ĐTM Dự án: “Đầu tư XDCT khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

STT Chiều cao xáo trộn H (m)

Nồng độ bụi C (mg/m3)

2 30 0,26

3 50 0,21

4 75 0,19

QCVN

05:2023/BTNMT Trung bình 1h 0,3

Bảng 3.19. Nồng độ bụi tại khu vực khai thác trong giai đoạn vận hành – Khu 2 STT Chiều cao xáo trộn

H (m)

Nồng độ bụi C (mg/m3) Hướng gió Đông Bắc

1 10 0,49

2 30 0,25

3 50 0,21

4 75 0,18

Hướng gió Tây Nam

1 10 0,49

2 30 0,25

3 50 0,21

4 75 0,18

QCVN

05:2023/BTNMT Trung bình 1h 0,3

Từ bảng 3.18 và 3.19, nhận thấy nồng độ bụi tại khu vực khai thác thay đổi theo chiều cao xáo trộn của bụi và theo hướng gió. Ở cả hai khu, nồng độ bụi ở độ cao xáo trộn 10m cao hơn giới hạn cho phép của QCVN 05:2023/BTNMT. Điều đó cho thấy bụi có thể gây ảnh hưởng đến sức khỏe của người lao động làm việc trong khu vực mỏ, do đó cần có các biện pháp giảm thiểu như phun nước quét đường thường xuyên, dùng bạt che chắn cho vật liệu chuyên chở, trồng cây hai ven đường để hạn chế bụi và ảnh hưởng của bụi đến sức khỏe người lao động.

+ Nồng độ bụi đường trong quá trình vận chuyển:

Để đánh giá được nồng độ các chất ô nhiễm khuếch tán do các phương tiện vận chuyển theo khoảng cách sử dụng mô hình Sutton. Xét nguồn đường dài hữu hạn, ở độ cao gần mặt đất, hướng gió thổi theo phương vuông góc với nguồn đường. Khi đó nồng độ trung bình chất ô nhiễm tại điểm có tọa độ (x,z) được xác định bằng công thức sau:

𝐶 = 0,8𝐸{exp [−(𝑍 + ℎ)2

2𝜎𝑧2 ] + exp [−(𝑍 − ℎ)2

2𝜎𝑧2 ]} /(𝜎𝑧. 𝑢) mg/𝑚3 (3.9)

Trong đó:

C: là nồng độ chất ô nhiễm trong môi trường không khí (mg/m3).

E: là tải lượng của chất gây ô nhiễm từ nguồn thải (mg/m.s).

Z: là độ cao của điểm tính toán (m); lấy z = 2m (Nồng độ bụi lớn nhất phát sinh do bánh xe cuốn từ mặt đường trong quá trình vận chuyển tập trung ở khoảng cách từ 0 - 2m)

h: là độ cao của mặt đường so với mặt đất xung quanh (m); h = 0,2 m.

u: theo 2 hướng gió chủ đạo là Đông Bắc (2,0 m/s) và Tây Nam (2,0 m/s) theo chương 2.

σz- Hệ số khuếch tán theo phương Z, là hàm số của khoảng cách x theo phương gió thổi : σz = cxd + f. Trong trường hợp nguồn đường giao thông với độ ổn định khí quyển loại B, σz có thể được xác định theo công thức đơn giản của Sade (1968): σz = 0,53x0,73;

x: là khoảng cách tính từ đường sang 2 bên (m).

Trong giai đoạn này để vận chuyển quặng laterit cần 4.167 chuyến/năm với ô tô thùng trọng tải 12 đến các đơn vị có nhu cầu với cung độ vận tải trung bình 35 km, thời gian làm việc tại mỏ là 300 ngày/năm, 1 ca/ngày, 8h/ca. Trung bình 1 giờ làm sẽ có 2 chuyến xe 12tấn. Như đã tính toán ở trên tải lượng bụi đối với đường đã được lu lèn:

Eđn = 1,41 kg/(chuyến xe.km) đối với xe trọng tại 36 tấn, thì tải lượng bụi trung bình trong 1h do vận chuyển là:

E12T = 2×1,41 = 2,82 kg/(km.h) = 0,78 mg/m.s

Thay giá trị vào công thức trên với khoảng cách theo hướng gió thổi ta có nồng độ bụi tại các vị trí như sau:

Bảng 3.20. Dự báo nồng độ bụi đường từ các khoảng cách khác nhau trong giai đoạn hoạt động khai thác

Khoảng cách theo phương gió thổi (m)

Nồng độ bụi khi vận chuyển (mg/m3)

với xe 12 tấn QCVN 05:2023/BTNMT Hướng gió Đông Bắc

10 0,28

0,3 (mg/m3)

15 0,19

20 0,14

25 0,120

30 0,103

35 0,091

40 0,082

Báo cáo ĐTM Dự án: “Đầu tư XDCT khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

Khoảng cách theo phương gió thổi (m)

Nồng độ bụi khi vận chuyển (mg/m3)

với xe 12 tấn QCVN 05:2023/BTNMT Hướng gió Đông Nam

10 0,28

0,3 (mg/m3)

15 0,19

20 0,14

25 0,120

30 0,103

35 0,091

40 0,082

Từ bảng 3.20 cho thấy, với xe 36 tấn khoảng cách ngoài 40m so với đường vận chuyển, nồng độ bụi nằm trong tiêu chuẩn cho phép; với khoảng cách nhỏ hơn 40m nồng độ bụi cao hơn QCVN 05:2023/BTNMT, chất lượng môi trường không khí và đời sống của người dân 2 bên đường bị ảnh hưởng.

Tuy nhiên phạm vi và mức độ ảnh hưởng của bụi sẽ được hạn chế bằng các biện pháp như thường xuyên phun nước đường, xịt rửa bánh xe trước khi ra khỏi dự án, có bạt che chắn cho xe vận chuyển.

b. Khí thải

- Khí thải sinh ra do đốt cháy nhiên liệu của động cơ đốt trong:

Theo đánh giá nhanh của Tổ chức sức khỏe thế giới (WHO) thì hệ số ô nhiễm do đốt dầu diezel của các phương tiện được trình bày trong bảng 3-16, từ đó ta có thể xác định được tải lượng ô nhiễm.

Khối lượng nhiên liệu trung bình sử dụng hàng năm trong giai đoạn vận hành là 105.846 lít/năm. Với khối lượng riêng của dầu Diezel là 0,833 kg/lít thì khối lượng dầu cần dùng hàng năm tại giai đoạn vận hành là 88.170 kg/năm (88,170 tấn/năm ).

Bảng 3.21. Tải lượng ô nhiễm khí thải từ hoạt động các thiết bị khai thác – Khu 1

STT Khí thải SO2 NO2 CO Bụi

muội 1 Hệ số tải lượng ô nhiễm (kg/tấn)

(*) 20S 2,84 0,71 0,28

2 Tải lượng ô nhiễm (g/h) 36,74 104,3345 26,083625 10,2865 3 Nồng độ ô nhiễm trung bình giờ

( g/m³.h) 31,86 90,49 22,62 8,92

QCVN 05:2023/BTNMT ( g/m³.h) 350 200 30000 300 (*) Nguồn:Assessment of Sources of Air, Water, and Land Pollution - WHO, 1993

Trong đó: S là hàm lượng lưu huỳnh trong nhiên liệu (0,05%).

Bảng 3.22. Tải lượng ô nhiễm khí thải từ hoạt động các thiết bị khai thác – Khu 2

STT Khí thải SO2 NO2 CO Bụi

muội 1 Hệ số tải lượng ô nhiễm (kg/tấn)

(*) 20S 2,84 0,71 0,28

2 Tải lượng ô nhiễm (g/h) 36,74 104,3345 26,083625 10,2865 3 Nồng độ ô nhiễm trung bình giờ

( g/m³.h) 36,74 104,33 26,08 10,29

QCVN 05:2023/BTNMT ( g/m³.h) 350 200 30000 300 Khi xét trong phạm vi toàn bộ khu mỏ, với chiều cao vùng không khí ảnh hưởng là 10m thì nồng độ khí thải phát sinh từ các phương tiện này gây ra chưa ảnh hưởng đến môi trường không khí xung quanh và sức khoẻ của người lao động.

- Buị và khí thải phát sinh do vận chuyển:

Bảng 3.23. Hệ số ô nhiễm đối với các loại xe của một số chất ô nhiễm chính Loại xe

CO (kg/1000km)

Tổng bụi – muội khói (kg/1000km)

SO2

(kg/1000km)

NOx

(kg/1000km) Xe tải động cơ

Diezen > 3,5 tấn

7,4 1,5 7,27S 18,4

Xe tải động cơ Diezen < 3,5 tấn

1,1 0,1 1,15S 0,5

Mô tô và xe máy 0,6 0,07 0,55S 0,15

(Nguồn: Nguyễn Đình Tuấn, Tính toán tải lượng ô nhiễm do phương tiện giao thông cơ giới đường bộ, Chi cục BVMT TP. Hồ Chí Minh, năm 2006)

Ghi chú: S: hàm lượng lưu huỳnh trong xăng, dầu (S chiếm 0,05%).

Tải lượng các chất ô nhiễm do các phương tiện vận chuyển được tính toán theo công thức sau:

E = n x k x s (kg/1000km.h) (3.10) Trong đó:

n: là số lượng xe lưu thông trong thời điểm (xe/h)

k: Là hệ số phát thải của các xe vận chuyển (kg/1000km) s: Chiều dài quãng đường vận chuyển (km), km

Trong giai đoạn này để vận chuyển quặng cần 4.167 chuyến/năm với ô tô thùng trọng tải 12 tấn các các công ty thu mua quặng với cung độ vận tải trung bình 35km, thời gian làm việc tại mỏ là 300 ngày/năm, 1 ca/ngày, 8h/ca. Trung bình 1 giờ làm sẽ có

Báo cáo ĐTM Dự án: “Đầu tư XDCT khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

2 chuyến xe 12 tấn. Dựa hệ số ô nhiễm bụi và khí thải từ phương tiện giao thông tại Bảng 3.23 và công thức 3.9. Tính được tải lượng ô nhiễm phát sinh khí thải trong bảng 3.24.

Bảng 3.24. Tải lượng ô nhiễm phát sinh khí thải từ hoạt động vận chuyển trong giai đoạn khai thác

Hoạt động Lượt xe ra vào (xe/h)

Quãng đường (km)

Tải lượng ô nhiễm (mg/m.s)

TSP SO2 NOx CO

Vận chuyển 2 35 0,029 0,007 0,358 0,144

Để đánh giá được nồng độ các chất ô nhiễm khuếch tán do các phương tiện vận chuyển theo khoảng cách sử dụng mô hình Sutton. Xét nguồn đường dài hữu hạn, ở độ cao gần mặt đất, hướng gió thổi theo phương vuông góc với nguồn đường. Khi đó nồng độ trung bình chất ô nhiễm tại điểm có tọa độ (x,z) được xác định bằng công thức 3.3.

Dựa vào tải lượng chất ô nhiễm tại Bảng 3.24 và các thông số thay vào công thức (3.9) trên ta tính toán dự báo được được nồng độ các chất gây ô nhiễm từ các phương tiện vận chuyển như sau:

Bảng 3.25. Nồng độ bụi và khí thải phát sinh trong quá trình vận chuyển giai đoạn khai thác

Khoảng cách (m) Nồng độ các chất ô nhiễm (mg/m3)

CO TSP SO2 NOx

Hướng gió Đông Bắc

10 0,052 0,010 0,003 0,129

15 0,035 0,007 0,002 0,086

20 0,027 0,005 0,0013 0,0664

25 0,022 0,004 0,0011 0,0550

30 0,019 0,004 0,0009 0,0474

40 0,017 0,003 0,0008 0,0420

Hướng gió Đông Nam

10 0,052 0,010 0,003 0,129

15 0,035 0,007 0,002 0,086

20 0,027 0,005 0,0013 0,0664

25 0,022 0,004 0,0011 0,0550

30 0,019 0,004 0,0009 0,0474

40 0,017 0,003 0,0008 0,0420

10 0,052 0,010 0,003 0,129

QCVN 05:2023/BTNMT 30 0,3 0,35 0,2

Ghi chú: QCVN 05:2023/BTNMT: Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về chất lượng không khí (trung bình 1 giờ).

Nhận xét: Dựa vào kết quả tính toán nồng độ bụi và khí thải phát sinh từ quá

trình vận chuyển theo khoảng cách so với quy chuẩn cho phép như sau:

- Đối với khí SO2, CO, bụi, NOx tại tất cả các khoảng cách đều nằm trong giới hạn cho phép của quy chuẩn.

- Đối tượng chịu tác động: 50 CBCNV làm việc tại mỏ.

- Phạm vi tác động: dọc tuyến đường trong mỏ và tuyến đường vận chuyển ngoài mỏ.

- Thời gian tác động: thời gian vận chuyển đá sét và đá kẹp trong quá trình khai thác 3,4 năm.

+ Đánh giá tác động: Nguồn gây ô nhiễm do khí thải trong giai đoạn này chủ yếu do hoạt động của các máy móc thiết bị khai thác, từ các quá trình xúc bốc, san gạt và các phương tiện vận chuyển, với các khí ô nhiễm chủ yếu là NOx, SO2, CO và VOC.

Mức độ ảnh hưởng đến không khí khu vực khai thác và dọc theo tuyến đường vận chuyển sẽ tăng lên đáng kể. Tuy nhiên, trong điều kiện có gió pha loãng và do hoạt động khai thác phân tán ở nhiều điểm, với số lượng máy móc, phương tiện sử dụng không lớn, hoạt động và làm việc theo phân công ca kíp có trình tự nên tác động của khí thải tới môi trường là không lớn. Bên cạnh đó, Chủ dự án sẽ có các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm khí thải nhằm hạn chế ảnh hưởng của khí thải phát sinh trong giai đoạn này. Các biện pháp hạn chế ảnh hưởng của khí thải được trình bày chi tiết trong mục 3.2.2.

3.2.1.1.2 Tác động của CTR thông thường và CTNH a) Sinh khối thực vật từ hoạt động phát quang

Mỏ thực hiện khai thác đến đâu phát quang đến đấy, khối lượng sinh khối phát sinh trong giai đoạn khai thác ước tính khoảng 11,99 tấn.

Lượng sinh khối này chủ yếu là cây cao su và keo, sau khi phát quang sẽ được Công ty TNHH 1 TV LCN Long Đại thu gom, tập kết đúng quy định. Qua trình thu gom sẽ chiếm diện tích khai thác, cản trở hoạt động di chuyển của máy móc công nhân, làm gia tăng nguy cơ tai nạn lao động. Ngoài ra, nếu gặp trời mưa, cành lá cây theo nước mưa cuốn trôi có thể làm tắc nghẽn rãnh thu thoát nước gập ngập úng khu vực khai trường khai thác, từ đó ảnh hưởng đến công suất và kinh tế của Chủ dự án.

Đối tượng chịu tác động: công nhân làm việc tại mỏ.

Phạm vi tác động: khu vực Dự án.

Thời gian tác động: giai đoạn khai thác Dự án.

b) CTR sinh hoạt

Căn cứ vào hoạt động thực tế của mỏ, ước tính khối lượng CTR sinh hoạt phát sinh trong giai đoạn khai thác mỏ như sau:

Với số lượng công nhân khoảng 12 người, thì khối lượng chất thải sinh hoạt có thể phát sinh là 3,6 kg/ngày (90 kg/tháng).

- Khu vực phát sinh: tại khu văn phòng điều hành của mỏ.

Báo cáo ĐTM Dự án: “Đầu tư XDCT khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”

- Thời gian: phát sinh hàng ngày.

Thành phần đặc trưng của CTR sinh hoạt được tổng hợp trong bảng sau:

Bảng 3.26: Thành phần đặc trưng của chất thải rắn sinh hoạt

Thành phần Mô tả

Chất thải có thể phân hủy sinh học

Rác hoa quả Vỏ hoa quả Thức ăn thừa Bánh, kẹo,...

Chất thải có thể tái sinh, tái sử dụng

Kim loại Can, vỏ lon nhôm, thiếc Thủy tinh Chai, ly

Nhựa có thể tái sinh Chai, túi dẻo trong

Giấy có thể tái sinh Khăn giấy, bao bì giấy, giấy in, giấy báo

Chất thải tổng hợp

Giấy không thể tái sinh

Khăn giấy ăn, khăn giấy nhà vệ sinh,...

Nhựa không thể tái

sinh Túi nhựa màu

Khác Mảnh gỗ, cát, bụi, cao su, vải,…

CTR sinh hoạt nếu không được thu gom đúng quy định sẽ chiếm chỗ khai trường khai thác, gây mất mỹ quan. Rác thải phân hủy dưới tác dụng của nhiệt độ và vi khuẩn gây ô nhiễm không khí, đất, nước, ảnh hưởng đến sức khỏe của công nhân tham gia khai thác. Ngoài ra, rác thải có thể bị cuốn trôi cùng nước mưa xuống hệ thống rãnh thu gom, tiêu thoát nước mưa của Dự án gây bồi lắng, tắc nghẽn, ô nhiễm nguồn nước. Đồng thời, rác thải không được thu gom là điều kiện cho các loài động vật gây hại phát triển (chuột, ruồi, muỗi), làm lây lan dịch bệnh cho công nhân làm việc tại mỏ và người dân thị trấn Tân Thanh sinh sống lân cận.

- Đối tượng chịu tác động: công nhân làm việc tại mỏ, người dân sinh sống lân cận.

Phạm vi tác động: Khu vực Dự án và lân cận.

Thời gian tác động: giai đoạn khai thác của Dự án.

c) Chất thải rắn công nghiệp

* Chất thải rắn công nghiệp thông thường

- Chất thải rắn công nghiệp không nguy hại tại mỏ: Mỏ không phát sinh đá thải nên gần như không có chất thải rắn công nghiệp.

- Bùn thải từ quá trình nạo vét hệ thống thu, thoát nước, hồ lắng + Hệ thống rãnh thoát nước lề đường:

Khu 2: chiều dài là: 248 m, rãnh có kích thước: mặt trên 0,7m, mặt dưới 0,4m, sâu 0,5m, chiều sâu nạo vét 0,2 m. Khối lượng bùn nạo vét là: 27 m3

+ Rãnh thu nước về hồ lắng khu 1: chiều dài là 220m, rãnh có kích thước: mặt trên 0,7m, mặt dưới 0,4m, sâu 0,5m, chiều sâu nạo vét 0,2 m. Khối lượng bùn nạo vét là: 24 m3

+ Rãnh thu nước về hồ lắng khu 2: chiều dài là 110m, rãnh có kích thước: mặt trên 0,7m, mặt dưới 0,4m, sâu 0,5m, chiều sâu nạo vét 0,2 m. Khối lượng bùn nạo vét là: 1,2 m3

+ Hồ lắng khu 1: Diện tích là 1000 m2. Chiều sâu nạo vét 0,5m. Khối lượng bùn nạo vét: 1000x0,5 = 500m3.

+ Hồ lắng khu 2: Diện tích 1000 m+2. Chiều sâu nạo vét 0,5m. Khối lượng bùn nạo vét: 1000x0,5 = 500m3.

→ Tổng khối lượng bùn nào vét là: 27m3 + 24m3 + 1,2m3 + 500m3 + 500m3 = 1.052,2m3.

Trong giai đoạn khai thác, định kỳ 1 năm, mỏ sẽ tiến hành nạo vét hồ lắng và hệ thống thu gom, thoát nước mưa tại khai trường.

* Chất thải công nghiệp nguy hại

Do khu mỏ ở gần trung tâm nên khi sửa chữa lớn Công ty sẽ phối hợp với các đơn vị chuyên ngành đóng trên địa bàn tỉnh hoặc phối hợp với các trung tâm bảo hành của các hãng để tiến hành kiểm tra, sửa chữa và thay thế các bộ phận khi hỏng hóc, hư hại. Dự án không có xưởng cơ khí, khu sửa chữa bảo dưỡng.

Tại khu vực dự án chỉ phát sinh lượng nhỏ tấm vải lọc dầu cầu rửa xe ước tính khoảng 5 kg/năm. Công ty sẽ thuê đơn vị chức năng vận chuyển và xử lý.

3.2.1.1.3 Tác động đến môi trường nước a) Nước mưa chảy tràn

Lượng mưa rơi trực tiếp vào mỏ được tính theo công thức 3.5 Khu 1 : Qm = 113500 x 0,6918 x 0,6= 47.112 m3/ngày

Khu 1 : Qm = 100000 x 0,6918 x 0,6= 41.508 m3/ngày

+ Diện tích dự án nằm trên đỉnh các quả đồi, hai bên không có đồi núi nào cao hơn khu vực thăm dò, nên lượng nước bên sườn chảy vào khu vực khai thác là không có.

Lượng chất bẩn tích tụ trong nước mưa theo thời gian xác định theo công thức 3.6. Kết quả tính trong giai đoạn khai thác:

Khu 1:

Lượng chất bẩn tích tụ lớn nhất vào mùa khô là: 2.508 – 2.525 kg;

Lượng chất bẩn tích tụ lớn nhất vào mùa mưa là: 2.307 – 2.485 kg.

Khu 2:

Lượng chất bẩn tích tụ lớn nhất vào mùa khô là: 2.176 – 2.190 kg;

Một phần của tài liệu Báo cáo dtm dự Án “Đầu tư xây dựng công trình khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng” tại xã cự nẫm và xã sơn lộc, huyện bố trạch, tỉnh quảng bình (Trang 119 - 136)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(316 trang)