3.2 Đánh giá tác động và đề xuất các biện pháp và công trình bảo vệ môi trường trong
3.2.2 Các công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, xử lý chất thải và biện pháp giảm thiểu tác động tiêu cực khác đến môi trường
3.2.2.1 Các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi a) Tại khu vực khai thác
Nhằm hạn chế bụi phát tán từ khu vực khai thác ra xung quanh theo hướng gió, Chủ đầu tư chủ động áp dụng các biện pháp giảm thiểu ô nhiễm bụi đến môi trường không khí như sau:
- Trồng cây xanh tại khu vực khai thác, tuyến đường vận chuyển để giảm thiểu bụi, cải thiện vi khí hậu. Cụ thể có thể trồng cây keo lá tràm, với mật độ trồng 2 cây/m2, khoảng cách giữa các cây là 3m.
+ Dự kiến trồng tại khu vực đất trống (khu vực ranh giới).
- Kiểm soát thời gian xe chạy, tốc độ chạy, dung tích chở;
- Che bạt cho xe khi vận tải, tưới đường, bảo dưỡng định kỳ xe và đường vận tải;
- Bố trí các nơi đỗ xe an toàn, hệ thống biển báo;
* Đánh giá biện pháp áp dụng:
Ưu điểm: Đơn giản, dễ thực hiện. Sẽ có nhiều lợi ích ngoài việc giảm thiểu bụi phát tán ra môi trường xung quanh như tạo bóng mát, chắn gió,…
Nhược điểm: Tốn nhiều chi phí (mua cây, chăm sóc cây) trong thời gian đầu nhưng sẽ có tác dụng đáng kể khi cây được 2-3 tuổi.
Mức độ khả thi: Đây cũng là biện pháp dễ áp dụng. Tuy nhiên, cây trồng chỉ giảm được phần nào lượng bụi phát tán, không hạn chế được bụi phát sinh tại nguồn. Khi cây xanh được trồng đầy đủ như dự kiến, sẽ giảm được các hạng mục thực hiện khi phục
Báo cáo ĐTM Dự án: “Đầu tư XDCT khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”
hồi, cải tạo môi trường say này.
b) Tại dọc tuyến đường vận chuyển
Các biện pháp để giảm thiểu phát sinh bụi từ quá trình vận chuyển như sau:
- Sử dụng ô tô có bồn phun nước (xe téc) phun nước hệ thống tuyến đường vận chuyển từ mỏ về nhà máy trong những ngày nắng, tần suất tưới nước trong mùa mưa là 2 lần/ngày, mùa khô là 4 lần/ngày.
- Bố trí cầu rửa xe: xịt rửa bánh xe trước khi ra ngoài khu vực khai thác để hạn chế đất cát bám vào bánh xe.
- Quy định xe vận chuyển sẽ che đậy kín thùng xe bằng bạt khi vận chuyển sét và đá kẹp về nhà máy.
- Quy định xe vận chuyển sẽ thực hiện đúng với tải trọng của xe.
- Công ty cam kết thường xuyên duy tu, sữa chửa, nâng cao chất lượng đường vận chuyển.
* Đánh giá biện pháp áp dụng:
- Ưu điểm:
+ Các biện pháp đều dễ áp dụng. Khi áp dụng các biện pháp này, nồng độ bụi phát sinh và phát tán ra môi trường giảm đáng kể.
+ Biện pháp trồng cây xanh ven đường có tác dụng cản bớt bụi từ mặt đường bốc lên, giảm tiếng ồn, giảm nhiệt độ.
- Mức độ khả thi: Cao. Chủ đầu tư có thể chủ động áp dụng.
3.2.2.2 Biện pháp giảm thiểu khí thải
Để giảm thiểu sự ô nhiễm do khí thải gây ra, Chủ đầu tư áp dụng các biện pháp sau:
- Điều phối xe tải ra vào hợp lý, tránh gây ách tắc trên đường vận tải trong và ngoài mỏ
- Sử dụng các thiết bị khai thác, vận tải, phương tiện thi công vẫn còn niên hạn sử dụng.
- Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì định kì các phương tiện, máy móc phục vụ cho hoạt động khai thác
* Đánh giá biện pháp áp dụng
Ưu điểm: Giảm thiểu được lượng lượng khí độc hại phát sinh rất nhiều
Nhược điểm: Các biện pháp trên chỉ giảm thiểu được tác động, nhưng không làm giảm tổng tải lượng khí thải phát sinh đối với toàn bộ dự án.
Lựa chọn: Công ty sử dụng các biện pháp trên.
3.2.2.3 Các công trình xử lý nước thải
a. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do nước mưa chảy tràn
Căn cứ vào lượng lưu tụ và các đặc điểm về địa chất – thủy văn để thoát nước
khai trường mỏ lựa chọn biện pháp thoát nước là thoát nước tự chảy.
Trong quá trình khai thác cần định hướng tạo mặt tầng và các rãnh thoát hướng về khu vực hồ lắng để thoát nước mưa khi cần thiết.
Hồ lắng khu 1 và khu 2 sẽ thu nước mưa chảy tràn từ khai trường khu 1 và khu 2 để nước lắng đọng nước trước khi chảy ra môi trường.
- Tại các tuyến đường vận chuyển khu 2, xây dựng các rãnh thoát nước có tiết diện hình thang kích thước: mặt trên 0,7m, mặt dưới 0,4m, sâu 0,5m.
- Xây dựng các rãnh thu nước từ các khai trường về hồ lắng, rãnh có kích thước mặt x đáy x cao tương đương 0,7m x 0,5m x 0,5m.
+ Rãnh thu nước về hồ lắng khu 1 với chiều dài là 220m, rãnh có kích thước mặt x đáy x cao tương đương 0,7m x 0,5m x 0,5m.
+ Rãnh thu nước về hồ lắng khu 2 với chiều dài là 11m, rãnh có kích thước mặt x đáy x cao tương ứng 0,7m x 0,5m x 0,5m.
- Hồ lắng được xây dựng để xử lý nước mưa chảy tràn qua khai trường.
+ Hồ lắng khu 1 được xây dựng ở phía tây bắc khu 1, thu gom nước mưa từ khai trường khu 1: Diện tích: 1000m2, dung tích chứa nước: 5000m3.
+ Hồ lắng 2 được xây dựng ở góc tây bắc khu 2, thu gom nước mưa từ khai trường khu 2: Diện tích: 1000m2, dung tích chứa nước: 3.500m3.
Tổng khối lượng nước mưa chảy tràn lớn nhất khu 1 là 47.112 m3/ngày, tổng dung tích chứa hồ lắng khu 1 là 5000 m3; lượng mưa chảy tràn lớn nhất khu 2 là 41.508 m3/ngày, tổng dung tích chứa hồ lắng khu 2 là 3500 m3. Trên thực tế, mỗi trận mưa chỉ diễn ra trong khoảng 1 đến 2h. Mặt khác, lượng nước mưa chảy tràn dự tính là lớn nhất tương đương với năm cuối khai thác. Thời gian nước lưu trong hồ lắng là 2-3 giờ.
Sơ đồ thoát nước:
Khu 1: Nước mưa → Hồ lắng khu 1 → nguồn tiếp nhận Sông Đào.
Khu 2: Nước mưa → Hồ lắng khu 2 → nguồn tiếp nhận Sông Đào.
Điểm thoát nước khu 1 có tọa độ: X = 1951486m; Y = 651621m Điểm thoát nước khu 2 có tọa độ: X = 1951593m; Y = 652027m
Nước trong khai trường khai thác được dẫn tự chảy theo hệ thống rãnh thu nước về các hồ lắng. Nước được giữ lại trong hồ lắng để lắng bùn cát, nước đạt loại B theo quy chuẩn QCVN 40:2011/BTNMT sẽ được tháo ra rãnh thoát nước tự nhiên đến sông Đào.
Để đảm bảo an toàn khi mưa to nhiều ngày gây chảy tràn kéo theo bùn đất từ khai trường ra môi trường dân sinh. Công ty áp dụng một số biện pháp sau:
- Nạo vét định kỳ các hồ lắng từ 1 lần/năm.
- Cải tạo hệ thống thoát nước và xử lý nước thải: khơi thông dòng chảy và nạo
Báo cáo ĐTM Dự án: “Đầu tư XDCT khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”
vét thường xuyên rãnh thoát nước dọc các đường vận chuyển và mương thoát nước.
- Vào mùa mưa, thường xuyên nạo vét kênh mương và hệ thống thoát nước của mỏ đảm bảo nước mưa chảy tràn không ảnh hưởng đến hoạt động canh tác lúa của người dân.
- Nạo vét rãnh thông thủy thoát nước tự nhiên từ hồ lắng ra mương thoát nước chung của địa phương.
- Tái sử dụng nước thu tại hồ lắng để tưới ẩm đá, tưới đường giảm bụi và tưới cây.
* Đánh giá biện pháp sử dụng:
Biện pháp đơn giản, đã được thực hiện xây dựng ở giai đoạn xây dựng cơ bản.
Biện pháp này sẽ thu gom được toàn bộ lượng nước mưa chảy tràn trên khu vực mỏ có nguy cơ ô nhiễm và được xử lý ô nhiễm đạt QCVN 40: 2011/BTNMT cột B trước khi thải ra môi trường.
b. Biện pháp khống chế ô nhiễm do nước thải sinh hoạt Nước thải sinh hoạt
+ Trên khai trường, khu vực nhà điều hành tiếp tục sử dụng nhà vệ sinh di động trong giai đoạn XDCB.
+ Định kỳ Chủ dự án sẽ thuê Công ty Dịch vụ Môi trường đô thị đến hút và mang đi xử lý theo quy định.
c. Nước từ quá trình xịt rửa bánh xe
Trước khi ra khỏi dự án, xịt rửa bánh xe và gầm xe. Nước thải này được thu vào bể lắng để lắng cặn, sau đó tái sử dụng rửa xe.
Quy trình: Nước thải lắng cặn ở ngăn 1 ngăn 2 để tách dầu chảy về ngăn cuối chứa nước sau xử lý bể chứa nước (được tuần hoàn phục vụ rửa xe).
3.2.2.4 Công trình, biện pháp thu gom, lưu giữ, quản lý, xử lý chất thải rắn
CTR thông thường và CTNH phát sinh trong quá trình hoạt động của Dự án sẽ tiếp tục được quản lý theo đúng quy định của pháp luật:
- Quản lý CTR theo đúng quy định của văn bản hợp nhất số 09/VBHN-BTNMT ngày 25 tháng 10 năm 2019 Nghị định về quản lý chất thải và phế liệu.
a. Sinh khối thực vật
- Thực hiện phương án khai thác đến đâu phát quang đến đấy.
- Bố trí khu vực tập kết sinh khối tại các diện ngừng khai thác và bên cạnh các tuyến đường vận chuyển để thuận tiện cho việc thu gom, vận chuyển sinh khối. Lượng thưc vật phát quang cho người dân xung quanh làm củi đun nấu. Khối lượng còn lại Công ty sẽ thuê đơn vị có chức năng thu gom và xử lý theo đúng quy định.
- Đánh giá tính khả thi: các biện pháp đề xuất phù hợp, đơn giản, dễ thực hiện.
- Không gian áp dụng: khu vực mỏ.
- Thời gian áp dụng: trong quá trình khai thác mỏ b. Biện pháp giảm thiểu CTR sinh hoạt
Tiếp tục thực hiện các biện pháp giảm thiểu đã đề xuất trong giai đoạn XDCB - Lưu giữ rác trong các thùng chưa có nắp đậy, sử dụng thùng chứa loại 60 lít trong giai đoạn XDCB. Bố trí 02thùng ở khu điều hành, 01 thùng trên khai trường khu 1 và 01 ở khai trường khu 2.
- Tiến hành phân loại rác thải.
Nguồn thải này được Công ty vệ sinh môi trường địa phương thu gom và xử lý.
Ưu điểm: Khống chế được chất thải rắn ngay tại nguồn phát sinh.
Mức độ khả thi: Có mức độ khả thi cao, cần hợp đồng với đơn vị có chức năng thu gom vận chuyển chất thải mang đi xử lý.
d. Biện pháp giảm thiểu ô nhiễm do chất thải nguy hại
Tại khu vực dự án chỉ phát sinh lượng nhỏ tấm vải lọc dầu cầu rửa xe ước tính khoảng 5 kg/năm. Bố trí 01 thùng phuy 200 lít, tại kho chứa CTNH, diện tích 4m2, nền láng xi măng, tường quây tôn, mái tôn, được bố trí cạnh bể tách dầu 3 ngăn để thu gom có nắp đậy và dán nhãn theo quy định. Công ty sẽ thuê đơn vị chức năng vận chuyển và xử lý theo quy định.
3.2.2.5 Giảm thiểu ô nhiễm tiếng ồn, rung động do hoạt động của máy móc thiết bị tại mỏ
- Trang bị nút tai, mũ chụp cho toàn bộ công nhân tham gia khai thác mỏ.
- Làm việc đúng thời gian quy định 1 ca/1 ngày luân phiên và 8h/1 ca.
- Sử dụng máy móc, thiết bị hiện đại, còn niên hạn sử dụng
- Hạn chế sử dụng cùng một lúc trên công trường nhiều máy móc, thiết bị thi công gây độ ồn lớn để tránh tác động cộng hưởng tiếng ồn, rung.
- Các phương tiện vận chuyển không chở quá khối lượng cho phép; chạy đúng tốc độ quy định.
- Bộ phận kỹ thuật của mỏ thường xuyên kiểm tra tình trạng hoạt động của các trang thiết bị, kiểm tra độ mòn chi tiết. Thường xuyên bảo dưỡng, bảo trì, thay thế các chi tiết hư hỏng kịp thời.
- Để giảm thiểu tác động của tiếng ồn đến khu vực xung quanh, Công ty bố trí cho mỏ hoạt động theo đúng thời gian quy định (khoản 1 điều 68, điều 69 của Luật Lao động).
- Bố trí thời gian lao động thích hợp, hạn chế tối đa số lượng công nhân có mặt tại nơi có tiếng ồn cao.
- Tiến hành gia cố, sửa chữa tại vị trí các tuyến đường vận chuyển bị hư hỏng, tạo điều kiện cho các xe vận chuyển hoạt động tốt nhất, giảm được ồn rung do xóc.
- Đánh giá tính khả thi: các biện pháp đề xuất phù hợp, đơn giản, dễ thực hiện.
Báo cáo ĐTM Dự án: “Đầu tư XDCT khai thác quặng laterit làm phụ gia xi măng tại xã Cự Nẫm và xã Sơn Lộc, huyện Bố Trạch, tỉnh Quảng Bình”
- Không gian áp dụng: khu vực mỏ
- Thời gian áp dụng: trong quá trình khai thác mỏ.
3.2.2.6 Các biện pháp giảm thiểu tác động đến môi trường khác
a.. Biện pháp giảm thiểu tác động tới địa hình, địa mạo, cảnh quan
- Khoanh vùng, cắm mốc giới khu mỏ theo đúng văn bản pháp lý giao đất và giấy phép khai thác để thuận tiện trong quản lý và có về trách nhiệm về pháp lý cũng như các vấn đề về môi trường và hoàn thổ sau khi Dự án đi vào hoạt động.
- Thực hiện khai thác đến đâu phát quang đến đấy, chỉ tiến hành phát quang trên diện tích khai trường sẽ khai thác.
- Thực hiện khai thác theo đúng trình tự khai thác, công nghệ và phương pháp khai thác đã được phê duyệt, đảm bảo độ cao, độ rộng, góc nghiêng tầng kết thúc khai thác theo thiết kế.
- Kiểm soát chặt chẽ việc thải bỏ các loại chất thải phát sinh trong giai đoạn khai thác bao gồm bụi, khí thải, nước thải, chất thải rắn thông thường và CTNH.
- Bố trí hệ thống thu gom, xử lý nước mưa để hạn chế hiện tượng xói mòn, rửa trôi đồng thời giảm thiểu lan tràn ô nhiễm trên diện rộng.
- Ký quỹ và thực hiện chương trình cải tạo, phục hồi môi trường sau khi kết thúc khai thác theo đúng quy định của Nhà nước để đưa khu mỏ trở lại gần nhất với hiện trạng ban đầu.
Đánh giá tính khả thi: các biện pháp đề xuất phù hợp, đơn giản, dễ thực hiện.
Không gian áp dụng: khu vực mỏ.
Thời gian áp dụng: trong quá trình khai thác mỏ.
b. Biện pháp giảm thiểu tác động tới kinh tế - xã hội khu vực
- Tiếp tục tuyển dụng công nhân là người địa phương làm việc tại mỏ, tạo công ăn việc làm và thu nhập ổn định.
- Tăng cường công tác quản lý và đảm bảo an ninh xã hội tại khu mỏ.
- Thực hiện đúng nghĩa vụ về thuế và các phúc lợi xã hội đối với địa phương.
- Khai báo tạm trú, tạm vắng cho công nhân là người từ nơi khác đến với chính quyền địa phương thị trấn Tân Thanh và xã Liêm Sơn để cùng phối hợp quản lý.
- Bổ sung các biển báo tại khu vực khai thác để tránh người dân địa phương ra vào khu mỏ nhằm hạn chế xảy ra tai nạn, ảnh hưởng đến sức khỏe và tính mạng.
- Bố trí lịch khai thác và vận chuyển hợp lý để điều phối số lượng xe ra vào khu mỏ cũng như tham gia di chuyển trên các tuyến đường tại địa phương; đồng thời kiểm soát trọng tải các xe vận chuyển để giảm thiểu va chạm, tai nạn giao thông trên các tuyến đường.
- Thu gom, xử lý các loại chất thải phát sinh trong giai đoạn khai thác theo đúng quy định của địa phương để hạn chế tác động tiêu cực tới môi trường không khí, nước
mặt, nước ngầm, đất, từ đó giảm thiểu tác động tới sức khỏe người dân địa phương sinh sống lân cận khu mỏ.
- Tuyên truyền, phổ biến, hướng dẫn và giám sát CBCNV tham gia khai thác mỏ về an toàn lao động, bảo vệ môi trường và phòng tránh, ứng phó rủi ro sự cố.
Đánh giá tính khả thi: các biện pháp đề xuất phù hợp, đơn giản, dễ thực hiện.
Không gian áp dụng: khu vực mỏ.
Thời gian áp dụng: trong quá trình khai thác mỏ.
c. Biện pháp giảm thiểu tác động đến hoạt động giao thông
- Các xe vận chuyển đá sét và đá kẹp được sử dụng trong giai đoạn khai thác còn niên hạn sử dụng và chở đúng trọng tải cho phép.
- Phối hợp với các đơn vị khai thác trong khu vực đảm bảo an toàn giao thông trong quá trình vận chuyển, không hoạt động vận chuyển vào giờ cao điểm (trường học gần khu vực dự án tan học).
- Bố trí công nhân thực hiện quét dọn tuyến đường vận chuyển trong trường hợp vận chuyển làm rơi vãi đất đá để hạn chế trơn trượt.
- Bố trí 01 cán bộ điều hành xe ra vào khu mỏ tại mỗi ca làm việc.
- Thường xuyên cải tạo tuyến đường vận chuyển trong và ngoài mỏ: thu dọn đất rơi vãi và tiến hành trồng dặm (30%) cây chết.
- Tuyên truyền, hướng dẫn cho CBCNV làm việc tại mỏ về Luật An toàn giao thông.
- Thường xuyên kiểm tra, bảo dưỡng các xe vận chuyển tại dự án.
Đánh giá tính khả thi: các biện pháp đề xuất phù hợp, đơn giản, dễ thực hiện.
Không gian áp dụng: khu vực mỏ.
Thời gian áp dụng: trong quá trình khai thác mỏ.
d. Biện pháp giảm thiểu tác động tới hệ sinh thái và đa dạng sinh học khu vực - Chỉ tiến hành phát quang trên phần diện tích còn lại của mỏ theo ranh giới đã được cấp phép khai thác.
- Tuyên truyền, phổ biến kiến thức về bảo tồn đa dạng sinh học cho công nhân làm việc tại mỏ.
- Nghiêm cấm công nhân làm việc tại mỏ thực hiện chặt phá rừng tại các khu vực lân cận Dự án. Trong trường hợp phát hiện được, có hình thức xử lý nghiêm để cánh cáo, răn đe đối với công nhân vi phạm.
- Xây dựng phương án cải tạo, phục hồi môi trường theo quy định để trình cơ quan chức năng phê duyệt và cam kết thực hiện hoàn nguyên khi kết thúc khai thác mỏ.
Đánh giá tính khả thi: các biện pháp đề xuất phù hợp, đơn giản, dễ thực hiện.
Không gian áp dụng: khu vực mỏ.
Thời gian áp dụng: trong quá trình khai thác mỏ.